Nếu bạn theo dõi Blog của Got It từ lâu, hẳn bạn sẽ nhớ câu chuyện của Hương. Dù có trong tay tấm bằng Cử nhân Kỹ sư máy tính của UCLA, một trong những trường đại học danh giá nhất thế giới, cô gái cá tính này vẫn quyết tâm từ bỏ những cơ hội rộng mở xứ cờ hoa để trở quê hương sinh sống, làm việc và phát triển. 

Sau gần ba năm gắn bó, giờ đây, Hương đang là Technical Product Manager cho sản phẩm Conversational AI (Trí tuệ Nhân tạo Hội thoại) – một trong những sản phẩm phức tạp, khó nhằn và được gửi gắm nhiều kỳ vọng nhất từ đội ngũ của Got It. 

Hành trình của Hương từ khi còn là một Software Engineer đến nay, khi đã trở thành một Technical Product Manager (TPM), có gì đặc biệt? Là một TPM có background Engineer, Hương gặp phải những khó khăn như thế nào? Hãy cùng chúng mình khám phá chặng đường ấn tượng của cô gái này!  

Technical Product Manager CAI heading 1

Chào Hương, để các bạn độc giả hiểu hơn về mình, Hương có thể giới thiệu đôi chút về background cũng như hành trình của bạn với Got It được không?

Hương: Xin chào. Hành trình của mình với Got It cũng đã kéo dài được gần 3 năm. Đầu năm 2019, sau khi tốt nghiệp đại học ở bên Mỹ với chuyên ngành Kỹ sư máy tính, mình về Việt Nam và ứng tuyển vào vị trí Backend Engineer của Got It. Sau gần hai năm gắn bó với công việc này, thì bắt đầu từ cuối năm 2020 đến giờ mình đã chuyển sang đóng góp cho team với vai trò Technical Project Manager (TPM).

Trong khoảng thời gian gắn bó với vai trò Software Engineer ở team Backend, Hương đã tham gia phát triển các sản phẩm nào?

Hương: Vào công ty một thời gian ngắn thì mình bắt đầu tham gia vào phát triển Experts for Powerpoint, sản phẩm hợp tác giữa Got It và một ông lớn trong ngành công nghệ. Cũng may mắn là mình có cơ hội được đóng góp từ những dòng code đầu tiên cho bản MVP (minimum viable product) của sản phẩm này luôn.

Sau đấy khi Experts for Powerpoint đã dần ổn định hơn thì mình chuyển sang team AI xây dựng QueryChat AI. QueryChat AI cũng chính là tiền thân của Conversational AI (CAI) mà mình đang làm hiện tại.

Thông qua các trải nghiệm làm sản phẩm đó, Hương có thấy kỹ năng cứng của mình thay đổi hay phát triển được nhiều không?

Hương: Có chứ. Got It là nơi đầu tiên mà mình làm việc toàn thời gian sau khi ra trường. Tất cả những kiến thức thực tế mình có đến giờ đều được đúc kết trong quá trình làm việc ở đây. 

Mình học từ những thứ rất căn bản như là một chiếc web app hoạt động như thế nào, đến những kiến thức phức tạp hơn, như làm thế nào để code cho sạch đẹp, và sau này là làm thế nào để ứng dụng AI vào thực tiễn. 

Ngoài ra, mình cũng trau dồi thêm được kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn, đào tạo và thiết kế hệ thống. Nhìn chung là nhiều lắm, và tất cả những bài học đó đều rất đáng quý với mình.

Không biết, trong khoảng thời gian gần 2 năm làm Backend Engineer, Hương có kỷ niệm nào đáng nhớ không nhỉ? 

Hương: Nói về kỷ niệm đáng nhớ, thì chắc là trong khoảng thời gian làm Engineer ở team AI. Hồi đấy, Got It mới chuyển sang chế độ làm ở nhà để chống dịch. Team mình, thời điểm đó có 4 người, thì tất cả đều là cú đêm.

Thế là hàng ngày cứ đến tầm 9 giờ tối là cả đám lại rủ nhau lên code đến tận 1,2 giờ. Sáng hôm sau thì 10 giờ mới mở mắt. Mấy đứa em trong team mình suýt muộn họp All-hands mấy lần vì cái tội ngủ muộn. Toàn là mình phải đi gọi chúng nó dậy.

Kỷ lục của bọn mình là một chiếc meeting dài sáu hay bảy tiếng gì đấy để code cùng nhau cho kịp deadline. Được cái là code đêm thì yên tĩnh, Travis lại chạy rất nhanh, bạn nào thử rồi sẽ hiểu mình nói gì (cười).

Technical Product Manager CAI heading 02

Hương bắt đầu cùng team làm sản phẩm CAI từ tháng 9 năm ngoái. Không biết Hương có cảm nhận như thế nào về sản phẩm này?

Hương: Thực ra mình tin là cũng sẽ có rất nhiều người có cùng suy nghĩ với mình. CAI là sản phẩm mà Got It xây dựng từ con số 0, nên có rất nhiều cái khó. Khó vì bài toán mà Conversational AI muốn giải quyết là một bài toán không hề đơn giản. 

