Không phải ai cũng có khả năng nói tốt trước đám đông. Để có thể đứng trước một tập thể và nói ra mục đích của mình, bạn cần phải thực hành hàng giờ, học hỏi các kinh nghiệm, kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng thì mới có thể làm tốt.
Mục lục
5 kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng hữu ích
Chú ý chủ đề của bạn
Điều quan trọng đầu tiên bạn cần nhớ để nâng cấp kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng của bản thân là chủ đề. Chủ đề là yếu tố đầu tiên mà khán giả đến với buổi thuyết trình của bạn. Chính vì họ rất quan tâm đến chủ đề đó nên bạn càng phải chia sẻ một cách chân thành, chi tiết, hiệu quả. Vì chỉ khi bạn chia sẻ chủ đề một cách chân thành, dựa trên những trải nghiệm cá nhân thì khán giả mới đón nhận được một cách chân thành.
Kể một câu chuyện là kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng
Trong bài thuyết trình chắc chắn không thể thiếu phần chứng minh để có thể tăng độ tin cậy cho người nghe. Và cách hữu hiệu quả nhất mà bạn có thể làm là kể một câu chuyện. Tất cả mọi người đều thích nghe những câu chuyện hay. Vì vậy, hãy lựa chọn một câu chuyện liên quan và phù hợp với chủ đề để làm sáng rõ luận điểm của mình.
Đừng lo lắng về những lỗi mắc phải
Hầu như mọi nỗi lo lắng của người thuyết trình đều xuất phát từ nỗi sợ khi mắc lỗi. Và khi bạn quá sợ hãi, lo lắng về điều đó. Bạn sẽ càng phạm phải nhiều sai lầm hơn.
Một cách để bạn có thể bình tĩnh và lấy lại tự tin trong buổi thuyết trình là chấp nhận bản thân có thể xảy ra lỗi. Đa số khán giả đều có thể nhận ra nếu bạn phạm phải lỗi lầm. Tuy nhiên, họ sẽ nhanh chóng quên đi nếu đó chỉ là một lỗi nhỏ.
Ăn mặc chuyên nghiệp nhưng thoải mái
Một nguyên tắc chung mà những người thuyết trình chuyên nghiệp sẽ áp dụng khi bước vào buổi thuyết trình đó là: khán giả sẽ quyết định món đồ bạn mặc. Trên nguyên tắc chung là hợp vệ sinh và có sự chải chuốt. Bạn nên lựa chọn trang phục giống với cách mà khán giả của bạn sẽ mặc. Ví dụ, khán giả của bạn ăn mặc chải chuốt, sang trọng thì bạn không nên chỉ mặc đồ ngắn với áo phông và ngược lại.
Tránh những từ đệm và sử dụng cử chỉ
Những từ đệm như “à” “ừm” được nhiều người sử dụng mỗi khi nói chuyện. Tuy nhiên, để trở thành một người thuyết trình chuyên nghiệp, bạn không nên sử dụng quá nhiều những từ đệm. Nếu sử dụng quá nhiều, nó sẽ khiến cho bạn nhìn có vẻ thiếu tự tin, bí từ, hoặc không biết nói gì tiếp theo.
Bên cạnh lời nói, cử chỉ cũng là một yếu tố quan trọng để bạn thu hút sự chú ý của khán giả. Khi ngồi nghe lâu một cách bị động, khán giả sẽ dễ cảm thấy bị giảm hứng thú. Vì vậy, bên cạnh nói tốt, bạn nên kết hợp thêm một số cử chỉ để miêu tả lời nói của mình. Di chuyển liên tục để kết nối với khán giả sẽ giúp họ tập trung và lắng nghe chủ đề thuyết trình tốt hơn.
Trên đây là 5 kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng mà bạn nên áp dụng ngay để có thể nâng cao kỹ năng nói trước đám đông của mình. Chúc bạn thành công!