Software Engineer và câu chuyện làm sản phẩm

Làm sản phẩm hay outsource tốt hơn? Đó là một chủ đề vẫn luôn được bàn luận cùng những ý kiến trái chiều.

Bài viết dựa trên những quan điểm cá nhân nên chỉ mang tính tham khảo, hy vọng bạn sẽ đón nhận với một tâm thế cởi mở và comment bên dưới để cùng Got It bàn luận thêm về chủ đề này nhé!

Uyên Trần: Để mở đầu câu chuyện hôm nay, mình có thắc mắc liệu công ty làm sản phẩm có phải một yếu tố quan trọng để mọi người cân nhắc khi chọn việc không?

Thắng: Khi còn là một sinh viên chưa tốt nghiệp, product hay outsource chỉ là một trong những yếu tố nhỏ để mình cân nhắc, vì con đường nào cũng mang lại những lợi ích riêng cho mình. Tuy vậy, cá nhân mình lúc ấy dễ bị thu hút bởi các công ty làm sản phẩm hơn, vì mình biết rõ được sản phẩm làm nên tên tuổi của họ là gì, có tính năng ra sao, phục vụ bao nhiêu người dùng,…Các công ty outsource cũng có portfolio list những sản phẩm khách hàng nhưng thường không chi tiết và phức tạp bằng, nên mình không biết chắc được chất lượng thực sự của một số công ty.

Ken: Với mình, lựa chọn này thực chất chỉ phụ thuộc vào định hướng cá nhân. Không có kết luận rạch ròi nào là làm ở công ty sản phẩm hay outsource tốt hơn, chỉ là nó phù hợp với mục đích của bạn hay không. Cá nhân mình có mong muốn tự phát triển một sản phẩm trong tương lai, nên làm việc tại công ty product sẽ giúp mình phát triển thêm nhiều kiến thức và kỹ năng trên chặng đường này.

Thắng: Mình đã từng làm ở cả hai môi trường product và outsource. Trước hết, điểm mạnh của một công ty product là mình có cơ hội để đi sâu vào sản phẩm. Càng đi sâu, cả team sẽ lại càng thấy nhiều vấn đề phát sinh nên phải liên tục cải tiến. Chẳng hạn, mục đích tối thiểu ban đầu là sản phẩm chạy được, nhưng sau đó phải nghĩ cách thu hút thêm nhiều người dùng bằng UI/UX thế nào, đo lường ra sao để biết được có bao nhiêu % người dùng thực sự hài lòng với những cải tiến của mình.

Tuy vậy, ngược lại, tuỳ vào định hướng của một số bạn thì làm sản phẩm cũng sẽ có hạn chế nhất định so với outsource. Nếu như làm outsource bạn có thể được tham gia vào nhiều project, thử nhiều công nghệ khác nhau thì khi làm product, bạn phải xác định sẽ gắn bó với một số sản phẩm nhất định trên chặng đường dài.

Hương: Thêm một ý mình muốn bổ sung đó là làm sản phẩm thì sẽ phải tự mày mò rất nhiều bởi mọi thứ ban đầu đều mù mờ và không có ai hướng dẫn cả. Vì thế, khi làm sản phẩm thì chẳng có ai biết rõ đúng sai, chỉ biết thử nhiều lần, sai thì lại sửa và thử đến khi nào đúng thì thôi.

Ken: Mình cũng đồng ý với Hương ở việc làm sản phẩm thì sẽ có rất nhiều thứ không rõ ràng, chẳng ai biết chắc hình dạng, tính năng sản phẩm thế nào mà phải tự đi tìm câu trả lời cho nhiều vấn đề. Tuy vậy, đó cũng lại chính là cơ hội để mình sáng tạo, không phụ thuộc vào những giới hạn tồn tại sẵn để có thể xây dựng được một sản phẩm tối ưu nhất. 

