Stack Transition: Hành trình đập đi xây lại

Theo số liệu mới nhất từ EsomarAppinventiv, cứ mỗi 24 giờ trôi qua, Apple App Store và Google Play Store sẽ chào đón sự ra đời của hơn 5,000 mobile app mới. Nhưng, tiếc là, cùng thời điểm đó, người ta cũng chứng kiến hơn 4,000 “đứa con tinh thần” của các nhà phát triển “bay màu” khỏi hai cửa hàng ứng dụng lớn nhất hành tinh. Nhìn vào các con số để thấy, cuộc chiến sinh tồn của các mobile app vốn không phải một cuộc chiến giản đơn. 

May mắn thay, sau hơn 10 năm phát triển, PhotoStudy của Got It – ứng dụng kết nối học sinh, sinh viên cần gỡ rối bài tập STEM với chuyên gia tức thì vẫn bảo toàn cho mình một vị thế riêng, không ngừng hỗ trợ hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Từng là ứng dụng “made in Vietnam” xếp thứ 2 trong bảng xếp hạng ứng dụng Giáo dục – App Store Mỹ, trong suốt hành trình của mình, PhotoStudy đã giải quyết hơn 3,000,000 lượt câu hỏi được đặt ra bởi hơn 1,000,000 người dùng. Sản phẩm của Got It cũng được hơn 250 đối tác là các trường đại học, cao đẳng lớn ở Mỹ trao gửi niềm tin, lựa chọn làm “bạn đồng hành” trên con đường tìm kiếm tri thức của hàng trăm nghìn sinh viên tại đất nước xứ cờ hoa. Và đến nay, dù đã có tuổi đời nhất định trên thị trường, PhotoStudy vẫn liên tục xuất hiện trong danh sách các ứng dụng giáo dục được người dùng Mỹ yêu thích. 

Bản đồ các trường ĐH sử dụng PhotoStudy

Nhưng đến năm 2021, đúng thời điểm “đứa con tinh thần” tròn 10 tuổi, Got It đã quyết định triển khai dự án “đập đi xây lại” PhotoStudy, hay còn gọi là dự án Stack Transition.

Với một ứng dụng đang có vị thế riêng và một hệ sinh thái khách hàng lớn mạnh, tại sao PhotoStudy lại cần “đập đi xây lại”? Hành trình này có ý nghĩa như thế nào với tương lai của “chú ngựa ô trong mảng giáo dục” nhà Got It?

Stack Transition Heading 1

Sau 8 năm chính thức tung ra thị trường và gần 10 năm được thai nghén, phát triển, hệ thống code của PhotoStudy tồn tại một số vấn đề không nhỏ, mà đơn cử là những dòng code thừa. Có những tính năng mình code xong, thử chạy trong 1 tuần là đã bị gỡ xuống. Tính năng thì đã bị gỡ, nhưng những dòng code “vô dụng” ấy vẫn nằm lại ở đó.” – Anh Hải Cao, người trực tiếp xây dựng PhotoStudy từ những ngày đầu vừa cười vừa kể lại. 

Là một startup, Got It đã có rất nhiều lần thử sai để liên tục đưa ra những tính năng mới, cạnh tranh được với thị trường và phục vụ tốt cho nhu cầu của người sử dụng. Chỉ là, đương nhiên, không phải lần thử nào cũng cho ra kết quả tích cực. Và với guồng quay nhanh, mạnh mẽ của một startup công nghệ, các Engineer của team cũng khó có thể cẩn thận, tỉ mỉ “xoá sổ” những dòng code ấy.

Bên cạnh đó, khi các sản phẩm khác của Got It như ExcelChat hay Conversational AI được phát triển bằng Python và JavaScript – hai trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay, thì PhotoStudy lại sử dụng PHP – một ngôn ngữ đã từng rất phổ biến nhiều năm trước, nhưng đang dần mất đi vị thế vốn có. Việc tuyển dụng được các kỹ sư làm sản phẩm giỏi có kinh nghiệm lập trình PHP cũng gặp nhiều trở ngại vì thị trường hẹp.

