Về Việt Nam làm, Software Engineer có thể phát triển như ở Silicon Valley?

Từ Bay Area trở về Việt Nam — đây hẳn là con đường không nhiều Software Engineers muốn lựa chọn. Nhưng nếu đã đi trên con đường này, liệu bạn có thể tìm thấy cơ hội phát triển ở Việt Nam? Bạn có phải đối diện với những khác biệt của môi trường làm việc ở đây so với môi trường quốc tế ?

Mình đã quyết định phỏng vấn Robert — chàng trai từng có một công việc ở Bay Area nhưng lại trở về làm Software Engineer ở Việt Nam. Dù quyết định trở về chứa nhiều trăn trở, Robert cuối cùng đã tìm được lối đi phù hợp tại Việt Nam cho bản thân. Nếu bạn tò mò về hành trình này, hãy cùng mình trò chuyện với Robert ngay nhé!

Giấc mơ có thật tại Silicon Valley và quyết định trở về khó khăn

Uyên Trần: Hi Robert, được biết rằng bạn từng là Software Engineer cho một công ty ở Bay Area. Bạn có thể chia sẻ về công việc của mình khi ấy không?

Cuộc sống thời làm việc tại Mỹ của Robert (áo caro)

Robert: Sau khi tốt nghiệp tại Đại học Drexel, mình may mắn nhận được việc làm tại Internet Pipeline, một công ty Insurtech (Insurance Technology — Bảo hiểm công nghệ) có văn phòng ngay tại Silicon Valley. Khi ấy, đây là giấc mơ có thật với một du học sinh Computer Science tại Mỹ như mình. Công việc trong một môi trường quốc tế chuyên nghiệp đã mang đến cho mình nhiều trải nghiệm hữu ích.

Với một Junior Software Engineer vừa tốt nghiệp, những kiến thức khó học được ở Internet Pipeline đã giúp mình tiến bộ trong việc sử dụng các công nghệ JavajBoss hay MySQL; thử sức với những công việc của Front-end, Back-end và DevOps. Bên ngoài kiến thức chuyên môn, mình còn học hỏi được rất nhiều về cách thức ngành Insurtech ở Mỹ hoạt động. Hơn thế nữa, đồng nghiệp ở đây toàn là các Senior Engineers đến từ Mỹ và Ấn Độ, họ đã giúp đỡ mình rất nhiều bất kể khi nào mình có câu hỏi hay khó khăn gì.

Uyên Trần: Với một môi trường làm việc như vậy, điều gì khiến bạn trăn trở và quyết định trở về Việt Nam?

Robert: Làm ở mộtcông ty có truyền thống lâu đời là một khởi đầu tốt khi mình được trang bị rất nhiều kiến thức quan trọng về ngành bảo hiểm công nghệ. Tuy vậy, chính truyền thống lâu đời lại khiến lĩnh vực này có sự phát triển ổn định, không còn nhiều bứt phá mới. Cùng với đó, công việc của mình liên quan nhiều tới kỹ thuật chuyên môn của công ty và ngành bảo hiểm. Vì tính đặc thù, những kỹ năng này không mang đến nhiều giá trị chuyển đổi tương đối cho công việc của Software Engineer trong các lĩnh vực khác. Từ lâu rồi, mình đã muốn trở thành một Software Engineer toàn diện

Con đường tìm lại cơ hội ở VN

Uyên Trần: Là một người từng làm ở Mỹ và trở về Việt Nam, Robert đã lựa chọn nơi làm việc với những tiêu chí như thế nào?

Robert: Khi quyết định trở về, mình quyết định tìm hiểu về các startup công nghệ với những đổi mới nhất định thay vì các tập đoàn lớn như công việc trước đây. Tiêu chí của mình cho một môi trường làm việc mới là có nhiều thử thách, vì vậy startup với nhiều biến đổi có thể được coi là nơi đáp ứng được kỳ vọng đầu tiên.

