Con đường IT nào dành cho dân kinh tế?

Trước hết, hãy bàn qua về lý do tại sao ngành IT lại đang thu hút nhiều người trái ngành đến vậy. Theo thống kê “Thị trường nhân lực ngành Công nghệ thông tin” thập niên 2010 – 2020 của Vietnamworks, nhu cầu tuyển dụng của ngành này đã tăng gấp 4 lần sau 1 thập kỷ. Cùng với đó, mức lương trung bình của một kỹ sư IT lên đến 87,000 USD/năm với mức tăng trưởng trung bình được dự báo khoảng 45% trong 10 năm tới (theo GoodCV). Bản chất nghề được đề cao, lương “khủng” cùng số lượng việc làm không giới hạn chính là động lực khiến nhiều người muốn dấn thân vào lĩnh vực này.

Dù IT là một lĩnh vực tiềm năng, song không thể nói rằng: “Ai muốn nhảy sang ngành này cũng được”. Trong số 50.000 cử nhân Công nghệ thông tin ra trường, có 70% phải đào tạo lại (Theo Người lao động). Con số này cho thấy những yêu cầu thực tế của nghề IT không hề đơn giản, ngay cả với những sinh viên vốn theo học đúng chuyên ngành.

Với sự thật trên, khởi đầu sẽ càng trở nên khó khăn với những cử nhân trái ngành. Tuy vậy, trước thử thách này, vẫn có một điểm xuất phát sinh viên kinh tế có thể lựa chọn, đó chính là Test Engineer – Cơ hội phát triển trong ngành kiểm thử.

Vai trò của Test Engineer là rất quan trọng với các công ty công nghệ

Test Engineer (Tester) là người chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng phần mềm để đảm bảo sản phẩm có đạt yêu cầu hay không. Hiện nay, có rất nhiều tên gọi khác cho công việc này như QC (Quality Control) Engineer hay SQA (Software Quality Assurance) Engineer. Bạn cũng nên tránh nhầm lẫn Test Engineer với PQA (Process Quality Assurance), người thực hiện các công việc liên quan đến quy trình thay vì kiểm thử phần mềm. 

Tùy vào tính chất cùng quy mô của từng công ty, nhiệm vụ của Test Engineer sẽ có những khác biệt nhất định, song vẫn có một mô tả cơ bản được dùng giúp bạn hiểu về vị trí này.

Khi đã nắm được một Test Engineer cần phải làm gì, bạn có thắc mắc tại sao dân kinh tế lại phù hợp với vị trí này không? Hãy cùng tiếp tục tìm hiểu nhé!

Manual Testing (Kiểm thử thủ công) không đòi hỏi bạn phải code, thay vào đó, bạn chỉ cần nắm được những kiến thức cơ bản để hiểu và chỉnh sửa code đơn giản; những kiến thức về quản lý cơ sở dữ liệu (Ví dụ: MySQL), nền tảng website (HTML, CSS), v.v. Thêm vào đó, kiến thức tổng quan về ngành test cũng rất quan trọng và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy vậy, đây đều là những dạng kiến thức bạn có thể trau dồi qua quá trình tự học của mình cũng như chương trình đào tạo chất lượng cao của một số công ty (thường kéo dài dưới 6 tháng).

Với khả năng sử dụng Tiếng Anh nổi bật, sinh viên kinh tế sẽ mang theo một lợi thế cạnh tranh cực lớn trong ngành kiểm thử. Trước hết, nó sẽ giúp bạn trau dồi kiến thức dễ dàng hơn bởi phần lớn các tài liệu về test được viết bằng Tiếng Anh. Hơn thế, bạn sẽ được nhiều công ty săn đón hơn để đáp ứng mục tiêu mở rộng thị trường ra toàn cầu. Ở Got It, các Testers cần làm việc cùng Product Manager (PM) và nhóm phát triển kinh doanh tại Mỹ nên Tiếng Anh là một tiêu chí không thể thiếu.

Mặt khác, dân kinh tế còn có thế mạnh về kỹ năng mềm với nhiều kinh nghiệm hoạt động ngoại khoá. Đây là điểm “ăn tiền”, bởi Test Engineer cần giao tiếp hiệu quả với rất nhiều bên như Software Engineers hay PM. Việc truyền tải thông tin, phản hồi ý kiến cần rõ ràng, chính xác, bởi chỉ một hiểu lầm nhỏ sẽ gây ra ảnh hưởng khó lường đến chất lượng sản phẩm cuối cùng. 