Stack Transition - Chia sẻ của Frank

“Bản thân việc chưa thống nhất được về tech stack cũng gây ra một số cản trở nhất định cho sự phát triển của PhotoStudy. Ví dụ, khi đột xuất có một release lớn cần nhiều Software Engineer tham gia, các bạn đang code Python hay JavaScript sẽ không thể nhảy sang hỗ trợ và code PHP ngay được. Việc quy về cùng một tech stack sẽ giúp team dễ dàng tập trung nguồn lực, giúp PhotoStudy có thể trở mình mạnh mẽ hơn.”Frank, Technical Product Manager (TPM) của PhotoStudy bộc bạch. 

Sau quá trình ấp ủ, cân đối lợi – hại, cuối cùng, team PhotoStudy quyết định triển khai một dự án dài hơi, chuyển đổi toàn bộ code của một hệ thống đồ sộ được xây dựng suốt 10 năm từ PHP sang Python và JavaScript. Đối với cả ban lãnh đạo của Got It thì đây cũng là một quyết định khó khăn vì khi đã tập trung vào Stack Transitioning thì việc đưa ra cách tính năng mới hoặc mở rộng các tính năng sẵn có phục vụ cho các hoạt động kinh doanh phải tạm dừng lại trong một thời gian khá dài. Nhưng quyết định này mới chỉ là điểm khởi đầu của hành trình gian nan, bởi việc viết lại một hệ thống 10 năm tuổi chỉ trong thời gian ngắn (3-6 tháng) là điều không hề dễ dàng. 

Tanuj, Product Manager của sản phẩm PhotoStudy, chia sẻ: “Stack Transition – The words sounded daunting to the engineering team, yet I naively believed that it would be a giant copy paste exercise. Once the work began, we all realized what it involved. We were re-building the entire product using better frameworks, technology and design. This wasn’t just going to be a copy-paste to a different back end, it was going to be a brand new product. As a PM, I was excited about the new technology but nervous about the amount of work involved.” (Tạm dịch: Stack Transition là hai từ mang lại nhiều ám ảnh cho team Engineering. Ấy vậy mà, ban đầu, tôi đã từng ngây thơ nghĩ rằng project này chỉ là một bài tập “copy – paste” khổng lồ mà thôi. Chỉ đến lúc bắt tay vào việc, chúng tôi mới nhận ra mọi thứ thách thức thế nào. Chúng tôi phải sử dụng công nghệ, thiết kế và các framework tốt hơn để xây dựng lại toàn bộ sản phẩm. Đây không phải câu chuyện copy-paste sang hệ thống backend khác, mà gần như là một sản phẩm mới vậy. Với vai trò của một PM, tôi rất hứng thú với việc sử dụng các công nghệ mới, nhưng cũng cực kỳ lo lắng khối lượng công việc cả team phải xử lý.)  

Stack Transition - Chia sẻ của Tanuj
Stack Transition Heading 2

“Trong suốt 4 năm gắn bó với team, Stack Transition có thể được coi là release có quy mô lớn nhất mà chị tham gia, với rất nhiều mơ hồ và lạc lối ở thời điểm ban đầu.”Samsam, QA Lead của Stack Transition, tâm sự. 

Câu chuyện chuyển đổi của PhotoStudy không chỉ xoay quanh ứng dụng trên điện thoại thông minh của các bạn học sinh, sinh viên mà còn động tới rất nhiều portal (hay còn gọi là web application) khác của các expert, admin hay auditor (người kiểm định chất lượng expert), cũng như những engine được Got It đặc biệt phát triển như routing, ranking. 