Tiếp đến, đó phải là một công ty làm sản phẩm (product). Làm về một thứ gì đó bản thân sở hữu giúp mình muốn gắn bó với công việc nhiều hơn và tạo ra những kết quả vượt kỳ vọng. Xây dựng sản phẩm cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với những vấn đề phức tạp hơn vì chưa ai từng làm, nên quá trình tìm ra cách giải quyết cũng giúp bản thân mình tiến xa hơn. Ngoài ra, mình cũng muốn tìm đến các startup với môi trường giống ở Mỹ một chút, năng động và thoải mái, tự do làm điều mình thích 😄.

Uyên Trần: Vậy sau một thời gian tìm hiểu, bạn đã tìm thấy nơi làm việc hiện tại của mình như thế nào?

Robert: Mình vô tình tìm thấy Got It trong số các startup công nghệ ở Việt Nam trên LinkedIn và đã tìm hiểu về công ty rất nhiều qua website trước khi quyết định ứng tuyển. Điều đầu tiên khiến mình ấn tượng ngay lập tức đó là việc công ty làm sản phẩm thực sự với khách hàng trên toàn thế giới. Tìm hiểu thêm về môi trường, mình cũng thấy tò mò hơn khi Got It bao gồm cả team ở Mỹ lẫn Việt Nam. Điều này khiến mình nhớ đến nét văn hoá đặc thù của các công ty ở Silicon Valley, khi thành viên đến từ nhiều quốc gia với những nền văn hoá khác nhau.

Got It bao gồm cả team ở Mỹ lẫn Việt Nam

Thành thực, mình vẫn còn rất nhiều nỗi lo về sự khác biệt của môi trường làm việc ở Việt Nam so với Mỹ… Nhưng thôi thì cứ apply thử, để tìm hiểu xem các vòng phỏng vấn sau thế nào. Lúc đó sẽ biết ngay Got It có phù hợp với mình không!

Lần đầu ứng tuyển tại VN có gì khác biệt?

Uyên Trần: Lần đầu apply vào một công ty Việt Nam, đâu là những điều Robert cảm thấy khác lạ?

Robert: Điều đầu tiên mình thấy khác biệt là: Phỏng vấn ở Got It siêu “khoai” và lâu! Thậm chí, mình đã từng nhận lời làm một nơi khác và chuẩn bị đi làm ngày đầu tiên ở công ty mới. Nhưng ngay trong buổi chiều trước ngày đi làm, mình đã nhận được offer từ Got It, và Got It đã là lựa chọn cuối cùng của mình.

Vào công ty rồi mình mới hiểu tại sao phỏng vấn ở Got It kéo dài như vậy. Đó là do sau mỗi vòng, các interviewer dành nhiều thời gian ghi lại các feedback rất cụ thể cho từng ứng viên. Với những bạn chưa trúng tuyển, HR gửi lại các feedback rất chi tiết và những gợi ý, định hướng giúp các bạn có thể cải thiện những phần chưa tốt. Nếu các bạn đang có ý định apply vào Got It, chớ nên sốt ruột như mình đã từng nhé! 😅

Sau khi trúng tuyển, điều thứ hai khiến mình khá bất ngờ là quá trình onboarding của Got It. Ở công ty trước đây, quá trình training chỉ chủ yếu gồm tự đọc giáo án. Sự giúp đỡ từ các mentor vẫn khá hạn chế và sự tự lập cần được đặt lên hàng đầu.

Daily standup đã trở thành thói quen với mọi Got It-ians

Ngược lại, quá trình onboarding của Got It thì khác hẳn. Mình cần hoàn thành 2 khoá training Front-end và Back-end, mỗi khoá có một mentor riêng, là những kỹ sư có kinh nghiệm trong công ty. Đây là những người theo sát tiến độ học của mình, ngồi lại trong daily standup để chủ động giải đáp câu hỏi và đưa thêm các đề mục để mentee hiểu và nắm rõ vấn đề. Ký ức khó quên nhất với mỗi Got It-ian có lẽ là hai chữ “Final Project”. Cuối giai đoạn training, mình sẽ trình bày những gì đã học được qua sản phẩm cuối cùng, nhận feedback và kết quả từ 3–4 kỹ sư có kinh nghiệm trong team. Lúc qua Final Project để trở thành nhân viên chính thức chính là cảm giác “phê” nhất!