Là một Test Engineer, bạn sẽ góp mặt và kiểm soát 100% từng giai đoạn của quá trình sản xuất phần mềm. Vì vậy, bạn không được bỏ sót một lỗ hổng nào, hiểu sâu về hệ thống và sản phẩm, từ đó cái nhìn tổng quan để phân tích, sắp xếp vấn đề.

Mình vốn cũng học kinh tế, và nhận thấy điểm nổi bật ở các sinh viên này còn là khát vọng lớn, không muốn dậm chân tại chỗ, luôn tìm đến các thử thách mới. Với nghề kiểm thử, bạn không những sử dụng được kiến thức kinh doanh sẵn có, mà còn luôn phải sẵn sàng tiếp nhận những công nghệ cùng xu hướng mới để cùng đội ngũ Software Engineers tạo nên các sản phẩm thích nghi kịp thời với nhu cầu khách hàng. 

Đi sâu hơn, bạn cũng có thể gặp những vấn đề phức tạp không thể giải quyết bởi kiểm thử thủ công. Lúc này, bạn có thể tiếp tục đầu tư về mặt kỹ thuật để làm kiểm thử tự động (Test automation). Đây là một hướng phát triển mình sẽ nói trong phần sau đây.

Trong ngành kiểm thử, bạn không chỉ có thể mãi làm Tester. Dưới đây là những hướng phát triển vô cùng rộng mở bạn có thể lựa chọn cho mình:

Hướng quản lý (Test Lead)

Nếu vẫn muốn đi theo lộ trình cơ bản, sau khi lên vị trí Senior Tester, khi đạt đủ trình độ, bạn có thể được thăng tiến lên vị trí Test Lead/Test Manager. Công việc lúc này không chỉ đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn vững chắc mà còn cần kỹ năng quản lý dự án, quản lý nhân sự, xây dựng chiến lược.

Hướng kỹ thuật (Test Automation)

Như đã đề cập ở trên, khi tiếp xúc với những vấn đề phức tạp hơn, các công ty sẽ có một đội ngũ riêng: Test Automation Engineers. Khác với Manual Tester, đội ngũ này cần có khả năng lập trình để đưa ra các giải pháp tự động. Một số ngôn ngữ thông dụng đối với Test Automation Engineer là Python, C/C++,Java, v.v. Đây là một vị trí vừa đòi hỏi tư duy của một Tester, vừa cần kỹ năng code của một Developer; vì thế nó không hề dễ dàng và được nhiều công ty “săn đón” với mức lương hấp dẫn.

> Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về vị trí Test Automation Engineer, hãy lắng nghe câu chuyện đặc biệt từ Ellie – vốn là một sinh viên kiểm toán và Max – người xuất thân từ Software Engineer tại đây nhé!

> Bạn có thể tìm hiểu thêm về một số hướng kỹ thuật khác như Performance Testing, Security Testing tại bài viết này.

Hướng quản lý sản phẩm (BA, PM)

Nếu không muốn đi sâu vào kỹ thuật, sinh viên kinh tế sẽ có xu hướng lựa chọn hướng đi phù hợp hơn là Business Analyst (BA) hay Product Manager (PM). Test Engineer sẽ là một khởi đầu tốt vì nó giúp bạn có những kỹ năng cần thiết cho cả hai vị trí này:

  • Khả năng giao tiếp tốt để hiểu được khách hàng muốn gì.
  • Hiểu biết sâu về lĩnh vực của hệ thống, sản phẩm đang phục vụ.
  • Kiến thức về IT để phân tích, cùng team thiết kế các module hệ thống.
  • Kỹ năng tổng hợp, phân tích, truyền đạt thông tin để làm việc với team kỹ thuật.