Để team bớt “ngợp” với một release đồ sộ, các team lead đã quyết định chia Stack Transition thành rất nhiều release con, tuy nhỏ nhưng vẫn khá “lớn”. Ở mỗi release, cả team sẽ tập trung vào giải quyết một phần của hệ thống. Khi tất cả các release hoàn thành cũng là lúc team chúng mình có thể mở tiệc ăn mừng cho những nỗ lực chẳng mệt mỏi của tất cả các thành viên. 

Chỉ là, con đường này không hề trải hoa hồng.

Stack Transition - Lộ trình hoàn thành Stack Transition

“Nếu hỏi anh team nào “khổ” nhất trong vụ này, thì anh chẳng biết trả lời thế nào đâu, vì quả thật, team nào cũng khổ.” – Frank cười nói. 

Thực sự, trong dự án Stack Transition, cái khổ chẳng bỏ qua một ai. Anh Hải Cao, với 10 năm gắn bó cùng sản phẩm, vô tình trở thành một trong những thành viên phải “nói” nhiều nhất trong dự án lần này. Người hiểu sản phẩm nhất, hiểu các dòng code hiện tại trong hệ thống nhất chính là anh, nên những câu hỏi để xác nhận các tính năng được xây dựng từ tận ngày xửa ngày xưa giờ đổ dồn hết một mối.

Hay như với Ray, QA Engineer non trẻ, cũng cực kỳ bỡ ngỡ khi lần đầu tiên phải làm việc với một team siêu “bự”: “Ngày trước em làm các release thì chỉ có khoảng 4-5 Engineer và 3-4 bạn trong team QA thôi, nhưng với release đợt này thì em phải làm việc với hơn 20 người, từ Engineer, QA, đến các anh chị Customer Support, Operations vì các anh chị cũng hỗ trợ test nữa. Ban đầu, em gặp khá nhiều vấn đề trong việc giao tiếp và làm việc với mọi người.”

Khó khăn của Ray cũng là khó khăn mà các thành viên trong team PRO – team phát triển sản phẩm ExcelChat – đối mặt. Để kịp tiến độ team Stack Transition đề ra, team PRO đã tạm dừng các hoạt động phát triển ExcelChat hiện thời, nhảy sang xây lại hệ thống cùng team PhotoStudy. Vốn đã quen với cách làm việc trong nội bộ team, nên hồi đầu mới làm cùng team mới, các bạn dễ có phần lúng túng và mất tự tin. 

“Ngày trước làm với team PRO, vì mọi người làm quen với nhau rồi, mọi thứ đều rất trơn tru và mượt, nên anh rất an tâm. Nhưng lần này làm cùng team Study, anh và mọi người phải làm việc với các thành viên mà mình ít làm việc cùng, rồi quy trình làm việc cũng có sự khác biệt, nên ban đầu khá lo lắng”, Will, Backend Engineer, tâm sự. 

Khó khăn nối tiếp khó khăn. Những hòn đá cản đường còn được nối dài với những chông chênh của team Mobile – PhotoStudy. Đã mất công “xây lại”, Got It quyết định “chơi lớn”, quyết định từ bỏ native application được xây dựng từ trước đó sang sử dụng một ứng dụng mới được phát triển trên nền tảng framework React Native.

Stack Transition Robert Sharing

Đây là một hướng đi mạo hiểm nhưng phù hợp với tương lai team. Các Frontend Engineer tại Got It với kinh nghiệm code ReactJS sẽ được thử sức code mobile app sử dụng React Native (một framework khá tương đồng), từ đó, tạo điều kiện cho đội ngũ tham gia code mobile được luân chuyển và mở rộng dễ dàng hơn khi cần. Đồng thời, framework này cũng sẽ giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức của các bạn Software Engineer. Khi sử dụng React Native, team Mobile sẽ chỉ cần cập nhật 1 code base cho cả hai bản (iOS và Android), thay vì hai code base riêng lẻ như trước. 

Nhưng quyết định này cũng đồng nghĩa, team Mobile sẽ có rất nhiều lính mới, với rất nhiều sự “thiếu thốn” kể cả về mặt kinh nghiệm và kiến thức. 

