Từ ứng viên 2 lần trượt phỏng vấn đến tech lead của sản phẩm triệu đô

Nếu đã từng… trượt phỏng vấn ở Got It, chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với email dưới đây. Bên cạnh một vài lời khuyên để cải thiện bản thân (dựa trên chính biểu hiện của bạn trong vòng phỏng vấn) là dòng chữ quen thuộc: We saw some candidates didn’t pass until the third attempt and later they became excellent team players.(tạm dịch: Chúng mình đã chứng kiến những ứng viên phải cố gắng đến lần thứ 3, và sau đó trở thành một thành viên xuất sắc trong team).

Email phản hồi cho một ứng viên không pass phỏng vấn tại Got It.
Email phản hồi cho một ứng viên không pass phỏng vấn tại Got It.

Vậy ứng viên “đi phỏng vấn 3 lần mới đậu và giờ trở thành một thành viên cực đỉnh trong team” đó là ai? Cậu ấy đã trưởng thành như thế nào? Đã chuyển mình và bứt phá ra sao? Hãy cùng Got It lắng nghe chia sẻ từ chính người trong cuộc về câu chuyện ly kỳ này nhé!

Chàng trai Bách Khoa đứng trước nhiều lựa chọn

Nhân vật chính trong câu chuyện huyền thoại ở Got It
Nhân vật chính trong câu chuyện huyền thoại ở Got It

Dù theo học ngành Công nghệ Thông tin ở Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBK) nhưng Hiệp — nhân vật chính của chúng ta — đã sớm suy nghĩ về nghề nghiệp thay vì chỉ đơn thuần theo đuổi ngành IT như bao bạn bè đồng trang lứa. Từ những năm đầu đại học, cậu sinh viên đã luôn trăn trở: “Liệu mình có muốn ngồi code cả ngày hay không?”, “Liệu mình có thật sự thích làm kỹ thuật thuần tuý? Hay có nên chuyển sang những công việc vừa cần kỹ thuật, vừa liên quan đến kinh doanh khác?”…

Không làm thì không biết. Từ năm hai, thay vì xin đi thực tập đúng chuyên ngành, cậu đã đi làm… Marketing User Growth Intern cho không chỉ một, mà đến tận hai công ty khác nhau như một chàng trai ban D thực thụ! Chưa hết, Hiệp còn thử lấn sân sang cả buôn bán, kinh doanh đồ uống, cũng tay năm tay mười với những cuốc hàng xuyên biên giới trước khi thật sự thử sức với chuyên ngành mình đang theo học.

Ông chủ quán “gì cũng chơi” trước khi đến với Got It

Nhưng thử mãi, Hiệp vẫn chưa thực sự thấy gắn bó với nghề nào. Câu hỏi “IT or not IT?” vẫn luôn trăn trở cho đến tận năm ba, khi cậu bắt đầu học các môn chuyên ngành. Tình cờ làm sao, ngay giữa những năm tháng mông lung ấy, Hiệp đã biết đến Got It…

Ba lần phỏng vấn đầy thử thách

Vào năm ba, khi sinh viên bắt đầu xôn xao tìm nơi thực tập, thì Hiệp được một người anh đang làm ở Got It giới thiệu về môi trường, công việc và sản phẩm ở đây. Đứng trước một công ty làm product hiếm hoi ở đất Hà thành, lại có môi trường kiểu Mỹ đúng như mình mong muốn, Hiệp quyết tâm thử nộp CV xem sao.

Cậu sinh viên năm ba khi ấy vô tư lắm, cứ thế nộp hồ sơ rồi đi phỏng vấn mà chẳng ôn luyện gì nhiều! Vậy là, vào một ngày tháng 6 năm 2017 trời không quá trong xanh, cậu sinh viên nhận kết quả xong buồn rười rượi… Giờ nhìn lại, những câu hỏi ấy thực ra đều là những kiến thức cơ bản, nhưng nếu không nắm chắc thì cũng khó mà trả lời thoả đáng. Team phỏng vấn khuyên Hiệp nên củng cố lại kiến thức, chắc chắn rồi hẵng apply sau. Dù buồn nhưng dù sao cũng là lần đầu đi phỏng vấn, cậu tự nhủ có trượt cũng là chuyện thường, vì mình cũng chưa ôn kỹ. Có lẽ về nhà “dùi mài kinh sử” thì sẽ nên cơm cháo chăng?!

