Backend hiện nay đang là một lĩnh vực khá hot trong ngành lập trình web. Vậy bạn có biết ngôn ngữ lập trình backend nào đang mạnh và phổ biến nhất hiện nay không? Hãy cùng Got It khám phá top 7 ngôn ngữ backend thông dụng nhất qua bài viết bên dưới nhé!
Trước khi đề cập đến danh sách các ngôn ngữ backend, Got It muốn nói sơ qua một chút về định nghĩa lập trình backend là gì. Lập trình backend được xem như phần không thể thiếu khi phát triển website hay phần mềm ứng dụng.
Nếu như frontend là những gì bạn có thể thấy ngay trên giao diện thì backend là những thứ vô hình nằm đằng sau giao diện trực quan. Backend bao gồm ba phần là máy chủ (server), ứng dụng (application) và cơ sở dữ liệu (database). Mục đích chính của backend là giúp định hình quá trình website hay ứng dụng xử lý các hành động mà người dùng thực hiện trên giao diện và cho ra các kết quả tương ứng.
Tham khảo thêm về: Sự khác biệt giữa Back-end và Front-end
Do đó, ngôn ngữ lập trình là yếu tố không thể thiếu để các lập trình viên phát triển các đoạn mã lệnh backend. Một lập trình viên backend có thể cần nắm rõ nhiều ngôn ngữ backend để có thể chọn ra ngôn ngữ phù hợp với dự án của mình. Dưới đây là những mô tả ngắn gọn về những ngôn ngữ lập trình backend phổ biến nhất. Chúng ta hãy cùng xem qua nhé.
Mục lục
1. Java – Ngôn ngữ lập trình backend phổ biến nhất
Nhắc đến ngôn ngữ lập trình backend thì không thể không kể đến Java. Đây là ngôn ngữ lập trình đa năng, đa nền tảng, hướng đối tượng (object-oriented) và có tính đồng thời (concurrent) được phát triển bởi Oracle. Hầu hết các dev backend đều ưu tiên sử dụng Java bởi ngôn ngữ này có thể biên dịch (compile) mã lệnh dưới dạng mã byte Java (Java bytecode) để chạy trên Java Virtual Machine (JVM). Nhờ đó, bất kỳ thiết bị nào có thể cài đặt JVM thì có thể chạy được các ứng dụng viết bằng Java.
Mặc dù cực kỳ phổ biến nhưng Java lại có điểm yếu lớn chính là ít thân thiện với newbie. Lý do là vì các cú pháp (syntax) khá dài dòng và cần nhiều viết nhiều mã lệnh hơn khi phát triển một ứng dụng so với những ngôn ngữ khác. Nhưng bù lại, Java có một cộng đồng lập trình viên rất lớn vì vậy họ có thể hỗ trợ và giải đáp bất kỳ câu hỏi hay vấn đề nào của bạn.
2. PHP – Liệu có còn nên học?
Vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng ngôn ngữ backend phổ biến là PHP (Hypertext Preprocessor). Với những đặc tính như đa nền tảng, đa năng, động (dynamic) và có mã nguồn mở (open-source), PHP cũng là một trong những ngôn ngữ phù hợp cho người mới bắt đầu học lập trình backend. Lý do PHP được giới lập trình tin dùng là vì:
- Bạn có thể biên dịch và chạy một ứng dụng PHP đến khi ứng dụng thực thi đến dòng mã lệnh bị lỗi.
- Vì đã tồn tại từ rất lâu nên PHP có nguồn tài liệu, thư viện (library) hay mô-đun (module) phong phú và cộng đồng hỗ trợ lớn.
3. .NET – Câu trả lời của Microsoft trước Java
ASP.NET được định nghĩa là một framework ứng dụng web do Microsoft thiết kế, dùng để phát triển các ứng dụng và dịch vụ web bằng Visual Basic (VB), C#, F#, v.v..
Mô hình MVC (Model-View-Controller) của .NET giúp xử lý các tác vụ backend bằng một bộ điều chỉnh (controller) để tương tác với một mô hình (model) nhằm xử lý dữ liệu. Kết quả sau đó sẽ hiển thị trên khung nhìn (view) như một trang giao diện người dùng. Nhờ có độ ổn định và tín nhiệm cao cùng sự hỗ trợ của Microsoft, .NET được xem là lựa chọn lý tưởng cho nhiều doanh nghiệp.