Thời điểm đó, Robert, Frontend Engineer kỳ cựu của team Conversational AI được điều chuyển sang team PhotoStudy để đảm nhiệm trọng trách Mobile Lead. Quyết định ấy có phần gây bất ngờ cho chàng cựu du học sinh Mỹ: “Anh không hề dự tính hay chuẩn bị trước để nhận lấy vai trò này. Tuy nhiên, nhờ một phần kinh nghiệm làm mobile app trong quá khứ, đặc biệt là hồi làm Giúp tôi! (ứng dụng kết nối nhân viên y tế với bệnh nhân COVID-19 tức thì), anh quyết định nắm lấy cơ hội và thử sức dẫn dắt các bạn trong team. Dù có nhiều cái mới chưa làm bao giờ, bản thân anh cũng chưa phải quá hiểu sản phẩm, nhưng với sự hỗ trợ nhiệt tình của mọi người, anh dần tin là bọn anh có đủ sức để vượt qua cửa ải này.” 

Ngoài ra để hỗ trợ được việc chuyển đổi từng phần, toàn bộ kiến trúc hạ tầng của nền tảng cũng được thiết kế lại. Team DevOps do anh Nguyễn Hồng Vũ, một cây đa cây đề đặt nền móng và viết nên những dòng code đầu tiên của Got It, dẫn dắt đã chuyển kiến trúc của Got It từ monolithic sang microservices. Tuy phải vất vả, thay đổi từ cách cài đặt hệ thống phần cứng tới cách viết code nhưng kiến trúc này đã giúp các kỹ sư Got It làm được một việc không tưởng: Thay đổi các thành phần của hệ thống cũ bằng hệ thống mới trong khi dịch vụ của Got It vẫn chạy như thường để phục vụ người dùng. Nói cách khác, việc này giống như bạn có thể thay lốp xe kể cả khi xe đang chạy. Anh Vũ tâm sự: “Thực ra lúc làm phần này team DevOps phải chịu một áp lực rất lớn. Mình không chuyển cũng ‘đứt’, mà chuyển không cẩn thận, làm sập hệ thống khi người dùng toàn cầu đang sử dụng thì cũng ‘đứt’ luôn.” 

Stack Transition Heading 3

“Khổ” là vậy, nhưng những hòn đá ngáng đường ban đầu vẫn chưa phải là tất cả những gian nan đội ngũ thực hiện Stack Transition gặp phải. 

“Đáng nhớ nhất với anh là lúc làm Expert Portal, bởi hồi đó team QA bọn anh gặp rất nhiều vấn đề. Hệ thống được phát triển từ nhiều năm về trước quá lớn, nên team sẽ khó mà hiểu sản phẩm được 100%. Cuối cùng, bọn anh đã bị sót mất một số test case. Mà em biết đấy, sót test case thì chất lượng sản phẩm của mình sẽ dễ đi xuống, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.” Kay, QA, chia sẻ. 

Xây dựng được bộ test case phù hợp, đầy đủ và chỉn chu để test một hệ thống đã có lịch sử 10 năm tuổi là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Có nhiều test case đã được xây dựng trong quá khứ nhưng lại không hoàn thiện so với quy chuẩn hiện tại. Có một số tính năng được phát triển, nhưng lại không được sử dụng trong thời gian dài, rơi vào quên lãng. Tất cả khiến Samsam và Kay, những người lead team QA của Stack Transition, đau đầu xử lý. Không chỉ có team QA, mà bản thân TPM của sản phẩm là Frank cũng phải vất vả với câu chuyện Beta Testing cho release của mobile app: “Hiện tại app của mình vẫn hoạt động ổn, nên yêu cầu tối thượng của mình trong Stack Transition không phải là xây tính năng mới mà là: Đảm bảo trải nghiệm của người dùng ở app viết bằng stack mới không có quá nhiều thay đổi so với trải nghiệm ở app cũ. Nhưng để làm được điều đó, team phải thực hiện Beta Testing với quy mô lớn, một quy mô mà anh chưa thử sức lần nào. Lúc chưa bắt tay vào làm, anh còn có suy nghĩ ngây thơ là mọi thứ đơn giản như những lần trước thôi (cười). Nhưng chỉ khi bàn thảo với anh Hùng, anh mới biết việc làm Beta Testing với cả nghìn user là không hề ngon ăn.”