Chàng sinh viên đầy hoài bão năm đó
Chàng sinh viên đầy hoài bão năm đó

Theo lời khuyên, Hiệp về ôn tập và chỉ sau vỏn vẹn… một tháng, cậu trở lại đường đua. Lần này, Hiệp đã pass vòng Phone Screen, nhưng lại không thể vượt qua Competency Interview — vòng phỏng vấn “khoai” nhất trong quy trình tuyển dụng của Got It. Một khi đã đụng chạm nhiều hơn đến các vấn đề chuyên môn, feedback mà team phỏng vấn đưa ra cũng chi tiết và cụ thể hơn nhiều so với lần trước. Lần này, dù được đánh giá là rất cố gắng, nhưng Hiệp vẫn còn hơi non khi công ty cần người có thể nhanh chóng làm việc luôn.

Ứng tuyển lần hai nhưng vẫn chưa đỗ, không thể nói là không nản. Hiệp cũng nhiều lần trở lại với suy nghĩ liệu mình có hợp với ngành này không, có theo được nó đến cùng hay không… Phải mất đến gần một năm để chàng sinh viên quyết định apply thêm lần nữa. Trong khoảng thời gian ấy, không chỉ một lần cậu phải lựa chọn, đánh đổi và không ngừng chuẩn bị cho những lần lột xác tiếp theo.

Bước ngoặt và những đánh đổi

Sau đau thương thường là khoảng thời gian hồi phục. Hiệp nhận ra bên cạnh câu hỏi “Hợp hay không?” còn một câu hỏi khác cũng quan trọng không kém, đó là: “Liệu mình đã thực sự dành thời gian cho nó hay chưa?”.

Thay vì vội vàng apply lần nữa, cậu quyết định xin thực tập ở một công ty nhỏ khác để trau dồi kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Chàng kỹ sư Bách Khoa tâm sự rằng việc thực sự đi làm, học cách code hẳn hoi và bài bản khiến cậu có cái nhìn thực tế hơn về ngành IT. Và từ hiểu hơn, cậu cũng vững tâm hơn để theo đuổi con đường mình đã chọn. Với biểu hiện của mình, Hiệp được công ty giữ lại với một mức lương khá ổn.

Vậy vì sao cậu vẫn quyết định quay lại Got It? Liệu Got It có gì khiến Hiệp “đam mê” đến thế chăng? Chàng trai nghe vậy liền cười bảo, thực ra không hẳn là đam mê, mà là không cam tâm. Lúc chuẩn bị nộp hồ sơ lần 3, cậu từng nghĩ nếu lần này không được chắc bỏ nghề đi làm việc khác. Nhưng nếu thấy bại mà lui thì “thường” quá.

Hiệp của năm ấy đơn giản chỉ nghĩ, đã thích rồi thì phải làm bằng được! Thế là chàng sinh viên năm tư một lần nữa xé toang vùng an toàn của bản thân: dứt khoát xin nghỉ việc ở công ty cũ, dành hẳn 2–3 tháng chỉ ở nhà xem các buổi technical interview trên Internet và học thêm kiến thức liên quan đến tech stack mà Got It sử dụng (JavaScript, Python…).

Giữa lần ứng tuyển thứ 2 và thứ 3 có lẽ là khoảng thời gian Hiệp trăn trở nhiều nhất…
Giữa lần ứng tuyển thứ 2 và thứ 3 có lẽ là khoảng thời gian Hiệp trăn trở nhiều nhất…

Cuối cùng, hard work paid off, cậu đã không phụ lời hứa với bản thân và trở thành thực tập sinh của Got It. Dù vẫn bị các anh “hỏi xanh cả mặt”, thì Hiệp cũng đã phá bỏ được lời nguyền Competency đã đeo bám bấy lâu.

Vốn dĩ, kể cả lần này Hiệp có hơi đuối thì các anh tech lead vẫn sẽ tuyển vào training thử xem sao. Got It không ngại chăm một cây non cho đến khi ra hoa, chỉ ngại đó là gỗ mục. Để trổ hoa, bản thân nhánh cây đó cũng phải có phẩm chất nhất định. Ở đây, phẩm chất của Hiệp chính là sự quyết tâm, sự cầu tiến đến bướng bỉnh mà chẳng phải ai cũng có được. Đó là một tinh thần rất “startup”, bởi nếu chỉ thích an toàn, thấy khó mà lui, thì một startup đầy khó khăn và vấn đề như Got It chắc chắn không phải sự lựa chọn phù hợp.

Nhưng may thay, cuối cùng giả định trên đã không xảy ra. Chàng trai ấy không những vượt qua phỏng vấn chuyên môn, mà còn vượt qua với kết quả vô cùng thuyết phục. Để làm được điều này, Hiệp phải dành đến gần một năm (từ tháng 6/2017 đến tháng 4/2018) không ngừng trau dồi bản thân, không ngừng đánh đổi và chấp nhận những thử thách để quyết không phụ kỳ vọng của chính mình.