Chưa kể, với tinh thần khởi nghiệp, Got It sẽ liên tục thử nghiệm, lấy ý kiến khách hàng và thay đổi sản phẩm cho phù hợp với thị trường. Vì thế, CAI cũng liên tục thay đổi. Sản phẩm thay đổi, thì Engineer cũng phải thay đổi code theo. Nhiều lúc cũng khá căng não vì sản phẩm phức tạp, nhưng khi mình chinh phục được những thách thức đó rồi thì thấy mọi nỗ lực đều xứng đáng.

Được biết, sau một khoảng thời gian làm việc cùng CAI với vai trò Engineer, Hương đã trở thành Technical Product Manager (TPM) của sản phẩm. Đâu là cơ duyên khiến Hương trở thành TPM cho CAI? 

Hương: Thật ra thì mình chưa bao giờ có kế hoạch làm TPM. Trong quá trình phát triển CAI, team đông lên rất nhanh. Vì vậy, bọn mình rất cần một người để quản lý công việc. Nhưng cũng một phần do độ khó kỹ thuật cao, vị trí này lại cần giao tiếp tốt, thích ứng nhanh để truyền đạt và làm việc cùng team, nên lúc đó, việc tuyển được TPM phù hợp với nhu cầu của team là không hề dễ dàng. 

Mình thì trong quá khứ có kinh nghiệm giảng dạy và làm quản lý, nên có thể giao tiếp tốt được với cả team. Thế là bước ngoặt này đến rất tự nhiên. Khi anh Hùng hỏi mình có muốn lấp vào chỗ trống này và hỗ trợ team không, mình chỉ nghĩ đơn giản là nếu sang làm quản lý thì có thể đóng góp nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc của team. Thế nên mình nhận lời thôi.

Technical Product Manager CAI bài toán không đơn giản

Từ Software Engineer trở thành TPM, Hương thấy bản thân có những lợi thế và bất lợi nào? Bạn có phải học thêm để nâng cao các kỹ năng cần thiết của vị trí TPM? 

Hương: Điểm lợi thì tất nhiên là technical background rồi. Vì những kinh nghiệm làm Software Engineer nên mình có khả năng hiểu được cách suy nghĩ và mong muốn của team kỹ thuật, nhờ đó mà có thể giao tiếp hiệu quả với team. Cũng chính vì có hiểu biết về technical, nên mình có thể đưa ra được những quyết định hợp lý cho bên kỹ thuật mà vẫn thỏa mãn yêu cầu của bên Product.

Còn điểm yếu thì cũng là vì thuần kỹ thuật nên mình thiếu những kiến thức còn lại. Để làm tốt công việc quản lý này thì mình đã phải học thêm rất nhiều thứ như là trải nghiệm người dùng, cách quản lý, cách kiểm thử, cách giao tiếp với các bạn không thiên về kỹ thuật như các bạn ở team Customer Support hay team Design. 

Tuy phải học hỏi nhiều điều, nhưng mình cũng đã phát triển và trau dồi nhiều kỹ năng mà hồi làm Engineer mình ít có cơ hội tiếp xúc.

TPM CAI heading 03

Ở vai trò TPM, Hương nhận thấy không khí làm việc của team CAI như thế nào?

Hương: Mình nghĩ là cũng như những team khác của Got It thôi: Mọi người tin tưởng và cảm thấy thoải mái khi làm việc cùng nhau.

Got It nói chung và cá nhân mình nói riêng, rất coi trọng một môi trường làm việc lành mạnh. Vì thế nên mình luôn dành nhiều thời gian nhất có thể để đảm bảo là từng thành viên trong team đều ở trạng thái tinh thần tốt. Với mình thì đây luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng nhất.

Đặc biệt, mình cũng bỏ rất nhiều công sức để chăm sóc mấy đứa em nữa, mà chả biết chúng nó có hiểu được không (cười).

Hương có gặp nhiều khó khăn khi là TPM của một sản phẩm thay đổi liên tục và có độ khó cao như CAI? Bạn đã làm thế nào để vượt qua những khó khăn đó?

Hương: Tính chất công việc của mình lúc đấy cũng khá là đặc biệt, nên trong khoảng gần nửa năm đầu làm TPM, mình gần như không nhận được bất kì sự training nào.

Quãng thời gian đấy rất khó khăn với mình. Nhưng mà cũng giống như làm sản phẩm thôi, mình quan sát xem hiện nay quá trình làm việc của team có vấn đề gì, sau đấy tự tìm tòi để tìm giải pháp, triển khai, tự ngẫm lại xem mình đã giải quyết được vấn đề hay chưa, có chỗ nào có thể cải thiện được nữa không.

Sau quãng thời gian khó khăn đấy thì dần dần mọi thứ cũng trở nên có quy củ hơn, và mình thì cũng học được nhiều bài học quý giá cho bản thân. 

Tố chất của Technical Product Manager

Hương nhận định đâu là những tố chất cần thiết cho vị trí TPM của team CAI? Có điều gì bạn muốn chia sẻ với các bạn TPM tương lai của CAI?

