4 Python Back-end framework phổ biến năm 2021

Python Back-end framework là công cụ mạnh mẽ giúp lập trình website với Python. Hiện nay có 4 framework Python phổ biến là Django, Flask, CherryPy và Pyramid. Các framework này sở hữu nhiều tính năng và công dụng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về 4 Python Back-end framework qua bài viết dưới đây.

1. Django – Python Back-end framework tốt nhất năm 2021

Khi nhắc tới Python Back-end framework, ta không thể nào không nhắc tới Django. Django là framework miễn phí và có mã nguồn mở giúp lập trình Back-end. Bạn có thể tạo nên những dự án phức tạp với sự hỗ trợ của Django. Đây là một trong trong những Python framework tốt nhất hiện nay. Những lập trình viên rất thường dùng Django để phát triển APIs và web app một cách nhanh chóng.

Django – Python Back-end framework

Hiện nay, theo thống kê đã hơn 12,000 dự án nổi tiếng trên thế giới sử dụng Django. Đây cũng là một trong những framework được lập trình viên rất ưa thích. Django cung cấp cho lập trình viên các tính năng mạnh mẽ và cực kỳ cao cấp. Ngoài ra, các thư viện của Django vô cùng phong phú, giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian viết code. Đây là framework đa năng mang đến sự tiện lợi và mạnh mẽ khi lập trình Back-end cho website. Các tính năng chính của Django bao gồm:

  • Giúp xây dựng cấu trúc URLs đơn giản nhưng mạnh mẽ.
  • Hệ thống xác nhận thông tin người dùng có sẵn.c
  • Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng giúp lưu trữ và phục hồi dữ liệu.
  • Trình quản lý admin tự động giúp sửa, thêm và xóa các tính năng.
  • Hệ thống cache mạnh mẽ.

2. Flask

Flask là một Python Back-end framework được tạo nên dưới chứng chỉ BSD. Chứng chỉ BSD được cung cấp cho các phần mềm miễn phí. Tuy nhiên, BSD sẽ hạn chế một vài trường hợp mà các công ty hay lập trình viên có thể sử dụng. Flask lấy cảm hứng từ framework Sinatra Ruby. Công nghệ của Flask dựa trên bộ công cụ Werkzeug WSGI và Jinja2. Mục đích chính của Flask là giúp lập trình nền tảng web app mạnh mẽ.

Flask

Lập trình viên có thể sử dụng Flask để lập trình Back-end cho hầu hết mọi dự án. Tuy nhiên, Flask phù hợp nhất với các ứng dụng mã nguồn mở. Rất nhiều công ty công nghệ lớn ứng dụng Flask, có thể kể đến như: Linkedin và Pinterest. So với Django, Flask thường được dùng cho các dự án vừa và nhỏ. Các tính năng của Flask bao gồm:

  • Tương thích 100% với WSGI 1.0.
  • Tính năng phát triển server được tích hợp sẵn.
  • Tính năng debug mạnh mẽ.
  • Hỗ trợ unit testing cực kỳ mạnh mẽ.
  • Nhiều extension đa năng được phát triển bởi cộng đồng Flask.

3. CherryPy

CherryPy là Python Back-end framework mã nguồn mở đã hơn 10 năm tuổi. CherryPy được công nhận là sở hữu tốc độ và tính ổn định cao. Framework này có thể chạy trên hầu hết các framework khác hỗ trợ Python. CherryPy giúp lập trình viên truy cập dữ liệu, thiết kế Back-end một cách thuận tiện. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm việc với sessions, tải file và cookies,… CherryPy sở hữu những tính năng hoàn hảo cho lập trình viên Back-end.

CherryPy

4. Pyramid

Pyramid là Python Back-end framework đang trên đà phát triển mạnh. Rất nhiều lập trình viên có uy tín trong ngành đang công nhận tính năng của Pyramid. Framework này chạy trên Python 3. Các tính năng của Pyramid vô cùng linh động và cho phép lập trình viên phát triển web app với cách tiếp cận đơn giản, hiệu quả.

Pyramid – Python Back-end framework

Bạn có thể sử dụng Pyramid cho cả dự án đơn giản và phức tạp. Đây là một trong những framework được ưa thích nhất bởi các lập trình viên lão làng. Bởi Pyramid sở hữu sự minh bạc và chất lượng tuyệt vời. Rất nhiều các công ty lớn như Mozilla, Yelp, Dropbox hay SurveyMonkey đã sử dụng Pyramid.

Các Python Back-end framework giúp lập trình viên thiết kế Back-end cho website một cách tốt nhất. Bài viết đã đề cập đến 4 Python framework được ưa chuộng năm 2021 là: Django, Flask, CherryPy và Pyramid. Bạn hãy chọn một Python Back-end framework phù hợp nhất và dự án của mình nhé.

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
February 07, 2021
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Backend Lead

Backend Lead

Hanoi, HCMC | Full-time | On-site | Are you eager to be a part of an innovative startup in Silicon Valley, pioneering the world’s first On-demand Human-in-the-loop platform for Generative AI? With investors who have backed industry leaders like SpaceX and Discord, we’re seeking an outstanding Backend Lead to join our team in Vietnam. As a Backend […]
Backend Engineer (Middle/Senior)

Backend Engineer (Middle/Senior)

Hanoi, HCMC | Full-time | On-site | Are you eager to be a part of an innovative startup in Silicon Valley, pioneering the world’s first On-demand Human-in-the-loop platform for Generative AI? With investors who have backed industry leaders like SpaceX and Discord, we’re seeking an outstanding Backend Lead to join our team in Vietnam. As […]
Các bước tạo một thư viện Python

Các bước tạo một thư viện Python

Tác giả: Minh (Software Engineer | CAI) Trong Tech Blog số này, Got It sẽ cùng bạn tìm hiểu về 6 bước để tạo và phân phối một thư viện Python. Cụ thể, chúng ta sẽ viết một CLI command tương tự cowsay cùng với một function để các package khác có thể import và […]
Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Tác giả: Kiên (Software Engineer | CAI) Đảm bảo code tuân thủ đầy đủ các quy tắc được đề xuất trong PEP8 là một điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong làm việc nhóm, khi mà yếu tố dễ đọc, dễ hiểu, và dễ bảo trì code được đặt lên hàng đầu. Dẫu […]
Hướng dẫn cách triển khai và debug code Python trên Docker

Hướng dẫn cách triển khai và debug code Python trên Docker

Tác giả: Kiên (Software Engineer | CAI) Bạn đã bao giờ mất hàng tiếng đồng hồ, thậm chí vài ngày để cài đặt một số thư viện cần thiết cho việc chạy một project trên máy tính của mình chưa? Nếu có thì đây là bài viết dành cho bạn. Thông thường, khi bạn tham […]
Readable Code

Readable Code

Tác giả: Minh (Software Engineer, CAI) & Hương (TPM, CAI) Mục lục1. Readable code là gì?2. Làm thế nào để viết code dễ đọc?2.1. Style guide2.2. Viết function nhỏ, tập trung vào một tính năng2.3. Đặt tên hợp lý2.3.1. Dùng các tiền tố thích hợp để phân loại function2.3.2. Hạn chế thêm thông tin về […]