IELTS 7.0 và những nỗ lực bứt phá không ngừng

“Một năm rưỡi đầu tiên ở Got It, tôi tự ti kinh khủng.”

Từ cậu intern part-time rụt rè, đầy tự ti về tiếng Anh và kỹ năng cứng, sau gần năm năm ở Got It, Jon đã trở thành một Backend Engineer nhiệt huyết và chỉn chu của team, một anh mentor tận tâm và dễ gần của các bạn Junior Backend Engineers. Cậu bạn sinh năm 1998 giờ cũng tự tin bắn tiếng Anh như gió khi họp với dàn đồng nghiệp ở Mỹ, mặc cho accent (giọng) của một số bạn đôi lúc có phần khó nghe. 

Đằng sau sự bứt phá ngoạn mục ấy là bao ngày Jon nỗ lực không ngừng.

IELTS 7.0 và những nỗ lực bứt phá không ngừng heading 01

Không phải anh Hùng Trần hay những bài báo chia sẻ về thành tựu của team ở xứ sở cờ hoa, Jon biết đến cái tên Got It qua một người bạn thân hồi Đại học. Đầu năm 2019, nghe bạn rủ rê apply chung, Jon tìm website công ty, tò mò về cơ hội ở team startup này. 

“Hồi đó, tôi chưa có nhu cầu tìm việc lắm nên không quá hào hứng. Tuy nhiên, lúc vào website của Got It, tôi lướt qua một gương mặt quen thuộc và tự dưng thấy team mình ‘tín’ hơn hẳn. Ngày đấy, chung thầy hướng dẫn với tôi có chị Daisy, cũng đang làm QA Engineer ở Got It. Người quen làm ở công ty, team thú vị, culture hay ho. Mặc dù đọc quy trình phỏng vấn rất khắc nghiệt, nhưng tôi vẫn muốn thử sức.”

Với những kiến thức và trải nghiệm mà bản thân đã chuẩn bị từ trước, Jon nhanh chóng nắm trong tay một chiếc offer từ Got It để học hỏi và đóng góp trong vai trò intern. Cậu bạn kể, tuần đầu, mình cực kỳ thích thú khi team có nhiều anh chị tài năng, văn hoá hay và cực Mỹ. Nhưng, niềm vui ấy kéo dài không lâu vì những nỗi tự ti cứ đua nhau lao đến.

Jon đã từng rất tự ti trước khi chinh phục được IELTS 7.0

“Bạn chắc chưa biết chứ một năm rưỡi đầu tiên ở Got It, tôi tự ti kinh khủng. Nhìn từ chất lượng công việc và cách mọi người giao tiếp với nhau, tôi biết team mình toàn người giỏi. Mọi người nói rất nhiều câu chuyện về cuộc sống, về trải nghiệm, về những chủ đề mà tôi hiểu khá ít hoặc chưa nghe đến bao giờ. 

Xong rồi, phần đông Got It-ians có kỹ năng tiếng Anh tốt. Nghe All-hands cập nhật từ team Mỹ cực kỳ trơn tru, dường như chẳng ai gặp vấn đề gì với tiếng Anh hết. 

Còn mình: Tiếng Anh nát, kỹ năng cứng bình thường, tôi tự cảm thấy bản thân kém cỏi so với mọi người xung quanh. Team thì vẫn cổ vũ và hỗ trợ mình nhiều để phát triển, cơ mà, với những áp lực tự đặt lên vai, tôi không thể không tự ti.” 

Sự tự ti đeo bám suốt một thời gian dài khiến cậu bạn nhiều lúc lo lắng, chán nản, mất tinh thần, nhưng may sao, cảm giác tiêu cực này cuối cùng cũng đã trở thành một nguồn động lực vô hình giúp Jon bứt phá. 

“Team mình cho interns động vào code sản phẩm trực tiếp luôn, nhưng vì vướng lịch học trên trường, nên các tasks tôi nhận lúc đó cũng khá nhỏ và đơn giản. Nhìn những tính năng phức tạp mà các anh chị full-time phải xử lý, tôi lo lắng không biết: Đến lúc phải làm tasks khó như mọi người thì mình có làm nổi không.”

IELTS 7.0 và những nỗ lực bứt phá không ngừng heading 02

Mùa thu năm 2020, Jon tốt nghiệp Đại học Bách Khoa với tấm bằng Cử nhân ngành Công nghệ thông tin, sẵn sàng bước sang trang mới của cuộc sống trong vai trò full-time Backend Engineer ở Got It. Đây cũng là thời điểm, cậu bạn tham gia vào team Conversational AI, phát triển sản phẩm mới này từ con số không tròn trĩnh. 