Như để tăng thêm phần áp lực cho cả team, hành trình viết lại PhotoStudy mobile app cũng gập ghềnh không kém khi số bug được team QA báo đạt ngưỡng 700. Đây là một con số khó tưởng. Bởi, thông thường, ở một release có quy mô vừa, Got It-ians thường chỉ nhìn thấy con số 20, 50. Nếu có release nào to, con số ấy mới đạt được mốc 100. 

“Ngày ngày nhìn số bug tăng lên, rồi chạm con số 700, với vai trò là người lead, đương nhiên anh không thể không buồn. Nhưng đây cũng là điều team anh đã dự báo được. Bọn anh chưa phải quá lão làng với React Native, trong khi thời gian team bắt tay triển khai lại khá hạn hẹp. Thế nên, mọi người chỉ là buồn tạm thời chứ không nản chí.” – Robert tâm sự. 

Quả thực, dù mệt, dù áp lực, nhưng chuyện vui nhất với team chúng mình trong những ngày làm Stack Transition là thấy cả team cùng nhau nỗ lực, cùng nhau tiến lên. Ai ai cũng miệt mài và nhiệt huyết, đúng tinh thần của một startup làm sản phẩm: Làm tất cả để “đứa con” của mình hoàn thiện nhất, tạo ra nhiều giá trị nhất cho cộng đồng.

“Anh nhớ nhất một bức ảnh được Chi (QA Engineer) chụp vội lúc 6 giờ tối trong đợt làm Auditor Portal. Lúc đấy, anh Frank vừa ra cửa đợi thang máy để tan làm về nhà, thì anh Hải cầm tờ giấy hộc tốc chạy ra. Lấy tường làm bàn, anh Hải viết vội mấy điểm để xác nhận tính năng với TPM. Thế là một cuộc họp “nhẹ” đã được diễn ra ngay ngoài hành lang, khi chỉ có mình anh Frank đi giày, còn mọi người đều đi chân đất (cười).” – Will tủm tỉm kể. 

Thời gian vốn là một tài sản cực kỳ quý giá của startup, đặc biệt là với trường hợp của bản thân team PhotoStudy. Đội ngũ làm Stack Transition phải chạy đua từng phút từng giây. Bởi, nếu không hoàn thiện dự án này trong thời gian ngắn, team sẽ không thể tập trung phát triển những tính năng mới, nâng cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người dùng. 

Để kịp với lịch trình đề ra, có những ngày thứ 7, Chủ Nhật, các thành viên team Engineer phải kéo nhau tụ tập, cùng sửa bug trên văn phòng, còn team QA thì ngồi tại nhà, test sản phẩm từ xa. Có những thời điểm, chúng mình thấy Got It-ians vò đầu bứt tai vì gặp những chú bug siêu khó, debug mãi cả tuần chẳng xong. Cũng có những hôm phòng họp sáng đèn đến tận 9, 10 giờ tối, vì cả team phải căng não tìm kiếm giải pháp để cải thiện performance của hệ thống mới vừa viết lại.  

Nhưng những áp lực, gian nan ấy không hề hấn gì với tinh thần sục sôi của một startup. 

“Mọi người hay hỏi tớ: Nhìn thấy con số 700 con bug của đợt release mobile app đấy, tớ có sợ không?. Tớ bảo tớ không sợ (cười). Danh sách bug dài thật đấy, nhưng tớ tin vào khả năng của các Software Engineer nhà mình. Ngày ngày thấy mọi người nỗ lực để hạ gục được bao nhiêu con bug, số test case passed tăng lên, thì chiếc list bug kia cũng dần ngắn lại.” – Katie bộc bạch. 

