Kỹ năng thuyết trình trước đám đông: Điều nên tránh

Bạn lo lắng về kỹ năng thuyết trình trước đám đông của mình? Đừng lo, hãy làm theo những lời khuyên dưới đây, chắc chắn kỹ năng của bạn sẽ cải thiện. Để giúp bạn làm tốt trong từng bước, Got It cũng sẽ cung cấp lời khuyên cho từng giai đoạn chuẩn bị cho bạn.

1. Kỹ năng thuyết trình trước đám đông là gì?

Kỹ năng thuyết trình trước đám đông là một kỹ năng mềm cần có khả năng giao tiếp xuất sắc.

Kỹ năng thuyết trình trước đám đông là một kỹ năng mềm yêu cầu khả năng giao tiếp xuất sắc, sự nhiệt tình và khả năng gắn kết với người nghe. Thuyết trình có thể là diễn thuyết trước một nhóm nhỏ các nhân viên. Thuyết trình cũng có thể là nói trước hàng nghìn người tại một hội nghị hay sự kiện mang tầm quốc gia.

Bất kể dịp gì, người thuyết trình phải có những kỹ năng cần thiết và sự thoải mái khi đứng trước đám đông. Với những người mới bắt đầu, luôn có những điều cơ bản mà họ thường làm sai. Hãy tìm hiểu những điều nên và không nên làm khi thuyết trình để tránh những lỗi cơ bản đó nhé.

2. Những điều nên và không nên làm khi thuyết trình

A. Khi chuẩn bị bài thuyết trình

  • NÊN quyết định mục tiêu bài nói thực sự của bạn là gì. Thông điệp mà bạn muốn người nghe có thể nhớ đến tận khi họ trở về nhà là gì? Xác định điều kiện tiên quyết này và tổ chức bài nói của bạn theo hướng này. Hãy nhớ chỉ tập trung vào thông điệp bạn muốn truyền tải mà thôi.
  • NÊN chuẩn bị một bài nói sẽ vừa với khoảng thời gian bạn có. Điều này có nghĩa là hãy để trống vài phút để khán giả có thể đặt câu hỏi cho bạn. Khi thuyết trình thử, hãy sử dụng đồng hồ bấm giờ để điều chỉnh nội dung và tốc độ nói của mình nhé.
  • KHÔNG NÊN quên rằng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thông thường người nghe chỉ có thể nhớ được 3-4 ý chính trong bài nói của bạn
  • KHÔNG NÊN “chệch khỏi đường ray” thông điệp của bạn với những câu chuyện ngoài lề hay tập trung quá nhiều vào những chi tiết không quan trọng
  • KHÔNG NÊN quên rằng mỗi bài thuyết trình là một màn trình diễn: bạn phải thể hiện thật tốt để truyền tải được thông điệp

B. Ngôn ngữ khi thuyết trình

  • NÊN đưa ra định nghĩa rõ ràng, đầy đủ, chính xác cho bất cứ cụm từ không thân thuộc với khán giả. Hãy nhớ rằng, họ có thể không đến từ ngành nghề giống bạn.
  • NÊN sử dụng ít từ trái nghĩa. Người nghe có thể không quen thuộc với từ này, khiến họ không bắt kịp tiến độ nói của bạn.
  • KHÔNG NÊN mở đầu câu nói với những cụm từ như “Như các bạn đã biết”. Sử dụng những cụm từ như vậy nhiều lần khiến người nghe khó chịu. Đồng thời, trong mắt họ, bạn cũng trở thành một kẻ ngạo mạn vì tỏ ra hiểu biết.
  • KHÔNG NÊN kết thúc một câu với “phải không” hay “được không”
  • KHÔNG NÊN tỏ ra có lỗi khi giới thiệu một chủ đề bằng cách nói “Cái này không mất quá lâu đâu”, “Ngắn gọn thì…” hay những cụm từ giống vậy. Điều này sẽ khiến người nghe nghĩ rằng điều bạn đang đề cập đến là không quan trọng. Dù họ vẫn lắng nghe, họ không thực sự để tâm đến nó.

C. Sử dụng bút laser

  • NÊN sử dụng bút laser để hướng sự tập trung của người nghe vào một phần hình ảnh bạn đang nhắc đến khi điều quan trọng không rõ ràng với họ.
  • NÊN đặt bút laser xuống khi bạn không sử dụng nó
  • KHÔNG NÊN chỉ bút laser vào khắp màn hình khi bạn nói. Bạn sẽ khiến người nghe đau đầu vì mắt của họ phải đảo liên tục để bắt kịp với bạn.
  • KHÔNG NÊN sử dụng bút laser để chỉ vào các dòng chữ. Khán giả cũng có khả năng đọc giống như bạn. Bạn có bao giờ chỉ vào từng chữ khi bạn đọc một cuốn sách không? Họ cũng vậy.

