Project Manager có thể hiểu đơn giản là người quản lý dự án. Tuy nhiên, công việc của Project Manager là gì thì chưa hẳn ai cũng biết rõ. Nếu bạn đang có mong muốn định hướng bản thân phát triển thành một Project Manager, bài viết này chính là dành cho bạn.
Mục lục
1. Công việc của Project Manager là gì?
Từ mô tả chính xác nhất công việc của Project Manager có lẽ chính là cầu nối giữa khách hàng và team phát triển phần mềm. Một Project Manager phải hiểu rõ được mong muốn, nhu cầu của khách hàng, và truyền đạt lại cho team có thể hiểu rõ, chi tiết nhất về những yêu cầu được đề ra.
Bên cạnh đó, Project Manager cũng cần phải biết cách xây dựng kế hoạch và quy trình làm việc hợp lý, chặt chẽ để đảm bảo tối đa chất lượng sản phẩm được xây dựng, cũng như đảm bảo dự án được bàn giao đúng hạn.
Với từng bước quy trình, Project Manager bắt buộc phải giám sát chặt chẽ, theo dõi sát sao tiến độ hoàn thiện của dự án. Khi có bất cứ phản hồi gì từ khách hàng, Project Manager cũng cần phải kịp thời xử lý cũng như hiểu rõ vấn đề của 2 bên để giải quyết triệt để nhất.
Bên cạnh đó, Project Manager cũng cần đảm bảo quyền lợi của đôi bên đều được cân bằng, đầy đủ, tránh gây ra những xung đột không đáng có giữa team và đối tác.
2. Khi trở thành Project Manager bạn cần lưu ý điều gì?
Đối với một Project Manager, bạn không chỉ gánh vác trách nhiệm giao tiếp tốt hay thúc đẩy tiến độ công việc của team diễn ra bình ổn, đúng hạn. Bạn còn phải đảm bảo được chất lượng dự án đúng với yêu cầu của khách hàng, đem lại cho khách hàng sự hài lòng tối đa với sản phẩm cuối cùng nhận được.
Project Manager thường là những người có đầy đủ kỹ năng chuyên nghiệp cả về quản lý lẫn chuyên môn. Có như vậy, Project Manager mới có thể đảm bảo giao dịch giữa 2 bên đạt được thỏa thuận cuối cùng một cách tốt đẹp nhất.
Project Manager không chỉ là người thỏa hiệp với khách hàng, một khi đã trở thành Project Manager, bạn cũng cần phải nắm bắt được kỹ thuật chuyên môn vững chắc, có như vậy mới có thể kịp thời hỗ trợ xử lý các vấn đề phát sinh từ phía team developer.
Chính vì vậy, ngoài kỹ năng quản lý, kỹ năng chuyên môn, Project Manager cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp cực kỳ tốt. Có như vậy, Project Manager mới có thể xử lý khúc mắc giữa khách hàng và team một cách tốt nhất.
Ngoài ra, Project Manager cũng cần phải nắm vững kỹ năng quản lý thời gian và quản lý dự án để nắm rõ tình hình công việc đã tiến triển tới đâu, nhằm đảm bảo dự án luôn hoàn thành đúng tiến độ.
Là một Project Manager, bạn cũng cần có lòng tin, sự thấu hiểu và cảm thông đối với mọi người trong team. Dù áp lực của Project Manager có lớn đến đâu, bạn cũng đều phải biết cách cân đối để tránh khiến team bị áp lực không đáng có kèm theo. Việc thấu hiểu và biết lắng nghe sẽ giúp bạn hỗ trợ tốt hơn nếu bất cứ thành viên nào trong team gặp vấn đề khó xử lý. Nhờ đó, công việc của team cũng sẽ đảm bảo tốt hơn.
Nói chung, để trở thành một Project Manager, bạn cần phải biết rõ bản thân sẽ gánh vác trọng trách gì. Có như vậy, bạn mới có thể rèn luyện những kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt những trách nhiệm được giao.
Trên đây là một số công việc của Project Manager bạn cần biết. Hy vọng, thông qua bài viết này, bạn sẽ có định hướng tốt hơn trên con đường phát triển sự nghiệp của mình.