“Hồi ấy, nghĩ đến những tasks khó mình chưa làm bao giờ, tôi liền thấy lo sợ và có ý muốn trốn tránh. Tôi nghĩ mình không cáng đáng nổi, cũng không biết phải xử lý các tasks mới lạ đó thế nào.”

Nhưng, ông trời chẳng chiều ý ai bao giờ. Jon càng muốn tránh, các thách thức càng tranh nhau, lũ lượt kéo đến. 

Suốt quãng thời gian sau tốt nghiệp, cậu bạn sinh năm 1998 liên tục được team giao vào tay những tasks có độ khó cao. Vì phần nhiều đều là những bài toán chưa gặp lần nào, nên mấy tuần đầu, Jon loay hoay với mớ vấn đề không biết từ đâu ra. 

“Mới làm nên code của tôi gặp nhiều vấn đề lắm. Nhưng hồi đấy tôi húng (húng: hăng hái, ham hố) nên làm ngày làm đêm, làm đến khi nào code chạy ổn thì thôi. Có hôm research khắp nơi cũng không biết phải xử lý issues mình gặp thế nào, tôi ping anh Minh trên Slack hỏi xin cứu trợ. Không hiểu sao anh Minh vẫn online. Thế là 12h đêm, tôi vào Zoom nghe anh Minh hướng dẫn. Hai anh em ngồi nói chuyện đến lúc ra vấn đề thì thôi.”

Jon nhận ra mình không được sợ tasks khó

Khoảng thời gian làm ngày, làm đêm đó tuy vất vả, nhưng đã trở thành một phần đặc biệt trong hành trình phát triển của cậu Backend Engineer.

“Đợt đấy cũng là đợt giãn cách, ở nhà 24/7, nên tôi tập trung vào công việc, làm hết mình. Có ngày ngồi làm đến cả 12 tiếng. Nghĩ lại cũng không hiểu sao mình từng chăm làm việc đến thế (cười). Cơ mà cũng nhờ đợt đấy, tôi cảm nhận được giá trị của mình, vai trò và trách nhiệm trong team, cũng bắt đầu hết tự ti và học thêm được rất nhiều điều mới. 

Quan trọng hơn cả, tôi nhận ra, mình không được sợ tasks khó. Lúc chưa tìm hiểu, mình sẽ thấy cực kỳ mông lung. Nhưng cứ bắt tay vào, research, tìm tòi và thử thực hiện là dần sẽ ổn ngay thôi.”  

Từ những gập ghềnh thuở ban đầu, cậu bạn dần tự tin để đối diện với nhiều trọng trách hơn. Một năm sau đó, Jon chính thức trở thành mentor, dẫn dắt Đạt – cậu em sinh năm 2001, cũng đến từ Đại học Bách Khoa.

“Tôi nhớ hôm đấy đang ngồi làm việc thì anh Tommy nhắn tin thông báo tôi chuẩn bị đón mentee đầu tiên. Lúc đấy, tôi run lắm. Tôi tự thấy mình đã trưởng thành hơn kha khá, nhưng vẫn không quá tự tin, nên nhắn một đoạn sớ rất dài gửi anh Tommy. Tôi xin anh chỉ làm co-mentor, làm thư ký để quan sát quá trình mentor thôi. Nhưng anh bảo: ‘Cứ làm đi. Làm rồi sẽ tự tin.’ Thế là tôi không còn con đường nào khác ngoài thử.”  

Dù đối diện trong tâm thế lo sợ như vậy, nhưng trong mỗi trách nhiệm mình nhận, Jon luôn nỗ lực chuẩn bị và làm mọi thứ hết mình. Cậu bạn dành buổi tối trong tuần xem lại hết các khoá học của team Backend, đánh dấu những phần kiến thức dễ bị nhầm lẫn và soạn ra danh sách các câu hỏi để check-in hàng ngày, kiểm tra kiến thức với mentee. Danh sách Jon tổng hợp nay đã trở thành bảng câu hỏi chính thức của cả team Backend, được các mentors khác sử dụng để tham khảo trong quá trình hướng dẫn, training thành viên mới. Cậu mentee đầu tiên của Jon, sau hơn một năm rưỡi ở Got It, nay cũng đã sắp tốt nghiệp Bách Khoa, chuẩn bị trở thành full-time Backend Engineer vào tháng chín tới.