Hướng lập trình (Software Engineer)

Từ trước đến nay, ngành IT vẫn có những định kiến như: “Không giỏi kỹ thuật để làm Developer mới phải làm Tester”. Đây đã là một hiểu lầm quá cũ, vì giờ đây, một Test Automation Engineer hay những vị trí kỹ thuật khác cần phải giải quyết nhiều vấn đề hóc búa không khác gì kỹ sư phần mềm. Vì vậy, nếu bạn đã có thể đi sâu vào các vị trí kỹ thuật cao trong ngành kiểm thử, không có giới hạn gì ngăn bạn trở thành một Software Engineer cả.

> Để có thêm động lực, hãy đọc câu chuyện về hành trình của Sơn – Từ cử nhân kinh tế Đại học Ngoại thương đến Software Engineer bạn nhé!

> Tìm hiểu chi tiết về Career Path dành cho một Test Engineer tại đây.


Lời kết: Thị trường kiểm thử hiện nay dù không khan hiếm nhân sự, song bài toán cho việc tìm kiếm nhân sự chất lượng cao vẫn chưa được nhiều nhà tuyển dụng tìm ra lời giải. Vì vậy, có thể nói rằng đây vẫn là một miếng bánh lớn cho bất cứ ai muốn dấn thân vào lĩnh vực này. Đây chính là một lợi thế mới dành cho dân kinh tế khi chân dung của một Test Engineer hiện đại có nhiều yếu tố tương đồng với họ.

Mình hy vọng sau khi đọc bài viết trên, những bạn sinh viên kinh tế nói riêng hay sinh viên trái ngành nói chung sẽ tìm thấy một con đường để theo đuổi. Với mình, bắt đầu lại từ con số 0 không phải phá huỷ mọi thứ mình đã xây dựng trước đây. Đó chỉ là một phần trong hành trình tìm lại chính mình của bản thân. Chúc các bạn có những lựa chọn đúng đắn và sống hết mình với lựa chọn của mình!


Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
May 23, 2021
Share this post to:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Con đường IT nào dành cho dân kinh tế?

Con đường IT nào dành cho dân kinh tế?

Cơ hội mới dành cho ai không biết lập trình, ghét việc “bàn giấy"!
Làm đồng thời Manual và Automation Tester là trải nghiệm thế nào?

Làm đồng thời Manual và Automation Tester là trải nghiệm thế nào?

Manual và Automation Testing vốn có nhiều điểm khác biệt, nhưng nếu làm song song cả hai công việc này một lúc, một người Tester sẽ có trải nghiệm thế nào? Câu chuyện dười đây kể về Samsam – một người trẻ gắn bó với cả hai mảng kiểm thử từ những ngày đầu tiên, […]
Khi con gái làm IT: Thách thức và bài học?

Khi con gái làm IT: Thách thức và bài học?

Dù xu hướng ngày nay đã có ít nhiều thay đổi, song con gái làm IT vẫn có thể được coi là “những bông hoa hiếm có khó tìm”. Uyên Trần: Cuộc trò chuyện ngày hôm nay của chúng ta có chị Hoà, người đã làm Developer hơn 10 năm và cả Sam, Ellie, những […]
Software Engineer và câu chuyện làm sản phẩm

Software Engineer và câu chuyện làm sản phẩm

Làm sản phẩm hay outsource tốt hơn? Đó là một chủ đề vẫn luôn được bàn luận cùng những ý kiến trái chiều. Bài viết dựa trên những quan điểm cá nhân nên chỉ mang tính tham khảo, hy vọng bạn sẽ đón nhận với một tâm thế cởi mở và comment bên dưới để […]
Chuyện làm HR trong ngành IT

Chuyện làm HR trong ngành IT

Q: Vốn tốt nghiệp Ngoại thương, cánh cửa nào đã đưa Hiền đến với công việc HR trong ngành IT? Khởi đầu của bạn diễn ra như thế nào? A: Lúc đầu, mình chỉ nghĩ muốn làm việc gì liên quan đến con người thôi, vì tính mình dễ hoà đồng, chứ cũng không đặt […]
Design System — “Bỏ cuộc hay tự thay đổi để thích nghi?”

Design System — “Bỏ cuộc hay tự thay đổi để thích nghi?”

Trong quá trình tìm hiểu để viết bài này, tôi đã hỏi các HTML engineers về áp lực mà họ đã phải đối mặt trước khi có Design System. Một người anh kể rằng đã từng nghĩ đến việc rời bỏ Got It, vì công việc của anh có những thời điểm rất nhàm chán, […]