5 lỗi ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình cần tránh

Có thể bạn đã biết việc áp dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình là điều cực kỳ quan trọng khi thuyết trình. Nhưng liệu bạn có biết rằng không phải cử chỉ nào của cơ thể cũng là tốt không? Có khá nhiều cử chỉ được coi là lỗi trong thuyết trình. Cùng Got It xem thử 5 trong số lỗi đó là gì nhé!

5 lỗi ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình cần tránh

1. Giấu bàn tay

Cất giấu đôi tay là một trong những lỗi ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình phổ biến nhất. Thông thường khi lo lắng, chúng ta hay giấu tay sau lưng, trong túi quần hoặc nắm bàn tay lại. Điều này khiến cho khán giả cảm thấy bạn đang lúng túng và thiếu tự tin. Đồng thời cũng khiến họ nghĩ bạn đang giấu diếm điều gì đó. Có thể nói, đây là cử chỉ gây mất điểm nhiều nhất trong cả thuyết trình lẫn giao tiếp.

Thay vào đó, bạn nên chú ý đến chuyển động cánh tay nhiều hơn. Bởi người nghe sẽ thường chú tâm và lắng nghe những người có chuyển động tay đa dạng. Ngoài ra, việc cử động tay có chừng mực và có mục đích cũng giúp bạn kết nối và truyền cảm hứng đến người nghe hơn.

2. Khoanh tay

Trong ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ khoanh tay được xem là một tư thế phòng thủ. Cử chỉ này mang ý nghĩa rằng bạn đang phòng thủ, kháng cự. Đồng thời sẽ làm khán giả cảm thấy bạn không nhiệt tình hoặc bạn đang trình bày một điều gì đó không hoàn toàn chính xác.

Thay vì sử dụng cử chỉ gây hiểu lầm này, các bạn nên giữ cánh tay mở rộng, cách cơ thể một khoảng nhất định. Điều này sẽ giúp khán giả cảm thấy bạn dễ gần, cởi mở và hoan nghênh mọi câu hỏi, thắc mắc.

3. Chuyển động chân quá nhiều

Tương tự như đôi tay, đôi chân cũng là một trong những ngôn ngữ cơ thể khó kiểm soát và dễ mắc lỗi nhất. Trong quá trình thuyết trình, nếu chân bạn chuyển động liên tục sẽ thể hiện cho khán giả biết là bạn đang không thoải mái, bồn chồn. Tuy nhiên bạn cũng không nên chỉ đứng yên ở một vị trí nhất định. Như vậy, khán giả sẽ cảm thấy bài thuyết trình của bạn nhàm chán và không thu hút.

Để tránh lỗi ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình này, hãy di chuyển mỗi khi bạn nêu một vấn đề mới. Ví dụ, bạn có thể tiến lên vài bước khi muốn truyền thông điệp đến khán giả. Hoặc bạn có thể chọn ra 3 điểm di chuyển trên sân khấu. Mỗi khi trình bày một vấn đề, bạn có thể luân phiên di chuyển đến 3 điểm bạn đã chọn.

4. Lảng tránh ánh mắt

Lảng tránh ánh mắt là một dấu hiệu của sự bất an và không chuyên nghiệp khi thuyết trình. Nếu bạn chỉ tập trung nhìn vào một người hoặc liên tục nhìn vào màn hình, khán giả sẽ biết bạn đang không tự tin hoặc muốn kết thúc buổi thuyết trình nhanh chóng.

Để tránh mắc phải lỗi này, các bạn có thể thử một trong những cách sau:

  • Chọn một điểm cố định trên tường hoặc trên đầu người nghe. Sau đó cố gắng giữ mắt ở vị trí đó trong thời gian ngắn, sau đó chuyển hướng nhìn đến vị trí khác.
  • Nhìn theo hình bán nguyệt từ phải sang trái. Tuy nhiên bạn không nên nhìn lướt quá nhanh mà nên giữ ánh mắt một lúc để tạo cảm giác chân thật.
  • Mỗi khi đưa ra một quan điểm, thông tin mới, bạn có thể hướng ánh mắt đến những vị trí chỗ ngồi hoặc khán đài khác nhau để tăng tính tương tác.

