Con người luôn cần có kỹ năng giải quyết vấn đề bởi cuộc sống luôn có những điều bất ngờ đòi hỏi chúng ta phải có cách xử lý linh hoạt. Tuy nhiên để làm được điều này không đơn giản chút nào. Bài viết hôm nay của Got It sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé!
Mục lục
1. Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
Kỹ năng giải quyết vấn đề tên tiếng Anh là Problem Solving skills. Đây được hiểu là khả năng xử lý và đưa ra quyết định khi gặp những tình huống bất ngờ ngoài ý muốn. Đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng có ứng dụng trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của bạn.
Cuộc sống luôn có sự thay đổi và các tình huống có thể phát sinh theo rất nhiều chiều hướng khác nhau đòi hỏi bạn phải linh hoạt. Vậy nên bạn phải liên tục trau dồi những kỹ năng sống. Trong đó kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng vô cùng quan trọng và nên dược rèn luyện.
Mỗi khi có vấn đề phát sinh nhiều người thường lúng túng không biết nên làm gì, ra quyết định thế nào để xử lý vấn đề một cách nhanh gọn. Khi bạn có khả năng xử lý vấn đề một cách thành thạo, bạn có thể giải quyết được nhiều bài toán khó cả ở trong công việc và cuộc sống.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề
Có nhiều nhân tố gây ảnh hưởng đến kỹ năng xử lý vấn đề. Trong đó, kỹ năng phân tích, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định và tư duy phản biện là những nhân tố bạn cần lưu ý.
- Kỹ năng phân tích: Muốn giải quyết tận gốc bạn phải có khả năng phân tích. Bạn phải phân tích nguyên nhân của vấn đề từ đó mới có thể đưa ra cách xử lý.
- Kỹ năng ra quyết định: Rất nhiều người thường gặp khó khăn trong việc ra quyết định, họ thường do dự không biết nên chọn phương án nào mới khả thi. Để có thể xử lý mọi tình huống buộc bạn phải có kỹ năng ra quyết định, lựa chọn hướng giải quyết và đánh giá kết quả đạt được.
- Kỹ năng giao tiếp: Khi gặp những tình huống éo le trong khâu giải quyết, bạn có thể trao đổi với những người liên quan để am hiểu hơn, từ đó tăng sự chắc chắn trong quyết định của bạn.
- Tư duy phản biện: Với tư duy phản biện tốt, bạn có thể đưa ra những suy luận sắc bén, diễn đạt dễ hiểu, mạch lạc và logic. Đồng thời, họ cũng có thể nhanh chóng phát hiện ra sự sơ hở và thiếu khoa học trong những lập luận được đưa ra trước đó.
Có thể thấy để giải quyết vấn đề một cách êm đẹp, hợp tình hợp lý đòi hỏi bạn phải có rất nhiều kỹ năng khác nhau. Một điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là phải thực hành nhiều. Khi đã thực hành nhiều tình huống thực tế, bạn có thể rút ra nhiều bài học cho bản thân.
3. Quy trình giải quyết vấn đề hiệu quả
Người có kỹ năng xử lý vấn đề tốt thường được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Để có thể giải quyết tốt một tình huống, một sự việc bạn cần trau dồi rất nhiều kỹ năng liên quan.
Một quy trình giải quyết vấn đề thường có một số bước cơ bản là:
- Nhìn nhận và phân tích vấn đề một cách tổng quan
- Xác định người liên quan chịu trách nhiệm cho vấn đề
- Tìm hiểu nguyên nhân hình thành vấn đề bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan
- Thực hiện giải quyết vấn đề
- Đánh giá kết quả đạt được
- Rút ra những bài học kinh nghiệm
Để có thể hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề yêu cầu bạn phải luôn học hỏi và thử nghiệm. Người không sợ sai và luôn nỗ lực sẽ trau dồi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân.