Làm sao để thuyết trình tốt trước đám đông mà không cảm thấy lo lắng?

Bạn luôn rơi vào trạng thái lo lắng, hoảng sợ khi phải nói hay thuyết trình trước đám đông? Làm sao để thuyết trình tốt khi gặp tình trạng này? Sau đây, Got It sẽ bật mí một số kỹ thuật giúp bạn vượt qua những lo lắng để thuyết trình tốt hơn trước đám đông.

Yêu cầu đối với một bài thuyết trình tốt là gì?

Trước hết, một bài thuyết trình tốt là một bài thuyết trình được chuẩn bị kỹ lưỡng và không làm khán giả cảm thấy chán nản và “buồn ngủ”. Ở cấp độ cao hơn, một bài thuyết trình tốt phải đáp ứng ba tiêu chí sau:

  • Thông tin phù hợp: Một bài thuyết trình tốt phải chứa những thông tin phù hợp với vấn đề trình bày. Việc đưa ra những dữ kiện hay số liệu không liên quan sẽ khiến người nghe khó nắm bắt được nội dung mà người nói muốn truyền đạt.
  • Nội dung trực quan: Bài thuyết trình có nội dung trực quan sẽ gây ấn tượng cho người nghe. Bạn có thể biểu diễn bài thuyết trình của mình bằng các hình thức minh hoạ như hình ảnh, video, đồ thị, hay đơn giản chỉ là các cử chỉ có ý nghĩa.
  • Có “cốt truyện”: Khán giả thường có xu sẽ thích nghe những thông tin được tổ chức theo bố cục một câu chuyện hơn là cách liệt kê thông thường. Vì thế, một bài thuyết trình tốt luôn phải có “cốt truyện”. Và người thuyết trình tốt sẽ đóng vai trò là người kể chuyện cho khán giả.

>> Đọc thêm: Kỹ năng thuyết trình trước đám đông: Điều nên tránh

Tuy nhiên, không thể dễ dàng kể một câu chuyện tuyệt vời cho khán giả, nếu bạn để sự lo lắng cản trở bài thuyết trình của mình. Chính vì vậy, điều quan trọng để thuyết trình tốt là bạn phải kiểm soát được tâm lý lo lắng, nỗi sợ thuyết trình trước đám đông.

Processed with VSCO with j2 preset

Làm sao để thuyết trình tốt trước đám đông mà không lo lắng?

Bạn đang băn khoăn không biết làm sao để thuyết trình tốt trước đám đông mà không lo lắng? Hãy tham khảo một số kỹ thuật dưới đây:

Tập trung vào khán giả

Một trong những lý do khiến bạn cảm thấy lắng khi thuyết trình chính là vì bạn đang suy nghĩ quá nhiều về bản thân mình. Bạn luôn tự tạo ra áp lực với những câu hỏi như:

  • Mình phải xuất hiện trên sân khấu như thế nào mới đúng?
  • Nếu mình mắc lỗi thì điều gì sẽ xảy ra?
  • Khán giả nghĩ như thế nào về mình?

Vì vậy để loại bỏ cảm giác lo lắng, bạn nên tránh nghĩ quá nhiều về bản thân. Thay vì nghĩ đến những vấn đề bạn sẽ gặp phải, hãy nghĩ về những điều bạn mang lại cho khán giả với bài thuyết trình đó. Chẳng hạn:

  • Bài thuyết trình của bạn giúp khán giả học được những gì?
  • Khán giả nhận được lợi ích gì từ nội dung bạn trình bày
  • Thông điệp bạn truyền tải của có ý nghĩa như thế nào với mọi người?
  • Hiểu rõ nội dung thuyết trình

Bạn sẽ không thể để thực hiện tốt một bài thuyết trình mà bạn không hiểu rõ nội dung của nó. Điều này không có nghĩa là bạn phải trở thành một chuyên gia, nhưng tốt hơn bạn nên nắm vững nội dung cơ bản nhất. Bạn cũng cần hiểu rõ khán giả và nhu cầu của họ để xây dựng nội dung phù hợp nhất.

Xây dựng bài thuyết trình khoa học

Một kỹ thuật phổ biến để giảm bớt sự lo lắng là ghi nhớ những gì bạn định nói. Nhưng nếu cố gắng ghi nhớ nội dung, bạn sẽ trình bày như một con rô bốt. Chỉ cần quên một từ hoặc một vấn đề, toàn bộ bài thuyết trình của bạn sẽ bị phá vỡ. Sự lo lắng của bạn sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên xây dựng bài thuyết trình của mình một cách khoa học nhất.

Cấu trúc bài thuyết trình nên chứa các gợi ý để bạn không phải nhớ một cách máy móc. Cụ thể:

  • Có các cụm từ khóa được liệt kê trên thẻ gợi ý để biết nội dung tiếp theo
  • Nếu sử dụng PowerPoint, hãy hiển thị các cụm từ khóa trong quá trình chuyển slide

Một bài thuyết trình tốt phải có cấu trúc giống như một câu chuyện, thậm chí là một “câu chuyện cổ tích”. Đây là cấu trúc được nhiều nhà thuyết trình chuyên nghiệp áp dụng.

Processed with VSCO with j2 preset

Thu hút sự chú ý của khán giả

Sự tham gia của khán giả là là một phần thiết yếu của bài thuyết trình. Đặt câu hỏi cho khán giả hoặc để họ tham gia vào một hoạt động để thu hút sự chú ý của họ. Việc chuyển bài thuyết trình từ độc thoại sang đối thoại sẽ giúp bạn giảm bớt sự lo lắng và thu hút khán giả.

Luyện tập, luyện tập và luyện tập

Sự quen thuộc mang lại sự tự tin và luyện tập giúp bạn diễn đạt một cách tự nhiên hơn. Đó là lý do tại sao một trong cách hiệu quả để cải thiện kỹ năng thuyết trình tốt là hãy luyện tập càng nhiều càng tốt.

  • Ghi âm để nghe giọng điệu và tốc độ nói của bạn để điều chỉnh một cách thích hợp.
  • Hãy thử tự quay video để biết mình trông như thế nào, sau đó lập kế hoạch để hoàn thiện kỹ năng.
  • Luyện tập trước người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp – những người sẽ cho bạn phản hồi trung thực và mang tính xây dựng.

Ở đây, luyện tập không phải là thuộc lòng bài thuyết trình. Mục đích của việc tập luyện là để nắm chắc nội dung để bài thuyết trình tự nhiên hơn.

Luyện tập nhiều sẽ giúp bạn thuyết trình tốt hơn

Chuẩn bị tốt cho buổi thuyết trình

Để vượt qua sự lo lắng khi thuyết trình, bạn cần đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Điều này có nghĩa là bạn phải chuẩn bị thật kỹ trước buổi thuyết trình như:

  • Lựa chọn trang phục thoải mái và phù hợp với buổi thuyết trình
  • Chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi dự đoán để tương tác với khán giả
  • Đến sớm và chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị bạn sẽ sử dụng
  • Hãy chạy lại chương trình lần cuối tại phòng thuyết trình (nếu có thể)

Tập hít thở sâu

Bằng cách hít thở sâu, não của bạn sẽ nhận được lượng oxy cần thiết sẽ đánh lừa cơ thể bạn tin rằng bạn đã bình tĩnh hơn. Nó cũng giúp chữa run giọng, có thể xảy ra khi hơi thở của bạn không đều.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả

Ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của một buổi thuyết trình. Ngay trước khi bạn bắt đầu nói, hãy tạm dừng, giao tiếp bằng mắt và mỉm cười. Khán giả đánh giá cao điều đó và bạn cũng sẽ thấy rằng họ quan tâm đến thông điệp mình. Hãy thêm một nụ cười và bạn chắc chắn sẽ nhận được một số thông điệp đáp lại.

Tương tác với khán giả bằng các cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể

Nói chậm hơn bạn nói trong một cuộc trò chuyện và để khoảng nghỉ dài hơn giữa các câu. Tốc độ chậm hơn này sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn. Đồng thời nó cũng giúp bạn dễ nghe hơn, đặc biệt là trong một căn phòng lớn.

Cuối cùng, bạn nên di chuyển nhiều hơn trong bài thuyết trình. Hoạt động này sẽ giúp bạn “tiêu hao” đáng kể cảm giác lo lắng khi nói trước đám đông.

Thuyết trình tốt mang lại cho bạn rất nhiều thuận lợi trong học tập và công việc. Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã biết được cách làm sao để thuyết trình tốt trước đám đông mà không cảm thấy lo lắng. Hãy tham khảo một số “mẹo” Got It chia sẻ để cải thiện kỹ năng thuyết trình nhé!

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
February 02, 2021
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Phương pháp đọc hiệu quả

Phương pháp đọc hiệu quả

Đọc sách là một hình thức tập thể dục cho não bộ, giống như việc chúng ta chơi thể thao hay chạy bộ vậy. Sau một quá trình rèn luyện, chúng ta sẽ có được cơ thể khỏe mạnh, săn chắc và tinh thần thoải mái hơn. Bộ não được vận động thường xuyên sẽ […]
5 lỗi ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình cần tránh

5 lỗi ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình cần tránh

Có thể bạn đã biết việc áp dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình là điều cực kỳ quan trọng khi thuyết trình. Nhưng liệu bạn có biết rằng không phải cử chỉ nào của cơ thể cũng là tốt không? Có khá nhiều cử chỉ được coi là lỗi trong thuyết trình. Cùng […]
Tư duy lập trình là gì? 5 phương pháp rèn luyện tư duy lập trình

Tư duy lập trình là gì? 5 phương pháp rèn luyện tư duy lập trình

Tư duy lập trình là gì? Làm thế nào để có tư duy lập trình? Đây có lẽ là thắc mắc chung của nhiều bạn khi lần đầu làm quen với lập trình. Để giải đáp điều này, trong bài viết dưới đây, Got It sẽ cung cấp cho các bạn cách hiểu đầy đủ […]
5 kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp cho dân IT

5 kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp cho dân IT

Ngoài năng lực và kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp cũng là điều không thể thiếu khi làm việc. Tất nhiên, đã là kỹ năng thì không phải ai cũng nghiễm nhiên là có mà phải được rèn luyện trong cả quá trình. Để Got It “mách” cho […]
Phương pháp tư duy: Phương pháp nào là tốt nhất?

Phương pháp tư duy: Phương pháp nào là tốt nhất?

Các phương pháp tư duy luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người. Không chỉ những học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường mà cả những người đi làm cũng quan tâm đến điều này. Phương pháp nào là tốt nhất? Hãy cùng Got It tìm hiểu về các phương […]
10 cách rèn luyện tư duy hiệu quả

10 cách rèn luyện tư duy hiệu quả

Não điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, có nghĩa là mọi hoạt động tư duy của chúng ta đều do não thực hiện. Nếu bạn muốn luyện tư duy cho não, hãy thử ngay 10 cách rèn luyện tư duy sau nhé. Mục lục1. Xếp hình2. Chơi bài3. Học từ vựng4. Nhảy 5. […]