5. Quên cười

Mỗi khi bồn chồn, khuôn mặt của chúng ta thường thể hiện sự lo lắng và nghiêm túc thái quá. Điều này sẽ tạo ấn tượng xấu với khán giả. Trừ khi buổi thuyết trình của bạn đề cập đến những tin tức xấu, bạn nên nhớ phải luôn tươi cười khi thuyết trình. Như vậy, khán giả mới có thể cảm thấy đồng cảm hơn với thông điệp của bạn. Đồng thời, nụ cười còn tạo cảm giác cởi mở và ấm áp hơn cho bài thuyết trình. Hãy nhớ rằng, một nụ cười còn đáng giá hơn ngàn lời nói.

Tips giúp cải thiện ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình

Sau đây là một số tip có thể giúp bạn cải thiện ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình:

  • Luyện tập trước. Các bạn có thể thử đứng trước gương và tập thuyết trình tại nhà. Bằng cách này, bạn sẽ biết mình mắc phải những lỗi nào và tìm cách khắc phục.
  • Kiểm soát căng thẳng. Khi chờ đến lượt thuyết trình, bạn có thể hít sâu vài lần để kiểm soát sự căng thẳng. Bởi căng thẳng chính là nguyên nhân dẫn đến những lỗi ngôn ngữ cơ thể ở trên.
  • Làm chủ cảm xúc. Hãy thử suy nghĩ làm thế nào để truyền đạt cảm xúc đến khán giả khi thuyết trình. Khi bạn tập trung vào cảm xúc đằng sau thông điệp bạn muốn truyền tải, ngôn ngữ cơ thể của bạn sẽ thuyết phục và ít mắc lỗi hơn.
  • Mở đầu bài thuyết trình một cách tự tin. Cố gắng mở đầu bằng câu hỏi hoặc tình huống thu hút để chiếm sự chú ý của khán giả. Chỉ cần mở đầu suôn sẻ thì coi như bạn đã thành công một nửa bài thuyết trình.

Nếu muốn thuyết trình một cách chuyên nghiệp, ngoài việc phải tránh những lỗi phi ngôn ngữ trên, các bạn cũng cần phải luyện tập và thực hành thường xuyên. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những lỗi ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình cần tránh. Chúc bạn thành công!

Đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
February 24, 2021
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Phương pháp đọc hiệu quả

Phương pháp đọc hiệu quả

Đọc sách là một hình thức tập thể dục cho não bộ, giống như việc chúng ta chơi thể thao hay chạy bộ vậy. Sau một quá trình rèn luyện, chúng ta sẽ có được cơ thể khỏe mạnh, săn chắc và tinh thần thoải mái hơn. Bộ não được vận động thường xuyên sẽ […]
5 lỗi ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình cần tránh

5 lỗi ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình cần tránh

Có thể bạn đã biết việc áp dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình là điều cực kỳ quan trọng khi thuyết trình. Nhưng liệu bạn có biết rằng không phải cử chỉ nào của cơ thể cũng là tốt không? Có khá nhiều cử chỉ được coi là lỗi trong thuyết trình. Cùng […]
Tư duy lập trình là gì? 5 phương pháp rèn luyện tư duy lập trình

Tư duy lập trình là gì? 5 phương pháp rèn luyện tư duy lập trình

Tư duy lập trình là gì? Làm thế nào để có tư duy lập trình? Đây có lẽ là thắc mắc chung của nhiều bạn khi lần đầu làm quen với lập trình. Để giải đáp điều này, trong bài viết dưới đây, Got It sẽ cung cấp cho các bạn cách hiểu đầy đủ […]
5 kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp cho dân IT

5 kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp cho dân IT

Ngoài năng lực và kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp cũng là điều không thể thiếu khi làm việc. Tất nhiên, đã là kỹ năng thì không phải ai cũng nghiễm nhiên là có mà phải được rèn luyện trong cả quá trình. Để Got It “mách” cho […]
Phương pháp tư duy: Phương pháp nào là tốt nhất?

Phương pháp tư duy: Phương pháp nào là tốt nhất?

Các phương pháp tư duy luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người. Không chỉ những học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường mà cả những người đi làm cũng quan tâm đến điều này. Phương pháp nào là tốt nhất? Hãy cùng Got It tìm hiểu về các phương […]
10 cách rèn luyện tư duy hiệu quả

10 cách rèn luyện tư duy hiệu quả

Não điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, có nghĩa là mọi hoạt động tư duy của chúng ta đều do não thực hiện. Nếu bạn muốn luyện tư duy cho não, hãy thử ngay 10 cách rèn luyện tư duy sau nhé. Mục lục1. Xếp hình2. Chơi bài3. Học từ vựng4. Nhảy 5. […]