D. Chuyên mục hỏi và đáp

  • NÊN trả lời các câu hỏi súc tích, ngắn gọn nhất có thể. Hãy nhớ rằng, có thể chỉ duy nhất một người trong khán giả hứng thú với một câu trả lời cụ thể.
  • NÊN nhớ rằng “Tôi không biết” là một câu trả lời tốt nếu bạn không biết. Đừng đi sâu vào giải thích tại sao bạn không biết. Nếu bạn vẫn đang trong quá trình tìm câu trả lời, chỉ cần nói như vậy là đủ. 
  • KHÔNG NÊN tận dụng các câu hỏi bạn nhận được để chiếu những slide bạn đã cắt khỏi bài thuyết trình vì giới hạn thời gian.
  • KHÔNG NÊN quay lại các slide của bạn để tìm kiếm câu trả lời nếu không thực sự cần thiết.
  • KHÔNG NÊN nói chuyện riêng tư với những người đặt câu hỏi ở hàng đầu tiên. Hãy đảm bảo rằng tất cả mọi người đều biết câu hỏi là gì và có thể nghe, hiểu câu trả lời. 

E. Những điều cần lưu ý khác

  • NÊN thể hiện sự hứng thú về điều bạn sẽ nói. Nếu chính bản thân bạn còn không mong chờ những gì bạn sẽ truyền tài, tại sao bạn lại nghĩ khán giả sẽ hứng thú với bài nói của bạn?
  • NÊN đối mặt với khán giả của bạn. Nếu bạn cần nhìn slide thuyết trình, hãy nhìn projector overhead hoặc màn hình chiếc máy tính đang trình chiếu slide. Quay lưng lại khán giả không chỉ là một biểu hiện của sự thô lỗ, mà còn khiến họ gặp khó khăn trong việc lắng nghe bạn. 
  • NÊN nói thật to để tất cả khán giả có thể nghe thấy bạn, kể cả những người ở cuối khán phòng.
  • KHÔNG NÊN chuyển và lùi slide liên tục. Nếu bạn nhầm lẫn khi chỉnh slide, hãy điều chỉnh lại bài nói của mình. Hoặc lặp lại một slide nếu bạn cần dùng lại slide này, không nên quay lại. 
  • KHÔNG NÊN di chuyển quá nhiều. Mỗi cử chỉ, động tác của bạn cần phải có mục đích rõ ràng.
  • KHÔNG NÊN giữ tay trong túi quần, túi áo, khoanh tay trước ngực, hay giữ hai tay ở thắt lưng. Hãy linh hoạt, sáng tạo với chuyển động tay của bạn.

Got It hy vọng rằng với những mẹo trên, bạn sẽ tự tin với kỹ năng thuyết trình trước đám đông của mình và đem đến những bài nói gây ấn tượng. Chúc bạn thành công!

Got It Vietnam – Tham khảo: Goldbio, NRAO Edu, The Balance Careers

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
January 27, 2021
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Phương pháp đọc hiệu quả

Phương pháp đọc hiệu quả

Đọc sách là một hình thức tập thể dục cho não bộ, giống như việc chúng ta chơi thể thao hay chạy bộ vậy. Sau một quá trình rèn luyện, chúng ta sẽ có được cơ thể khỏe mạnh, săn chắc và tinh thần thoải mái hơn. Bộ não được vận động thường xuyên sẽ […]
5 lỗi ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình cần tránh

5 lỗi ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình cần tránh

Có thể bạn đã biết việc áp dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình là điều cực kỳ quan trọng khi thuyết trình. Nhưng liệu bạn có biết rằng không phải cử chỉ nào của cơ thể cũng là tốt không? Có khá nhiều cử chỉ được coi là lỗi trong thuyết trình. Cùng […]
Tư duy lập trình là gì? 5 phương pháp rèn luyện tư duy lập trình

Tư duy lập trình là gì? 5 phương pháp rèn luyện tư duy lập trình

Tư duy lập trình là gì? Làm thế nào để có tư duy lập trình? Đây có lẽ là thắc mắc chung của nhiều bạn khi lần đầu làm quen với lập trình. Để giải đáp điều này, trong bài viết dưới đây, Got It sẽ cung cấp cho các bạn cách hiểu đầy đủ […]
5 kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp cho dân IT

5 kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp cho dân IT

Ngoài năng lực và kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp cũng là điều không thể thiếu khi làm việc. Tất nhiên, đã là kỹ năng thì không phải ai cũng nghiễm nhiên là có mà phải được rèn luyện trong cả quá trình. Để Got It “mách” cho […]
Phương pháp tư duy: Phương pháp nào là tốt nhất?

Phương pháp tư duy: Phương pháp nào là tốt nhất?

Các phương pháp tư duy luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người. Không chỉ những học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường mà cả những người đi làm cũng quan tâm đến điều này. Phương pháp nào là tốt nhất? Hãy cùng Got It tìm hiểu về các phương […]
10 cách rèn luyện tư duy hiệu quả

10 cách rèn luyện tư duy hiệu quả

Não điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, có nghĩa là mọi hoạt động tư duy của chúng ta đều do não thực hiện. Nếu bạn muốn luyện tư duy cho não, hãy thử ngay 10 cách rèn luyện tư duy sau nhé. Mục lục1. Xếp hình2. Chơi bài3. Học từ vựng4. Nhảy 5. […]