Để chuẩn bị tốt cho một buổi phỏng vấn xin việc, bạn cần tìm hiểu từ hình thức phỏng vấn là gì, dành thời gian chuẩn bị như thế nào, gây ấn tượng tốt ra sao? Sau đây là một số gợi ý dành cho bạn.
Trước hết, Got It muốn bạn hiểu rằng đây là một bài viết bàn về quá trình “tìm việc” hơn là “xin việc”. Bởi khi bạn đi làm, mối quan hệ giữa nhà tuyển dụng và người lao động là win-win, đôi bên cùng có lợi và không ai nợ ai. Bài viết cũng sẽ đứng trên góc nhìn này để phân tích.
Mục lục
1. Các hình thức phỏng vấn
Tùy thuộc vào bối cảnh, quy mô cũng như mục tiêu tuyển dụng mà các công ty có các hình thức phỏng vấn xin việc khác nhau:
1.1. Mặt đối mặt
Đây là hình thức phỏng vấn truyền thống và phổ biến nhất. Các cuộc phỏng vấn thường kéo dài từ 30 phút đến hàng giờ đồng hồ, có thể bao gồm các bài kiểm tra. Các câu hỏi của hình thức phỏng vấn này thường về điểm mạnh, điểm yếu hoặc dựa trên năng lực.
1.2. Phỏng vấn qua điện thoại
Hình thức này thường được nhà tuyển dụng sử dụng trong quá trình nộp hồ sơ của ứng viên. Mục đích của việc phỏng vấn qua điện thoại là để sàng lọc sớm và loại bỏ các ứng viên không phù hợp với vị trí công việc, giảm bớt gánh nặng cho những buổi phỏng vấn trực tiếp. Hình thức này thường kéo dài trong khoảng từ 15-45 phút.
1.3. Phỏng vấn qua video
Đây cũng là hình thức phổ biến hiện nay, đặc biệt là với các công ty ở xa hoặc công ty nước ngoài… Hình thức này có thể phát video trực tuyến hoặc được ghi lại theo yêu cầu.
2. Lập kế hoạch phỏng vấn
Hiệu quả của các cuộc phỏng vấn xin việc mà bạn tham gia phụ thuộc rất lớn vào việc bạn chuẩn bị, lập kế hoạch cho buổi phỏng vấn như thế nào. Hãy dành thời gian để nghiên cứu những vấn đề sau và tốt nhất là đừng bao giờ trì hoãn đến phút cuối cùng trước mỗi cuộc phỏng vấn.
2.1. Nghiên cứu về nhà tuyển dụng
Hãy nghiên cứu về văn hóa, ngành nghề hoạt động, các dự án, thậm chí là đối thủ của họ. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm trong các cuộc phỏng vấn vì sự hiểu biết của mình.
2.2. Nghiên cứu về vị trí tuyển dụng
Bạn nên đọc kỹ bảng mô tả về vị trí tuyển dụng mà mình muốn ứng tuyển. Sau đó chuẩn bị cho mình những kỹ năng, trình độ và lý do mà bạn phù hợp với vị trí này hơn tất cả các ứng viên khác.
2.3. Nghiên cứu về câu hỏi phỏng vấn
Bạn có thể tìm hiểu về các câu hỏi phỏng vấn thường gặp, các bài viết hướng dẫn về cách trả lời phỏng vấn trên các trang, blog, fanpage trực tuyến như Got It Vietnam.
3. Thực hành phỏng vấn xin việc
Bạn nên thực hành ít nhất một cuộc phỏng vấn xin việc giả lập trước khi bước vào cuộc phỏng vấn thực thụ. Hãy vận dụng các kiến thức cũng như kỹ năng mà bạn có để thực hành, tốt hơn hết là làm mỗi ngày.
Bạn có thể viết ra những câu hỏi, ghi lại những câu trả lời sau đó thực hành trước gương, trước những người bạn, người thân hoặc ghi lại bằng video. Sau đó nghe những lời nhận xét để xem kết quả đạt được như thế nào.
4. Cách tạo ấn tượng tốt trong mọi cuộc phỏng vấn
Sau đây là gợi ý 4 cách để tạo ấn tượng tốt tất cả các cuộc phỏng vấn xin việc, bạn hãy ghi nhớ thật kỹ nhé:
4.1. Đúng giờ
Nếu bạn đến muộn trong buổi phỏng vấn chắc chắn bạn sẽ luôn cảm thấy lo lắng, căng thẳng và đặc biệt là gây ấn tượng xấu ngay từ ban đầu với nhà tuyển dụng. Nếu không thể đến sớm hãy cố gắng hết sức để đến đúng giờ.
4.2. Tích cực và nhiệt tình
Thái độ của bạn quyết định rất lớn đối với kết quả của cuộc phỏng vấn. Hãy lịch sự và chuyên nghiệp với bất kỳ nhân viên nào mà bạn gặp trước hoặc sau cuộc phỏng vấn.
Trong cuộc phỏng vấn, hãy trả lời các câu hỏi bằng cách nhìn tích cực, đừng tỏ ra bạn đang lo lắng. Luôn thể hiện thái độ nhiệt tình với công việc, đặc biệt đừng bao giờ nói xấu nơi bạn làm việc trước đây.
4.3. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Thể hiện tự tin bằng cách bắt tay chắc chắn với người phỏng vấn của bạn. Khi đã ngồi hãy ngồi một cách tự nhiên, không cúi xuống ghế, hoặc dựa vào bàn làm việc. Trong suốt buổi phỏng vấn hay luôn mỉm cười và giữ giao tiếp bằng mắt.
4.4. Trình bày rõ ràng
Bạn nên trả lời tất cả các câu hỏi một cách rõ ràng và ngắn gọn, chứng minh các kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp với vị trí tuyển dụng. Khi gặp một câu hỏi khó, bạn có thể lặp lại câu hỏi và tạm dừng suy nghĩ một lúc trước khi trả lời.
Như vậy có một kế hoạch cụ thể cho buổi phỏng vấn xin việc, đồng thời tìm kiếm các thông tin hữu ích cũng như kinh nghiệm được chia sẻ chắc chắn sẽ giúp bạn đạt được kết quả như ý. Bạn có thể tìm kiếm các kiến thức hữu ích liên quan tại blog và fanpage Got It Vietnam.