Thung lũng Silicon: 5 sự thật có thể bạn chưa biết

Chắc hẳn, nếu là người đam mê và theo đuổi lĩnh vực công nghệ, bạn đã ít nhất một lần nghe đến cái tên “thung lũng Silicon”. Tuy nhiên, bên cạnh những sự hào nhoáng đi liền với thành công của những cái tên như Google, Apple, Facebook, vẫn có những sự thật bất ngờ về nơi đây mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng Got It khám phá những bí mật chưa được bật mí về “cái nôi của công nghệ” này nhé!

1. Cha đẻ của tên gọi “Thung lũng Silicon”

Không rõ ai là người đầu tiên đặt tên cho vùng đất này, nhưng cụm từ “Thung lũng Silicon” bắt đầu được biết đến vào năm 1971 bởi nhà báo Don Hoefler. Ông lấy nó làm tiêu đề cho hàng loạt các bài báo của mình, gọi là “Silicon Valley USA” đăng trong tuần báo Electric News.

Về ý nghĩa của cái tên này, “Silicon” là một chất hoá học sở hữu đặc tính bán dẫn – một nguyên liệu không thể thiếu hình thành nên con chip máy tính. Ban đầu, cái tên này chỉ được sử dụng để chỉ một lượng lớn các nhà phát minh và nhà sản xuất loại chip xử lý vi mạch bằng silic. Sau đó, nó được sử dụng như cái tên đại diện cho tất cả các thương mại công nghệ cao trong khu vực. Còn “Thung lũng” (hay Valley) được sử dụng để chỉ thung lũng Santa Clara, nằm ở cực Nam của vịnh San Francisco.

2. Kỹ sư tại thung lũng Silicon được trả lương cao

Mức lương trung bình tại các công ty công nghệ lớn tại Thung lũng Silicon dao động từ 133.000 USD đến 171.000 USD/năm. Các công ty khởi nghiệp có thể offer mức lương ít hơn. Nhưng họ sẽ thường trả thêm “lương” cho những thành quả của nhân viên qua hình thức cổ phiếu (stock option). Khi công ty đó ngày một thành công và được niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, số cổ phiếu của nhân viên đó có thể sẽ trở thành một khối tài sản kếch xù. 

Bên cạnh mức lương hấp dẫn, các công ty còn cung cấp nhiều “ưu đãi” khác như ăn trưa miễn phí, hỗ trợ nhiều công cụ làm việc, thậm chí, cho phép nhân viên của mình ăn mặc thoải mái tại nơi làm việc. 

Tại sao lại có mức lương và các đãi ngộ đi kèm hậu hĩnh như vậy? Bởi, công nghệ thông tin là một thị trường vô cùng cạnh tranh về nguồn nhân lực chất lượng. Đặc biệt, kỹ sư và lập trình viên trình độ cao tại đây nhận được vô số lời “mời chào” hấp dẫn. Do đó, các doanh nghiệp cần nổi bật so với đối thủ về chế độ đãi ngộ cho nhân viên để sở hữu được những nhân tài.

3. Được mệnh danh là “thung lũng chết chóc”

Mặc dù đã chứng kiến sự thành công của nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Facebook, Apple hay Tesla, người ta vẫn gắn cho thung lũng Silicon với một cái tên đáng sợ: “thung lũng chết chóc”. Bởi lẽ, tỉ lệ startup thất bại hàng năm tại đây lên tới 90%. Cũng vì thế, việc thành công của các start-up tại đây trở nên vô cùng khó khăn.

Tuy nhiên, không phải không có những cơ hội cho những nhà khởi nghiệp đến từ Việt Nam ghi dấu lên bản đồ công nghệ. Got It của Founder Hùng Trần đã trở thành cái tên được nhắc đến nhiều nhất khi nghĩ về dấu ấn Việt tại thung lũng Silicon.

Anh Hùng Trần – Founder Got It

Hành trình khởi nghiệp của anh Hùng Trần không hề dễ dàng để đưa Got It có được những thành công như ngày hôm nay. Anh cũng đã có những trải nghiệm thất bại trong môi trường công nghệ không ngừng thay đổi. Mấu chốt mang lại sự thành công cho Got It tại thung lũng Silicon là sự lì lợm, liên tục vấp ngã, nhanh chóng đứng dậy, và quay trở lại đường đua. 

4. Vùng đất của sự chênh lệch giàu nghèo

Báo cáo về Chỉ số Đau đớn ở Thung lũng Silicon (Silicon Valley Pain Index) đã cho thấy sự chênh lệch khổng lồ về sự giàu có tại thung lũng Silicon. Có đến 76,000 triệu phú và tỷ phú tại thánh địa của công nghệ với tổng giá trị tài sản ròng của 10 ông trùm giàu nhất Thung lũng Silicon là 248 tỷ USD. Trái lại, thu nhập bình quân đầu người của người dân Latin và người da đen lần lượt là 28,960 đô la và 40,886 đô la.