Tìm hiểu về Training Program cho Software Engineer tại Got It

Về VN có thể phát triển như Silicon Valley?

Uyên Trần: Phần lớn mọi người đều suy nghĩ rằng môi trường làm việc IT ở Việt Nam khó sánh bằng thánh địa công nghệ Silicon. Là người đã trải nghiệm ở cả hai nơi, bạn thấy bản thân có sự phát triển như thế nào?

Robert: Không thể phủ nhận rằng Silicon Valley là một giấc mơ với bất kể Software Engineer nào và mình thấy vô cùng trân trọng những bài học có được từ công ty cũ. Ban đầu, khi trở về, mình cũng sợ sẽ gặp khó trong việc tìm kiếm những cơ hội để phát triển như ở Mỹ. Nhưng rồi, mình đã dần thay đổi được chính góc nhìn này.

Với công việc ở Got It, mình đã thay đổi được tư duy về cách tiếp cận một vấn đề. Các kỹ sư ở Got It là những người rất cầu toàn, điều đó khiến cả team có tư duy tiếp cận vấn đề một cách kỹ càng và toàn diện. Với mọi project, team dành rất nhiều thời gian để đào sâu và phân tích các requirements (yêu cầu), cân đối giữa các giải pháp khác nhau. Sau đó, mỗi thành viên vẫn tiếp tục tự dành thêm thời gian để thiết kế đầu mục cho công việc trước khi bắt tay vào G Process (Bí quyết tìm ra và giải quyết mọi vấn đề của Got It). Trên tất cả, đó là nhận thức về việc xây dựng một hệ thống và sản phẩm hoàn chỉnh.

Họp, dù bạn ở bất cứ nơi đâu! 🤣

Công nghệ mà mình được tiếp cận cũng phức tạp không thua kém gì so với các công ty ở Mỹ. Vào Got It ngót nghét chưa đầy 1 năm, mình phải bỏ túi đủ kiến thức và kỹ năng về Javascript, Python, Reactjs, Redux đến Webpack, Nodejs, Selenium. Theo định hướng mới của công ty, tất cả Software Engineers ở Got It đều được bồi dưỡng nền móng cơ bản cho lĩnh vực AI (Trí tuệ nhân tạo) để ai cũng có thể trở thành AI Engineer trong tương lai. Chúng mình vẫn không ngừng học về công nghệ mới và tìm ra những giải pháp tối ưu cho các vấn đề phức tạp mỗi ngày. Liệt kê hết các công nghệ để bạn nào muốn vào Got It thì tìm hiểu trước nhé! 😄

Workshop “Deep Learning cơ bản" cho mọi thành viên, đứng lớp là một AI Intern “trẻ măng" mới 20 tuổi! 😱
Workshop “Deep Learning cơ bản” cho mọi thành viên, đứng lớp là một AI Intern “trẻ măng” mới 20 tuổi! 😱

Uyên Trần: Bên cạnh công việc, Robert thấy các kỹ sư ở Việt Nam so với kỹ sư nước ngoài như thế nào?

Robert: Không phải nói quá, nhưng mình tin rằng các kỹ sư ở Việt Nam hoàn toàn có khả năng theo kịp các kỹ sư công nghệ toàn cầu. Các vấn đề dù rất phức tạp, nhưng các thành viên đều có tư duy sắc bén cùng kỹ năng chuyên môn cao để đưa ra các giải pháp tối ưu. Khi làm việc ở Got It, mình nhớ về một câu quote yêu thích:

“We are the average of the five people we spend the most time with.” — David Brown

(Đại ý: Những con người chúng ta dành nhiều thời gian ở bên nhất sẽ tạo nên con người của chúng ta hiện tại).