(Nếu đã từng đọc về IASK — kim chỉ nam của Got It — hẳn bạn cũng biết rằng Attitude (Thái độ) và Intelligence (Trí thông minh) là hai yếu tố quan trọng nhất cho vị trí Intern ở Got It. Chỉ cần bạn thông minh, nắm vững kiến thức căn bản, có thái độ cầu tiến, quyết tâm học hỏi và đóng góp cho công việc, bạn đã ghi điểm rất lớn trong vòng phỏng vấn rồi đó!)

Excelchat — cột mốc của sự trưởng thành

Ở Got It, có lẽ Hiệp là một trong minh chứng sống động nhất về sự bứt phá. Chỉ sau 1 năm 7 tháng làm việc, chưa đầy nửa năm sau khi tốt nghiệp ĐHBK Hà Nội, chàng sinh viên năm nào đã trở thành team leader của Excelchat  —  sản phẩm mang lại doanh thu lớn thứ 2 của Got It, chỉ sau PhotoStudy.

Hiệp (ngoài cùng bên phải) cùng team Backend trong đêm Year End Party 2019
Hiệp (ngoài cùng bên phải) cùng team Backend trong đêm Year End Party 2019

Nếu đã đọc bài viết về G Process — Bí quyết tìm ra và giải quyết mọi vấn đề, hẳn bạn cũng biết rằng Got It coi mỗi giai đoạn như một hành trình trên một loại địa hình. Người am hiểu nhất về địa hình đó sẽ lên cầm lái, bất kể người đó là ai, hoặc xuất phát từ vị trí nào. Tất cả những người còn lại trong team nói riêng và trong công ty nói chung sẽ hợp sức hỗ trợ “tài xế” đưa cả team đến vạch đích. Hiệp đã được lựa chọn theo nguyên tắc đó và trở thành team leader trẻ nhất ở Got It, phụ trách một sản phẩm vô cùng quan trọng với công ty khi chỉ mới ở tuổi 24.

Vậy lí do cậu được lựa chọn là gì? Không gì khác ngoài ba từ: trách nhiệm, cáng đáng và lăn xả.

  • Trách nhiệm là khi mỗi nhiệm vụ giao đến đều được hoàn thành chỉn chu, đầy chăm chút. Bạn biết đấy, “Get shit done” được coi như câu châm ngôn của Got It. Sẽ không ai kè kè nhắc bạn phải làm cái này hay cái kia, mà tự bạn sẽ phải có trách nhiệm với team, với chính công việc mình được giao.
  • Cáng đáng là khi mọi thành viên trong team đều luôn được Hiệp giúp đỡ một cách nhiệt tình, không nề hà, không có suy nghĩ bo bo chỉ biết bản thân. Một cậu bé Intern cùng team đã tóm gọn ấn tượng của mình về Hiệp chỉ bằng một câu: Anh Hiệp “hỏi gì cũng có thể trả lời và hỏi gì cũng trả lời”! (đọc chia sẻ từ cậu Software Engineering Intern tại đây)
  • Cuối cùng là lăn xả — bởi làm product giống như chăm một đứa trẻ, nửa đêm có bug cũng giống như con ốm, phải dậy giải quyết ngay, đặc biệt là với vị trí leader.

Hiệp kể rằng bên cạnh việc nâng cao chuyên môn để có thể review code cho mọi người, cậu còn phải học thêm rất nhiều thứ như kỹ năng giao tiếp với các team khác nhau, kỹ năng phân loại và quản lý công việc, kỹ năng tìm ra và giải quyết vấn đề, v.v.. Thế nhưng, cũng giống như khi nhắc về thời gian 10 tháng chuẩn bị cho Got It, trong giọng nói của chàng trai trẻ không hề có lấy một sự nề hà, mệt mỏi. Dường như những vất vả, gian nan ấy chưa bao giờ có thể khiến Hiệp dừng chân.

Nếu thấy khó mà nản, chắc chắn chúng ta đã không được thấy chàng trai “huyền thoại" này ở Got It rồi!
Nếu thấy khó mà nản, chắc chắn chúng ta đã không được thấy chàng trai “huyền thoại” này ở Got It rồi!