Một báo cáo khác của Viện Nghiên cứu Khu vực Thung lũng Silicon năm 2020, trong thời gian đại dịch COVID bùng phát, cứ 10 gia đình tại Silicon Valley có trẻ em thì có bốn gia đình lo lắng về miếng ăn những ngày tới. Trong khi đó, đây lại là nơi chứng kiến cuộc tranh đua vị trí người giàu nhất thế của Elon Musk, Mark Zuckerberg hay Bill Gates.

5. Đặt chân đến Silicon Valley không hề khó khăn

Tham quan, du lịch San Francisco

Bạn hoàn toàn có thể đặt chân lên “miền đất hứa của dân IT” qua những chuyến thăm quan doanh nghiệp, hay các tour du lịch đến các công trình biểu tượng, bảo tàng công nghệ trong khu vực.

Đi du học và thực tập tại thung lũng Silicon

Nếu bạn có đủ thời gian và đã sớm xác định được đam mê của mình, đây là một phương án lý tưởng để bạn có thể từ từ tiến gần hơn đến “thánh địa công nghệ”. Tuy nhiên, chi phí và sốc văn hoá là vấn đề mà bạn nên sẵn sàng đối mặt trước khi đặt chân xuống máy bay nhé.

Apply vào Got It Vietnam

Got It Vietnam có trụ sở chính tại Silicon Valley, và đồng thời, tại Hà Nội, Got It cũng sở hữu một chi nhánh, nơi tập hợp các bạn kỹ sư, QA, designer tài năng. Trở thành thành viên của đại gia đình Got It để có cơ hội cùng nhau lên máy bay sang đất Mỹ và ghé thăm trụ sở chính tại thung lũng Silicon. 

Tạm kết

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn phần nào có cái nhìn rõ hơn về thung lũng Silicon. Qua đây, bạn có thể dễ dàng hơn trong những quyết định và lựa chọn trong tương lai của mình!

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
August 03, 2021
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Phân biệt trí tuệ nhân tạo và học máy

Phân biệt trí tuệ nhân tạo và học máy

Trong thời đại số hóa hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) đang trở thành hai thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực công nghệ. Mặc dù có sự tương đồng, nhưng chúng không phải là hai khái niệm hoàn toàn tương đương. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu […]
Hành trình từ RMIT đến Backend Engineer tại Got It

Hành trình từ RMIT đến Backend Engineer tại Got It

Với hơn 2 năm đồng hành cùng Got It, Will đã có cơ hội làm việc và phát triển cho 2 sản phẩm đình đám của công ty là Conversational AI và ExcelChat. Hiện tại, anh chàng đang giữ vị trí Backend Engineer tại team Pro – nơi hội tụ nhiều bạn trẻ vô cùng […]
Những kiến thức cần thiết để trở thành nhà phát triển Web

Những kiến thức cần thiết để trở thành nhà phát triển Web

Trở thành những nhà phát triển web là mong muốn của rất nhiều các bạn trẻ theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin. Vậy đâu là những kiến thức quan trọng nhất mà một web developer cần phải “nằm lòng”? Tất cả sẽ được Got It giải đáp trong bài viết sau đây!  Mục […]
Developer là gì? Tất tần tật về developer bạn nên biết

Developer là gì? Tất tần tật về developer bạn nên biết

Sự phát triển chóng mặt của thời đại 4.0 đã tạo ra nhu cầu tuyển dụng vô cùng lớn đối với lĩnh vực IT. Trong đó, Developer là trong những ngành nghề đang trong tình trạng “khát” ứng viên nhất. Vậy, developer là gì? Liệu bạn có phù hợp với công việc này hay không? […]
Thung lũng Silicon: 5 sự thật có thể bạn chưa biết

Thung lũng Silicon: 5 sự thật có thể bạn chưa biết

Chắc hẳn, nếu là người đam mê và theo đuổi lĩnh vực công nghệ, bạn đã ít nhất một lần nghe đến cái tên “thung lũng Silicon”. Tuy nhiên, bên cạnh những sự hào nhoáng đi liền với thành công của những cái tên như Google, Apple, Facebook, vẫn có những sự thật bất ngờ […]
Conversational AI

Conversational AI

Trong số những sản phẩm mà Got It đang xây dựng, Conversational AI (CAI) là sản phẩm có tuổi đời trẻ nhất, chưa có nhiều khách hàng nhất. Tuy nhiên, đây lại là sản phẩm phức tạp nhất và được kỳ vọng lớn nhất trong chiến lược phát triển của công ty. Tại sao lại […]