Còn việc bạn có thể làm nhiều vai trò như Thắng nói hay không thì mình thấy cũng phụ thuộc tuỳ môi trường. Nếu làm ở startup, sẽ có nhiều thời điểm nhu cầu mới phát sinh mà nguồn lực lại chưa đủ. Khi ấy, lập trình viên ở Got It cũng phải trở thành tester, học AI,… Dù là những sản phẩm nhất định nhưng bạn vẫn có cơ hội để học và thử nhiều kỹ thuật khác nhau.

Uyên Trần: Làm sản phẩm hay outsource thì đương nhiên sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, nhưng dù là con đường nào thì chắc hẳn sẽ có những cải thiện hay bài học nào đó mà các bạn có thể rút ra cho mình?

Hương: Khi làm sản phẩm hay ở trong một bất kỳ môi trường chuyên nghiệp nào, mình nhận thấy từng hành động của một cá nhân có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng lớn cho những người khác. Ví dụ, chỉ cần thiếu cẩn thận không test một tính năng trên local mà đẩy thẳng lên production thì rất có thể hàng triệu người dùng trên toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nếu có sai sót. Vì vậy, bản thân mình luôn phải nâng cao ý thức trách nhiệm với những gì mình đang làm.

Ngoài ra, vốn xuất thân là dân kỹ thuật, mình phải học thêm một số kỹ năng mềm khác như thấu hiểu cảm nhận người dùng để đề xuất UI/UX hợp lý, nhìn vấn đề dưới cả góc nhìn về business và giao tiếp hiệu quả với cả các bên non-tech. Đây là một thử thách nhưng cũng chính là một cơ hội để mình phát triển toàn diện hơn.

Ken: Điều mình cảm thấy thấm thía nhất sau khi làm ở một công ty product đó là trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào về sản phẩm, việc phân tích dữ liệu cần được thực hiện cẩn thận, kỹ lưỡng và hiệu quả (data-driven). Không có những hành động được dựa trên cảm tính, bởi làm sản phẩm là mang lại những giá trị hết sức thực tế, trực tiếp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó đang tồn tại cho người dùng.

Thắng: Ngoài việc áp dụng nguyên tắc data-driven như Ken có nói trước khi bắt vào làm một việc gì đó, thì mình nhận thấy analytics – đo lường hiệu quả công việc cũng rất quan trọng. Dù đây là bước sau cùng nhưng mình cần phải đề ra các phương pháp ngay từ đầu, đến lúc hoàn thành công việc thì chỉ cần đưa nó vào áp dụng. Nếu không, cả team có thể sẽ mất thêm gấp đôi thời gian sau đó để khẳng định được tính năng mình vừa tạo ra có hiệu quả hay không.

Uyên Trần: Với trải nghiệm làm việc cũng như phỏng vấn ứng viên của mình, mọi người có lời khuyên gì để các bạn trẻ có một tư duy sản phẩm tốt không?

Hương: Đây là quan điểm sống mình đã từng nói đến và cũng chính là điều mình hay nói với nhiều ứng viên, đó là hãy hiểu thật sâu một vấn đề thay vì biết nhiều thứ mà lại không có cái nào tốt. Có nhiều bạn liệt kê ra rất nhiều projects, tech stacks trong CV nhưng khi chúng mình hỏi sâu hơn một chút về một việc cụ thể thì các bạn lại không trả lời được. Nếu không nắm chắc được kiến thức nền tảng và hiểu rõ mục đích của những gì mình đang làm thì sẽ rất khó để các bạn nhận được một công việc tốt.

Thắng: Mình cũng có cùng quan điểm với Hương. Khi phỏng vấn, mình có hỏi đến các bài toán rất đơn giản và cụ thể, ví dụ như làm thế nào để một hàm chạy đúng 5 lần và không có lần thứ 6. Đây là một tình huống phải gặp nhiều lần khi làm sản phẩm, dù là những cải tiến rất nhỏ trong công việc thôi nhưng vẫn có nhiều bạn không giải quyết được. Vì thế, mình thực sự muốn khuyên các bạn lập trình viên hãy cải thiện hơn về mặt chiều sâu thay vì chú trọng vào số lượng những công nghệ có thể sử dụng. Bởi vấn đề quan trọng không phải làm công nghệ gì, mà là phải biết cách áp dụng bất kỳ công nghệ nào để giải quyết được vấn đề mình đang gặp phải.