Vốn hồi tập tành kinh doanh, Hiệp cứ nghĩ mình không thích ngồi bàn giấy. Nhưng bây giờ, khi ngày ngày phải “nuôi” đứa con Excelchat, để nó giúp hàng triệu user trên toàn thế giới giải quyết đủ loại vấn đề, rồi còn chăm lo cho cả team, Hiệp lại thấy như tìm được bến đỗ.

Mình hỏi rằng, Hiệp có muốn thay đổi điều gì trong quá khứ không, cậu trả lời ngay: “Không, vì có những thứ phải trải qua thì mới có được bài học. Nếu phải để lại lời khuyên, thì có lẽ đó là: đừng từ bỏ mục tiêu ban đầu, cũng đừng an toàn quá. Mình nghĩ đi nghĩ lại cũng chỉ có hai điều ấy là quan trọng nhất thôi :D.”

Bạn thấy đấy, thất bại không phải là tất cả, càng không phải là kết thúc. Quan trọng là bạn có thể học được gì từ những thất bại đầu đời. Giống như những chú hươu con ra khỏi bụng mẹ sẽ liên tục vấp ngã, nhưng chỉ cần không ngừng đứng lên, bạn sẽ biết đi, biết chạy, biết tìm đến với đồng cỏ tươi mát.

Từ câu chuyện của Hiệp, Got It mong rằng có thể tiếp thêm động lực cho bạn trước những thử thách của cuộc đời. Hãy nhớ, đừng từ bỏ, và đừng an toàn quá. Cứ đi đi, rồi bạn sẽ hái được quả ngọt trong tay.

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
February 24, 2020
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
IELTS 7.0 và những nỗ lực bứt phá không ngừng

IELTS 7.0 và những nỗ lực bứt phá không ngừng

“Một năm rưỡi đầu tiên ở Got It, tôi tự ti kinh khủng.” Từ cậu intern part-time rụt rè, đầy tự ti về tiếng Anh và kỹ năng cứng, sau gần năm năm ở Got It, Jon đã trở thành một Backend Engineer nhiệt huyết và chỉn chu của team, một anh mentor tận tâm […]
Zero-to-one: Kyle và hành trình chinh phục giấc mơ lập trình viên chuyên nghiệp tại Got It

Zero-to-one: Kyle và hành trình chinh phục giấc mơ lập trình viên chuyên nghiệp tại Got It

Q: Xin chào Kyle, anh có thể chia sẻ với Got It E-Magazine về cơ duyên đã khiến anh biết đến Got It không? K: Bản thân anh cũng là một người rất thích tìm hiểu về mảng công nghệ và vào thời gian rảnh rỗi anh cũng tự tìm tòi ngồi học code (cười). […]
Về nhà ăn Tết – Tết trong tôi là …

Về nhà ăn Tết – Tết trong tôi là …

Gần Tết, phố xá tấp nập, không khí rộn ràng khiến lòng người thêm nô nức. Vào thời điểm này, không chốn nào có thể náo nhiệt hơn là bến xe, sân bay – nơi có những người con xa quê đang khấp khởi trở về nhà. Got It cũng có nhiều thành viên sống […]
Hành động nhỏ – Ảnh hưởng lớn

Hành động nhỏ – Ảnh hưởng lớn

Bạn biết không, trong cuộc trò chuyện giữa mình và một vài anh chị Senior Engineer, chủ đề được chúng mình đưa ra bàn luận rôm rả nhất chính là: “Điều gì đã khiến Got It thu hút trên thị trường?” Bên cạnh câu chuyện về con người, chương trình đào tạo, hay cơ hội […]
Louis – Nỗ lực tìm lối đi giữa muôn vàn ngã rẽ

Louis – Nỗ lực tìm lối đi giữa muôn vàn ngã rẽ

Vào một buổi sáng cuối thu, tôi có cơ hội gặp gỡ và trải lòng cùng Louis – Remote Engineer đầu tiên của Got It – chàng lập trình viên mang trong mình ‘một túi ba gang’ đựng đầy những trải nghiệm thú vị. Trước khi cập bến Got It tại Hà Nội, Louis từng […]
Sinh viên VinUniversity thực tập dài hạn tại Got It: Thử thách khó nhằn hay Trải nghiệm rực rỡ?

Sinh viên VinUniversity thực tập dài hạn tại Got It: Thử thách khó nhằn hay Trải nghiệm rực rỡ?

Mới thành lập được một thời gian khá ngắn, nhưng VinUniversity (gọi tắt là VinUni) đã và đang chứng tỏ bản thân là một đối thủ đáng gờm với các trường đại học có tiếng khác trong và ngoài nước qua những nỗ lực cải tiến chương trình giáo dục, tạo điều kiện hết sức […]