Jon và các mentees

Đến cuối năm 2021, kỹ năng cứng của Jon đã ổn, quy trình làm việc đã quen, câu chuyện mentor cũng không còn là nỗi lo. Giờ, điều làm cậu bạn quan ngại nhất chính là tiếng Anh. 

“Ở Got It đã gần hai năm mà tiếng Anh không ổn thì nát lắm. Nên, sau khi học lớp TOEIC Speaking do team tổ chức, tôi nghĩ mình phải học cho tử tế thôi.”

IELTS 7.0 và những nỗ lực bứt phá không ngừng heading 03

Mùa hè năm 2021, Got It tổ chức hai lớp học nội bộ là TOEIC Speaking và TOEIC Writing, hỗ trợ các thành viên có thêm cơ hội để luyện tập và học hỏi hai kỹ năng nói – viết cùng nhau, đồng thời chuẩn bị cho cả team tham gia thi lấy chứng chỉ quốc tế. Sau 20 buổi luyện rèn, Jon trở thành học sinh cưng của các cô giáo. Bởi, không chỉ hoàn thành bài tập về nhà, điểm đầu ra cải thiện rõ rệt, mà cậu bạn còn chăm chỉ làm bài tập thêm, nhắn tin nhờ các cô giải thích bài tập để nâng cao kiến thức. 

“Trước đây, tôi vẫn cố dành thời gian tự học thêm, nhưng học rất lay lắt. Mình cũng lười nên đến giờ làm bài tập là lại tự động muốn bỏ. Nhưng sau khi học xong hai lớp Speaking và Writing, tôi thấy được truyền rất nhiều cảm hứng và động lực học. 

Hồi học TOEIC Speaking là hồi tôi thấy vui nhất. Tôi ngộ ra nhiều kiến thức mới, cũng biết mình thiếu gì. Ví dụ, đề thi bắt mình nói liên tục trong 15 phút không được ngừng nghỉ thì để làm tốt, mình phải biết tư duy bằng tiếng Anh và phản xạ thật nhanh. Chứ nếu lúc đó mới nghĩ tiếng Việt rồi dịch sang tiếng Anh thì sẽ không kịp hoàn thành bài làm. Nên cái tôi cần là thay đổi tư duy và nâng cao khả năng phản xạ. Tương tự với Writing, trước khi viết được bài tròn trịa, tôi hiểu mình phải nắm chắc cơ bản. Viết cấu trúc đơn giản còn không chắc thì không thể viết bài luận hay bất cứ thứ gì tử tế được. 

Giờ hiểu mình cần làm gì rồi, nên tôi vẽ ra lộ trình để thực hiện theo. Chỉ là lộ trình học của tôi lúc này không liên quan đến hai bài thi TOEIC Speaking và Writing nữa, tôi muốn luyện cả bốn kỹ năng nên lựa chọn học ôn thi IELTS.” 

Nghĩ là làm, Jon bắt đầu con đường gian nan với tiếng Anh bằng cách: Quay lại cơ bản. Trong ba tháng kể từ tháng tám năm 2021, cậu bạn bắt đầu làm đi làm lại hai lần quyển English Grammar in Use, một trong những sách ôn tập ngữ pháp tiếng Anh phổ biến nhất. Quyển sách dày, font chữ nhỏ, bài tập thì nhiều, nhưng Jon không hề nản chí.

“Làm xong hai lần English Grammar in Use là tôi viết câu cú chắc chắn hơn hẳn, không sợ bất kỳ cảnh sát chính tả nào trong team mình nữa (cười).” 

Tự tin về ngữ pháp, Jon bắt đầu thể hiện sự tiến bộ ấn tượng của mình trong mỗi lần được giao viết meeting minute cho các cuộc họp với team Mỹ. Biên bản cuộc họp chỉn chu, dễ hiểu và đầy đủ thông tin là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho sự tiến bộ của Jon. 

“Viết lách ổn hơn, tôi chuyển sang luyện tập về Listening và Speaking. Team Backend của Conversational AI phải làm việc trực tiếp với team AI R&D khá nhiều. Nghe nói tiếng Anh không đủ tốt thì sao họp được với team Mỹ? Hay mình cứ phải nhờ mọi người giải thích lại cho? Nên tôi nghĩ mình phải nói tiếng Anh bằng được, không được để tiếng Anh ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.” 