Ken: Thắng và Hương đều đã đề cập đến một tư duy rất quan trọng khi làm sản phẩm, còn mình chỉ muốn nhắc đến tinh thần và tâm thế các bạn cần chuẩn bị, đó là không sợ sửa sai. Mắc phải sai lầm không phải điều gì kinh khủng bởi nó là một yếu tố cần thiết trong quá trình học hỏi và phát triển. Điều quan trọng là sau sai lầm đó, bạn biết mình học được điều gì và không bao giờ mắc phải nó nữa. Chỉ cần có tinh thần này, mình tin chắc các bạn sẽ có thể học hỏi và phát triển bản thân ở rất nhiều khía cạnh.



Bạn có thể đọc thêm về hành trình trưởng thành của Software Engineers tại Got It Vietnam qua các bài viết:

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
October 10, 2020
Share this post to:
Các bài viết liên quan
IELTS 7.0 và những nỗ lực bứt phá không ngừng

IELTS 7.0 và những nỗ lực bứt phá không ngừng

“Một năm rưỡi đầu tiên ở Got It, tôi tự ti kinh khủng.” Từ cậu intern part-time rụt rè, đầy tự ti về tiếng Anh và kỹ năng cứng, sau gần năm năm ở Got It, Jon đã trở thành một Backend Engineer nhiệt huyết và chỉn chu của team, một anh mentor tận tâm […]
Zero-to-one: Kyle và hành trình chinh phục giấc mơ lập trình viên chuyên nghiệp tại Got It

Zero-to-one: Kyle và hành trình chinh phục giấc mơ lập trình viên chuyên nghiệp tại Got It

Q: Xin chào Kyle, anh có thể chia sẻ với Got It E-Magazine về cơ duyên đã khiến anh biết đến Got It không? K: Bản thân anh cũng là một người rất thích tìm hiểu về mảng công nghệ và vào thời gian rảnh rỗi anh cũng tự tìm tòi ngồi học code (cười). […]
Về nhà ăn Tết – Tết trong tôi là …

Về nhà ăn Tết – Tết trong tôi là …

Gần Tết, phố xá tấp nập, không khí rộn ràng khiến lòng người thêm nô nức. Vào thời điểm này, không chốn nào có thể náo nhiệt hơn là bến xe, sân bay – nơi có những người con xa quê đang khấp khởi trở về nhà. Got It cũng có nhiều thành viên sống […]
Hành động nhỏ – Ảnh hưởng lớn

Hành động nhỏ – Ảnh hưởng lớn

Bạn biết không, trong cuộc trò chuyện giữa mình và một vài anh chị Senior Engineer, chủ đề được chúng mình đưa ra bàn luận rôm rả nhất chính là: “Điều gì đã khiến Got It thu hút trên thị trường?” Bên cạnh câu chuyện về con người, chương trình đào tạo, hay cơ hội […]
Louis – Nỗ lực tìm lối đi giữa muôn vàn ngã rẽ

Louis – Nỗ lực tìm lối đi giữa muôn vàn ngã rẽ

Vào một buổi sáng cuối thu, tôi có cơ hội gặp gỡ và trải lòng cùng Louis – Remote Engineer đầu tiên của Got It – chàng lập trình viên mang trong mình ‘một túi ba gang’ đựng đầy những trải nghiệm thú vị. Trước khi cập bến Got It tại Hà Nội, Louis từng […]
Sinh viên VinUniversity thực tập dài hạn tại Got It: Thử thách khó nhằn hay Trải nghiệm rực rỡ?

Sinh viên VinUniversity thực tập dài hạn tại Got It: Thử thách khó nhằn hay Trải nghiệm rực rỡ?

Mới thành lập được một thời gian khá ngắn, nhưng VinUniversity (gọi tắt là VinUni) đã và đang chứng tỏ bản thân là một đối thủ đáng gờm với các trường đại học có tiếng khác trong và ngoài nước qua những nỗ lực cải tiến chương trình giáo dục, tạo điều kiện hết sức […]