Sau những ngày tháng vất vả, giờ đây, chúng mình đã có thể mừng vui liên hoan khi cả team đã đạt được hết những mục tiêu và cột mốc đề ra. 3 giờ chiều ngày 10 tháng 6 năm 2022, mobile app mới của PhotoStudy đã được đưa lên App Store và Play Store sau gần 6 tháng phát triển. Đến nay, ứng dụng liên tục ghi nhận các trải nghiệm tích cực từ người dùng. Phiên bản mới vận hành mượt mà, không có lỗi hay khác biệt gì tiêu cực so với người tiền nhiệm đã tròn 8 năm tuổi.

Bên cạnh mobile app, các portal của expert, admin, auditor cũng được “nâng cấp” với giao diện mới hiện đại và dễ sử dụng hơn. Hệ thống Backend, sau quá trình viết lại và bổ sung những tính năng mới, đã có performance tốt hơn, sẵn sàng cho một tương lai bùng nổ mạnh mẽ của PhotoStudy.  

“Sau hai năm đại dịch với những buổi học tại nhà, chính phủ Mỹ ghi nhận rất nhiều học sinh, sinh viên đang phải đối mặt với vấn đề hổng kiến thức. Đây cũng chính là cơ hội mở ra cho hệ sinh thái của PhotoStudy, gia tăng số người dùng, nâng cao tiềm năng hợp tác. Bởi, sản phẩm của team mình có thể hỗ trợ các bạn học sinh, sinh viên gỡ rối, hiểu bài và mở rộng vốn kiến thức một cách hiệu quả và nhanh chóng.” – anh Hùng, Founder của Got It tâm huyết chia sẻ với cả team trong buổi họp All-hands toàn công ty. 

Thành quả là thế, nhưng khi nhắc đến Stack Transition, chúng mình không thể không kể đến một hành trình với lắm gian nan, chông gai và bỡ ngỡ thuở ban đầu. Chỉ là, may mắn thay, khi mạnh mẽ đi qua hành trình đó, mỗi Got It-ian đều như được “nâng cấp”. 

“Tuy vất vả, nhưng em thấy Stack Transition đúng là một cơ hội tốt để cả team hiểu hơn về sản phẩm. Đi qua hết test case của từng release, em có thể tự tin là hiện giờ mình đã nắm chắc, hiểu rõ sản phẩm rồi. Đúng kiểu vừa đi qua một chương trình training cao cấp mà miễn phí ạ!” – Ray hào hứng kể.   

Người hiểu sản phẩm hơn. Người gia tăng khả năng chịu áp lực. Người cải thiện kỹ năng teamwork. Người được tôi luyện để dần trở thành một leader xuất sắc. Mỗi chúng mình đều trở thành một phiên bản tốt hơn của bản thân, sau hành trình 180 ngày vất vả. Và quan trọng nhất là bây giờ PhotoStudy đã có một stack mới mẻ hiện đại có khả năng mở rộng cao và có một team thực sự nắm chắc sản phẩm cũng như công nghệ để sẵn sàng cho các thử thách mới của Got It trong việc chinh phục thị trường.

Như Jesse Owens, vận động viên huyền thoại người Mỹ gốc Phi, từng chia sẻ: 

“We all have dreams. But in order to make dreams come into reality, it takes an awful lot of determination, dedication, self-discipline, and effort.” (tạm dịch: Chúng ta đều mang trong mình những giấc mơ. Nhưng để biến những giấc mơ đó thành hiện thực, ta cần phải cực kỳ quyết tâm, nhiệt huyết, kỷ luật và nỗ lực hết mình.)