4. Python – Ngôn ngữ lập trình backend xu hướng
Trong top 7 ngôn ngữ backend phổ biến nhất thì không thể nào thiếu ngôn ngữ lập trình Python được rồi. Hiện tại, Python là một trong những ngôn ngữ backend phát triển nhanh và phổ biến hàng đầu thế giới. Nhờ có cú pháp đơn giản, dễ hiểu cùng nhiều tài liệu hướng dẫn trực tuyến nên Python rất lý tưởng cho backend newbie.
Hơn nữa, Python còn được sử dụng trong lĩnh vực học máy (machine learning), phát triển ứng dụng web dựa trên khoa học dữ liệu, thiết kế GUI và nguyên mẫu. Tuy nhiên, Python không được khuyên dùng trong lĩnh vực điện toán di động (mobile computing).
5. Ruby – Đơn giản và mạnh mẽ
Ruby là ngôn ngữ lập trình có mã nguồn mở, động, đa nền tảng, hướng đối tượng và có tính phản xạ (reflective). Ngôn ngữ này thường được dùng trong những tác vụ đơn giản như tạo blog và là một trong những lựa chọn tốt nhất để thiết kế nguyên mẫu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng Ruby để phát triển ứng dụng web, trò chơi (game) và ứng dụng di động và tự động hóa (automating) những tác vụ lặp đi lặp lại bằng ngôn ngữ lập trình backend này. Vì tuân theo nguyên tắc bất ngờ nhỏ nhất POLA (Principle of Least Astonishment) nên Ruby giúp giảm bớt những nhầm lẫn có thể gặp trong lúc lập trình.
6. Ngôn ngữ truy vấn SQL
Thêm một ngôn ngữ lập trình phổ biến không kém trong giới lập trình backend chính là SQL (Structured Query Language). SQL là ngôn ngữ truy vấn (query) được sử dụng để tương tác với các cơ sở dữ liệu.
Bên cạnh đó, SQL còn là lựa chọn lý tưởng nhất cho những người mới bắt đầu học backend. Bởi SQL cũng là một ngôn ngữ khai báo (declarative) nên sẽ cho phép lập trình viên khai báo những kết quả mà họ muốn đạt được sau khi chạy mã lệnh mà không cần phải mô tả chi tiết các bước hay quy trình để tạo ra những kết quả đó. Nói chung, nếu bạn muốn khai thác tối đa các cơ sở dữ liệu hay muốn tìm hiểu về Dữ liệu lớn (Big Data) thì bạn sẽ phải học cách sử dụng SQL.
7. JavaScript – Cũng có thể dùng trong lập trình backend
Không ít người nhầm lẫn giữa hai ngôn ngữ lập trình Javascript và Java (JS) do tên gọi của chúng khá giống nhau. Vì vậy điều quan trọng bạn cần nhớ rõ khi học backend chính là JavaScript hoàn toàn khác và không có bất cứ gì liên quan đến Java. Trong giới backend, JS khá được ưa chuộng vì là ngôn ngữ bậc cao có tính động, không định kiểu (un-typed) và có khả năng thông dịch.
Ngoài ra, JS còn có điểm nổi bật hơn so với những ngôn ngữ backend khác là bạn có thể viết và chạy mã lệnh ngay trên trình duyệt web. Có thế nói, JS là phần không thể thiếu trong “bộ tam huyền thoại” khi thiết kế website động, cho nên việc trang bị thêm ngôn ngữ lập trình này là rất cần thiết đối với các backend developer.
Bên cạnh những ngôn ngữ phổ biến trên, còn có rất nhiều ngôn ngữ kịch bản khác trong cộng đồng dev. Vì vậy, Got It khuyên bạn nên dành chút thời gian nghiên các loại ngôn ngữ, sau đó xác định mục tiêu phát triển. Khi bạn đã có định hướng cụ thể, bạn có thể dễ dàng chọn cho mình một vài ngôn ngữ lập trình backend phù hợp hơn đấy!
Theo learntocodewith.me
[…] không nào? Bạn có thể tham khảm top 7 ngôn ngữ lập trình Backend phổ biến nhất tại đây và tìm hiểu sự khác biệt của front-end và […]
[…] những loại ngôn ngữ khác nhau. Do đó, Got It khuyên bạn nên ưu tiên chọn những ngôn ngữ lập trình backend phổ biến nhất để có nhiều cơ hội nghề nghiệp nhất trong ngành […]