Hương: Mình nghĩ đầu tiên là cần có kiến thức tốt về kỹ thuật, ít nhất là đủ để hiểu được cơ chế hoạt động của sản phẩm và những bản thiết kế kỹ thuật của Engineers. Sau đấy là có khả năng giao tiếp tốt, cả nói và viết, tiếng Anh và tiếng Việt, đối tượng là Engineers và các bạn non-tech. 

Cuối cùng, và quan trọng nhất, là thực sự quan tâm và thấu cảm được với những thành viên trong team. Bạn có thể rất giỏi, nhưng nếu không được mọi người tin tưởng thì sẽ không thể nào phù hợp với team được. 

Ít nhất là vậy, còn những thiếu sót khác mình nghĩ đều có thể bổ sung dần.


Hương vẫn luôn chia sẻ với team Got It rằng bản thân mình là người không có quá nhiều kế hoạch trong đời. Vị trí TPM hiện tại cũng không hề nằm trong dự tính phát triển của cô gái này. Quan trọng hơn việc lập kế hoạch A-B là tận dụng được các cơ hội đến với mình.

Tuy nhiên, để nắm bắt và tận dụng thành công các cơ hội không phải là điều dễ dàng. Hương đã chuẩn bị cho mình rất nhiều sự sẵn sàng: Sự sẵn sàng về một số kỹ năng cứng, sẵn sàng nhận lấy cơ hội, và sẵn sàng học hỏi để phát triển. Chúng mình tin rằng, với tinh thần này, Hương sẽ ngày càng thành công hơn nữa trong tương lai. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ hội mới với vị trí TPM, hãy apply vào vị trí quản lý của một sản phẩm khó nhưng đầy tính thử thách, thú vị như Conversation AI nhé! Got It rất mong đợi được đón một TPM nữa về team trong thời gian tới, để cùng Hương và các Got It-ians xây dựng sản phẩm đặc biệt này!

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
August 16, 2021
Share this post to:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
IELTS 7.0 và những nỗ lực bứt phá không ngừng

IELTS 7.0 và những nỗ lực bứt phá không ngừng

“Một năm rưỡi đầu tiên ở Got It, tôi tự ti kinh khủng.” Từ cậu intern part-time rụt rè, đầy tự ti về tiếng Anh và kỹ năng cứng, sau gần năm năm ở Got It, Jon đã trở thành một Backend Engineer nhiệt huyết và chỉn chu của team, một anh mentor tận tâm […]
Zero-to-one: Kyle và hành trình chinh phục giấc mơ lập trình viên chuyên nghiệp tại Got It

Zero-to-one: Kyle và hành trình chinh phục giấc mơ lập trình viên chuyên nghiệp tại Got It

Q: Xin chào Kyle, anh có thể chia sẻ với Got It E-Magazine về cơ duyên đã khiến anh biết đến Got It không? K: Bản thân anh cũng là một người rất thích tìm hiểu về mảng công nghệ và vào thời gian rảnh rỗi anh cũng tự tìm tòi ngồi học code (cười). […]
Về nhà ăn Tết – Tết trong tôi là …

Về nhà ăn Tết – Tết trong tôi là …

Gần Tết, phố xá tấp nập, không khí rộn ràng khiến lòng người thêm nô nức. Vào thời điểm này, không chốn nào có thể náo nhiệt hơn là bến xe, sân bay – nơi có những người con xa quê đang khấp khởi trở về nhà. Got It cũng có nhiều thành viên sống […]
Hành động nhỏ – Ảnh hưởng lớn

Hành động nhỏ – Ảnh hưởng lớn

Bạn biết không, trong cuộc trò chuyện giữa mình và một vài anh chị Senior Engineer, chủ đề được chúng mình đưa ra bàn luận rôm rả nhất chính là: “Điều gì đã khiến Got It thu hút trên thị trường?” Bên cạnh câu chuyện về con người, chương trình đào tạo, hay cơ hội […]
Louis – Nỗ lực tìm lối đi giữa muôn vàn ngã rẽ

Louis – Nỗ lực tìm lối đi giữa muôn vàn ngã rẽ

Vào một buổi sáng cuối thu, tôi có cơ hội gặp gỡ và trải lòng cùng Louis – Remote Engineer đầu tiên của Got It – chàng lập trình viên mang trong mình ‘một túi ba gang’ đựng đầy những trải nghiệm thú vị. Trước khi cập bến Got It tại Hà Nội, Louis từng […]
Sinh viên VinUniversity thực tập dài hạn tại Got It: Thử thách khó nhằn hay Trải nghiệm rực rỡ?

Sinh viên VinUniversity thực tập dài hạn tại Got It: Thử thách khó nhằn hay Trải nghiệm rực rỡ?

Mới thành lập được một thời gian khá ngắn, nhưng VinUniversity (gọi tắt là VinUni) đã và đang chứng tỏ bản thân là một đối thủ đáng gờm với các trường đại học có tiếng khác trong và ngoài nước qua những nỗ lực cải tiến chương trình giáo dục, tạo điều kiện hết sức […]