Chúng mình mong rằng, những nỗ lực và nhiệt huyết của hiện tại, sẽ giúp cho cả team sớm đạt được ước mơ chung: PhotoStudy, đứa con tinh thần – sản phẩm chúng mình dày công xây dựng, sẽ được đồng hành cùng các học sinh, sinh viên trên toàn thế giới trong công cuộc học hỏi và trau dồi kiến thức. 

Để rồi, trên chặng đường vươn tới giấc mơ tươi đẹp ấy, chúng mình sẽ cùng nhau trưởng thành, tiến bước, cùng nhau vượt qua chông gai.  

———-

Nếu bạn muốn thử sức với PhotoStudy và cùng chúng mình chinh phục ước mơ lớn của hiện tại, hãy tìm hiểu thêm các cơ hội nghề nghiệp tại Got It và ứng tuyển ngay nếu chúng mình có thể là một “match” với nhau nhé!

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
September 30, 2022
Share this post to:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
IELTS 7.0 và những nỗ lực bứt phá không ngừng

IELTS 7.0 và những nỗ lực bứt phá không ngừng

“Một năm rưỡi đầu tiên ở Got It, tôi tự ti kinh khủng.” Từ cậu intern part-time rụt rè, đầy tự ti về tiếng Anh và kỹ năng cứng, sau gần năm năm ở Got It, Jon đã trở thành một Backend Engineer nhiệt huyết và chỉn chu của team, một anh mentor tận tâm […]
Zero-to-one: Kyle và hành trình chinh phục giấc mơ lập trình viên chuyên nghiệp tại Got It

Zero-to-one: Kyle và hành trình chinh phục giấc mơ lập trình viên chuyên nghiệp tại Got It

Q: Xin chào Kyle, anh có thể chia sẻ với Got It E-Magazine về cơ duyên đã khiến anh biết đến Got It không? K: Bản thân anh cũng là một người rất thích tìm hiểu về mảng công nghệ và vào thời gian rảnh rỗi anh cũng tự tìm tòi ngồi học code (cười). […]
Về nhà ăn Tết – Tết trong tôi là …

Về nhà ăn Tết – Tết trong tôi là …

Gần Tết, phố xá tấp nập, không khí rộn ràng khiến lòng người thêm nô nức. Vào thời điểm này, không chốn nào có thể náo nhiệt hơn là bến xe, sân bay – nơi có những người con xa quê đang khấp khởi trở về nhà. Got It cũng có nhiều thành viên sống […]
Hành động nhỏ – Ảnh hưởng lớn

Hành động nhỏ – Ảnh hưởng lớn

Bạn biết không, trong cuộc trò chuyện giữa mình và một vài anh chị Senior Engineer, chủ đề được chúng mình đưa ra bàn luận rôm rả nhất chính là: “Điều gì đã khiến Got It thu hút trên thị trường?” Bên cạnh câu chuyện về con người, chương trình đào tạo, hay cơ hội […]
Louis – Nỗ lực tìm lối đi giữa muôn vàn ngã rẽ

Louis – Nỗ lực tìm lối đi giữa muôn vàn ngã rẽ

Vào một buổi sáng cuối thu, tôi có cơ hội gặp gỡ và trải lòng cùng Louis – Remote Engineer đầu tiên của Got It – chàng lập trình viên mang trong mình ‘một túi ba gang’ đựng đầy những trải nghiệm thú vị. Trước khi cập bến Got It tại Hà Nội, Louis từng […]
Sinh viên VinUniversity thực tập dài hạn tại Got It: Thử thách khó nhằn hay Trải nghiệm rực rỡ?

Sinh viên VinUniversity thực tập dài hạn tại Got It: Thử thách khó nhằn hay Trải nghiệm rực rỡ?

Mới thành lập được một thời gian khá ngắn, nhưng VinUniversity (gọi tắt là VinUni) đã và đang chứng tỏ bản thân là một đối thủ đáng gờm với các trường đại học có tiếng khác trong và ngoài nước qua những nỗ lực cải tiến chương trình giáo dục, tạo điều kiện hết sức […]