Sau khi thử tìm hiểu một vài hình thức học Speaking, Jon lựa chọn hình thức học 1-1 với các giáo viên bản xứ thông qua một nền tảng học tiếng Anh online để tăng tần suất tương tác và va chạm với tiếng Anh. Vậy là cứ năm buổi mỗi tuần, mỗi buổi 30 phút, thay vì tham gia những kèo ăn chơi cùng các thành viên trong team, cậu bạn cố gắng dành thời gian buổi tối và cuối tuần để luyện tập nói tiếng Anh. Nhưng bỏ thời gian, bỏ công sức ra là chưa đủ. 

“Suốt ba tháng đầu học, có nhiều lúc, tôi cảm thấy hối hận, thấy như mình đã lãng phí, vứt tiền ra cửa sổ vì học mãi nhưng không thấy mình cải thiện được gì. Nhưng suy nghĩ lại một chút, tôi quyết định chủ động vẽ ra cách học và trao đổi với giáo viên để họ dạy rồi giúp theo đúng ý mình. Nhờ thế mà tình hình tốt hơn nhiều. Đúng là muốn học 1-1 hiệu quả, mình phải biết mình muốn gì.”

Năm tháng liên tục sau đó, Jon sử dụng các tài liệu ôn tập IELTS Speaking làm cơ sở để ôn luyện cùng thầy cô bản xứ. Mỗi buổi học, hai thầy trò sẽ đi qua hết một đề Speaking, sau đó giáo viên sẽ giúp Jon chỉ ra các điểm cần cải thiện, bổ sung thêm từ vựng, thành ngữ và cụm từ mới. Sau thời gian chăm chỉ dùi mài kinh sử, Jon cuối cùng đã tu thành chánh quả. Đến tháng 12 năm 2022, cậu bạn nhận về điểm overall IELTS 7.0 đúng như mục tiêu đề ra. 

“Ngày nhận điểm, tôi mừng như vỡ oà. Bạn biết không, có một tờ giấy nháp mà tôi ghi lại điểm tôi mong muốn đạt được ở từng kỹ năng. Đến lúc trả kết quả, điểm thành phần giống hệt như những con số tôi từng viết ra đấy.”

Mặc dù IELTS 7.0 không phải một cột mốc xuất sắc nếu so với các bạn du học sinh hay học sinh chuyên, nhưng với xuất phát điểm chỉ dừng ở mức 4.0, hành trình đạt IELTS 7.0, với Jon, là một hành trình cực kỳ dài và gian nan. Điều tuyệt vời là: Ở cuối hành trình đó, Jon đã thực sự rất khác so với cậu bạn rụt rè, tự ti của năm năm trước.

Cuối năm ngoái, bất ngờ nhận thông báo và không hề có thời gian chuẩn bị, Jon phải vào ngay phòng họp với các members ở team Mỹ, trình bày về một thay đổi kỹ thuật của team Engineering. Đứng trước CEO, PM, Head of R&D và cả Head of Infrastructure, Jon không tránh khỏi cảm giác lo lắng và run, sợ mình làm không tốt, nói không ra sao. Nhưng rồi, cậu bạn đã nhanh chóng lấy lại tinh thần, trình bày mượt mà, dễ hiểu. 

“Lúc đấy, tôi cảm thấy hạnh phúc lắm. Thật sự, từ một đứa cùi bắp, tôi chưa bao giờ tưởng tượng được đến ngày mình có thể tự tin trao đổi và thuyết trình bằng tiếng Anh như bây giờ.” 

Nhưng hành trình vượt qua những tự ti của Jon vốn không phải một con đường ngắn và dễ dàng. Từ việc nâng cao kỹ năng cứng đến cải thiện tiếng Anh, tất cả đều cần rất nhiều nỗ lực, quyết tâm và quan trọng nhất là: Kiên trì.

“Nhiều khi thấy các bạn khác stress vì tự ép bản thân mình phải học và nâng cao trình độ tiếng Anh trong một thời gian cực ngắn, tôi cảm thấy siêu lo lắng cho mọi người. Từ trải nghiệm cá nhân, tôi nghĩ dù là kỹ năng cứng, kỹ năng mềm hay ngôn ngữ, mình đều cần kiên nhẫn với việc học và rèn luyện. Phải mất bốn năm ở Got It, tôi mới có thể thực sự tự tin với khả năng tiếng Anh của mình. Kiến thức và kỹ năng cần thời gian để ngấm nên mình cứ nỗ lực hết sức và bền bỉ trong từng mục tiêu, lộ trình học mình đặt ra thì mọi chuyện sẽ tốt lên thôi. 

