Bạn đang thấp thỏm lo lắng vì buổi phỏng vấn đã cận kề? Với những câu hỏi được lọc ra từ các bài phỏng vấn mẫu dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn thêm phận tự tin trước nhà tuyển dụng. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu xem tâm lý của nhà tuyển dụng như thế nào và làm sao để đánh gục họ một cách dễ dàng qua bài viết sau đây.
Mục lục
Phần giới thiệu thông tin bản thân – Mở đầu của bài phỏng vấn mẫu
Mở đầu trong các bài phỏng vấn mẫu là phần giới thiệu thông tin bản thân. Tại đây nhà tuyển dụng sẽ đặt ra câu hỏi: “Bạn hãy tự giới thiệu về bản thân”. Đây tưởng chừng là một câu hỏi đơn giản, thế nhưng lại là cơ hội tốt để bạn tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng.
Bạn hãy gửi lời chào lịch sự đến nhà tuyển dụng. Sau đó bắt tay họ và cảm ơn vì đã cho bạn cơ hội được tham dự buổi phỏng vấn. Tiếp theo, bạn hãy lần lượt giới thiệu về bằng cấp, học vấn cũng như kinh nghiệm làm việc. Sau đó hãy nói ngắn gọn về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Hãy đảm bảo các nội dung được trình bày trong vòng 1 – 2 phút. Đây là khoảng thời gian đủ dài để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bạn hãy lựa chọn những thông tin thú vị nhất để trình bày, đừng lặp lại những chi tiết đã có trong hồ sơ xin việc, đảm bảo các thông tin này giúp bạn khác biệt với các đối thủ khác.
Phần câu hỏi đánh giá năng lực chung – Trọng tâm của bài phỏng vấn mẫu
Mục câu hỏi đánh giá năng lực chung là trọng tâm của bài phỏng vấn mẫu. Các câu hỏi trong phần này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tổng quan trình độ của bạn. Sau đây là các câu hỏi và câu trả lời mẫu bạn có thể áp dụng.
Hãy nói rõ về điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?
Đây là câu hỏi phổ biến trong rất nhiều bài phỏng vấn mẫu. Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn cần phải tìm hiểu rõ về vị trí mà mình đang ứng tuyển. Các điểm mạnh được nêu lên phải bổ sung cho công việc mà bạn đang phỏng vấn. Chúng mình có lời khuyên là bạn hãy hạn chế nói về điểm yếu. Bạn có thể nói đến những điểm yếu không nghiêm trọng hoặc những điểm yếu mà bạn dễ dàng sửa đổi được trong tương lai.
Hãy nêu lý do tại sao chúng tôi nên chọn bạn?
Đây là một câu hỏi khó trong lúc đi phỏng vấn. Mục đích của nhà tuyển dụng là muốn biết về sự tự tin và tốc độ ứng xử của bạn. Khi tiếp xúc với bài phỏng vấn IT, nhiều bạn cảm thấy hoang mang và lúng túng với phần này. Thế nhưng, nếu chuẩn bị kỹ càng, bạn có thể dễ dàng vượt qua.
Hãy tự tin lên và nói về những kỹ năng, kiến thức bạn có được. Đừng so sánh bạn với những ứng viên khác. Hãy nói lên khả năng tiếp thu cái mới và các tố chất mà bạn có, sau đó cho nhà tuyển dụng thấy bạn đáp ứng được tất cả các tiêu chí trong bản mô tả công việc.
Bạn mong muốn mức lương là bao nhiêu?
Đây là câu hỏi khiến nhiều bạn hoang mang khi xem bài phỏng vấn mẫu. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng vượt qua trở ngại này chỉ với một vài nghiên cứu. Hãy research về vị trí của bạn và tính toán mức lương trung bình. Bạn cũng có thể hỏi những anh chị đi trước để tham khảo về mức lương.
Còn nếu bạn không rõ về mức lương của vị trí mình đang ứng tuyển hãy khéo léo trả lời lái qua một chủ đề khác như là nói ra mức lương ở công ty cũ và hy vọng rằng mức lương mới sẽ tốt hơn mức lương này. Dĩ nhiên là bạn cũng phải cho nhà tuyển dụng thấy được mình sẽ hoàn thành tốt công việc được giao.
Phần kiểm tra chuyên môn IT – Thử thách cuối cùng trong bài phỏng vấn mẫu
Đây là phần mang tính quyết định của bài phỏng vấn trong lĩnh vực IT. Tại phần này, bạn sẽ được yêu cầu giải quyết các vấn đề cụ thể như lập thuật toán, đưa ra giải pháp tối ưu hoặc tạo ra một tính năng nào đó.
Phần kiểm tra chuyên môn sẽ thay đổi tùy theo từng vị trí khác nhau. Để hoàn thành tốt vòng thử thách cuối cùng này, không có cách nào khác là bạn phải cải thiện khả năng và kiến thức lập trình cũng như kiến thức chuyên môn dành cho công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Bài viết trên đã liệt kê những câu hỏi thường gặp nhất trong các bài phỏng vấn mẫu trong lĩnh vực IT. Để vượt qua các vòng phỏng vấn IT một cách tốt nhất bạn không những cần phải có kiến thức chuyên môn mà cũng cần phải tỉnh táo, tự tin vào khả năng của mình. Hy vọng những câu hỏi phỏng tường thuật bài phỏng vấn IT mẫu này sẽ giúp bạn có được công việc mơ ước.