Mình cảm thấy may mắn vì xung quanh là những người đồng nghiệp giúp mình có thể đi được xa hơn. Các anh chị Leader hay Senior của team không chỉ có kinh nghiệm về mặt kỹ thuật mà còn dạy mình cả về thái độ trong công việc: Luôn kiên nhẫn giải quyết mọi vấn đề. Các bạn kỹ sư còn trẻ về tuổi đời thì lại cực già dặn về tuổi nghề. Một điều đặc biệt là các bạn trẻ luôn không ngừng cố gắng học hỏi để cải thiện trình độ, tinh thần ấy ảnh hưởng rất lớn tới cá nhân mình.

Từ những đồng nghiệp trong công việc…
…đến những người bạn đồng hành trong mọi cuộc vui!

Robert: Đúc kết lại, sau gần 1 năm ở Got It, mình cảm thấy “rất mãn nguyện”: có một công việc và môi trường thử thách, những đồng nghiệp giỏi thúc đẩy bản thân phải luôn cố gắng. Là một người đã làm việc ở Mỹ, mình tất nhiên từng có nỗi sợ về cơ hội phát triển ở Việt Nam như nhiều bạn. Tuy nhiên, những trải nghiệm của mình cho thấy các kỹ sư phần mềm ở Việt Nam đang có cơ hội phát triển không kém gì thánh địa công nghệ Silicon cả. Nếu quay trở về Việt Nam, các bạn hãy tìm đến những startup chú trọng vào việc phát triển sản phẩm và con người. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp các bạn trở về Việt Nam bớt lo lắng và có định hướng rõ ràng hơn nhé!


Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
May 27, 2020
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Con đường IT nào dành cho dân kinh tế?

Con đường IT nào dành cho dân kinh tế?

Cơ hội mới dành cho ai không biết lập trình, ghét việc “bàn giấy"!
Làm đồng thời Manual và Automation Tester là trải nghiệm thế nào?

Làm đồng thời Manual và Automation Tester là trải nghiệm thế nào?

Manual và Automation Testing vốn có nhiều điểm khác biệt, nhưng nếu làm song song cả hai công việc này một lúc, một người Tester sẽ có trải nghiệm thế nào? Câu chuyện dười đây kể về Samsam – một người trẻ gắn bó với cả hai mảng kiểm thử từ những ngày đầu tiên, […]
Khi con gái làm IT: Thách thức và bài học?

Khi con gái làm IT: Thách thức và bài học?

Dù xu hướng ngày nay đã có ít nhiều thay đổi, song con gái làm IT vẫn có thể được coi là “những bông hoa hiếm có khó tìm”. Uyên Trần: Cuộc trò chuyện ngày hôm nay của chúng ta có chị Hoà, người đã làm Developer hơn 10 năm và cả Sam, Ellie, những […]
Software Engineer và câu chuyện làm sản phẩm

Software Engineer và câu chuyện làm sản phẩm

Làm sản phẩm hay outsource tốt hơn? Đó là một chủ đề vẫn luôn được bàn luận cùng những ý kiến trái chiều. Bài viết dựa trên những quan điểm cá nhân nên chỉ mang tính tham khảo, hy vọng bạn sẽ đón nhận với một tâm thế cởi mở và comment bên dưới để […]
Chuyện làm HR trong ngành IT

Chuyện làm HR trong ngành IT

Q: Vốn tốt nghiệp Ngoại thương, cánh cửa nào đã đưa Hiền đến với công việc HR trong ngành IT? Khởi đầu của bạn diễn ra như thế nào? A: Lúc đầu, mình chỉ nghĩ muốn làm việc gì liên quan đến con người thôi, vì tính mình dễ hoà đồng, chứ cũng không đặt […]
Design System — “Bỏ cuộc hay tự thay đổi để thích nghi?”

Design System — “Bỏ cuộc hay tự thay đổi để thích nghi?”

Trong quá trình tìm hiểu để viết bài này, tôi đã hỏi các HTML engineers về áp lực mà họ đã phải đối mặt trước khi có Design System. Một người anh kể rằng đã từng nghĩ đến việc rời bỏ Got It, vì công việc của anh có những thời điểm rất nhàm chán, […]