À, quan trọng là: Đừng bao giờ sợ khó. Nhìn lại mấy năm của mình, chắc cũng vì tôi bị team ‘ép’ làm tasks khó, làm những cái mình không dám làm, nên mới có thể mạnh dạn và tự tin hơn. Chứ để nguyên cho tự nhận tasks thì không biết bao giờ mới tự tin, mới hết sợ (cười).” 

————————————

Mình đã từng nhiều lần tự hỏi: Không biết nguồn động lực nào, bằng cách thức nào, Jon có thể bứt phá ngoạn mục đến thế. Sau buổi trò chuyện với cậu bạn, dường như mình nhận được một nguồn cảm hứng mạnh mẽ để tiếp tục nỗ lực trong hành trình tương lai. Chỉ cần biết mình đang chưa tốt ở đâu, chỉ cần sẵn sàng nhận cơ hội để vượt lên những nỗi sợ hãi, tự ti của bản thân, thì với nỗ lực và kiên trì, sẽ có một ngày mình đạt được mục tiêu, bứt phá và chạm tới ước mơ của mình. 

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
July 14, 2023
Share this post to:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
IELTS 7.0 và những nỗ lực bứt phá không ngừng

IELTS 7.0 và những nỗ lực bứt phá không ngừng

“Một năm rưỡi đầu tiên ở Got It, tôi tự ti kinh khủng.” Từ cậu intern part-time rụt rè, đầy tự ti về tiếng Anh và kỹ năng cứng, sau gần năm năm ở Got It, Jon đã trở thành một Backend Engineer nhiệt huyết và chỉn chu của team, một anh mentor tận tâm […]
Zero-to-one: Kyle và hành trình chinh phục giấc mơ lập trình viên chuyên nghiệp tại Got It

Zero-to-one: Kyle và hành trình chinh phục giấc mơ lập trình viên chuyên nghiệp tại Got It

Q: Xin chào Kyle, anh có thể chia sẻ với Got It E-Magazine về cơ duyên đã khiến anh biết đến Got It không? K: Bản thân anh cũng là một người rất thích tìm hiểu về mảng công nghệ và vào thời gian rảnh rỗi anh cũng tự tìm tòi ngồi học code (cười). […]
Về nhà ăn Tết – Tết trong tôi là …

Về nhà ăn Tết – Tết trong tôi là …

Gần Tết, phố xá tấp nập, không khí rộn ràng khiến lòng người thêm nô nức. Vào thời điểm này, không chốn nào có thể náo nhiệt hơn là bến xe, sân bay – nơi có những người con xa quê đang khấp khởi trở về nhà. Got It cũng có nhiều thành viên sống […]
Hành động nhỏ – Ảnh hưởng lớn

Hành động nhỏ – Ảnh hưởng lớn

Bạn biết không, trong cuộc trò chuyện giữa mình và một vài anh chị Senior Engineer, chủ đề được chúng mình đưa ra bàn luận rôm rả nhất chính là: “Điều gì đã khiến Got It thu hút trên thị trường?” Bên cạnh câu chuyện về con người, chương trình đào tạo, hay cơ hội […]
Louis – Nỗ lực tìm lối đi giữa muôn vàn ngã rẽ

Louis – Nỗ lực tìm lối đi giữa muôn vàn ngã rẽ

Vào một buổi sáng cuối thu, tôi có cơ hội gặp gỡ và trải lòng cùng Louis – Remote Engineer đầu tiên của Got It – chàng lập trình viên mang trong mình ‘một túi ba gang’ đựng đầy những trải nghiệm thú vị. Trước khi cập bến Got It tại Hà Nội, Louis từng […]
Sinh viên VinUniversity thực tập dài hạn tại Got It: Thử thách khó nhằn hay Trải nghiệm rực rỡ?

Sinh viên VinUniversity thực tập dài hạn tại Got It: Thử thách khó nhằn hay Trải nghiệm rực rỡ?

Mới thành lập được một thời gian khá ngắn, nhưng VinUniversity (gọi tắt là VinUni) đã và đang chứng tỏ bản thân là một đối thủ đáng gờm với các trường đại học có tiếng khác trong và ngoài nước qua những nỗ lực cải tiến chương trình giáo dục, tạo điều kiện hết sức […]