Khi còn là sinh viên hay mới tốt nghiệp, trở thành thực tập sinh tester sẽ là một bước đi đầu tiên vô cùng hữu ích. Đây là dấu mốc quan trọng giúp bạn tích lũy được những kinh nghiệm đầu tiên trong ngành, từ đó có những định hướng tiếp theo trong sự nghiệp. Vậy để dễ dàng xin thực tập ngành testing, bạn cần chuẩn bị những gì?
Mục lục
1. Học và thi chứng chỉ tester
Chứng chỉ tester là “tấm vé giúp CV của bạn dễ dàng thuyết phục được nhà tuyển dụng
1.1. Học chứng chỉ tester
Với các bạn sinh viên Công nghệ thông tin đã có sẵn nền tảng chuyên ngành, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các tài liệu về testing và tự học trên mạng. Còn nếu như bạn chưa có kiến thức thì một khóa học Testing Foundation sẽ giúp bạn có được những hiểu biết đầu tiên về ngành kiểm thử phần mềm.
Khi chọn trung tâm học testing, cần lưu ý tìm những cơ sở đào tạo uy tín. Ngoài giáo trình đầy đủ và đội ngũ giảng viên có chuyên môn, những trung tâm uy tín còn là nơi các công ty phần mềm tới “săn” các thực tập sinh tester trong các đợt tuyển dụng.
1.2. Thi chứng chỉ tester
Sau khi kết thúc các khóa học, bạn nên thi chứng chỉ tester để có thể chứng minh được năng lực của mình. Có một vài chứng chỉ tester được công nhận rộng rãi, trong đó phải kể đến ISTQB (viết tắt của International Software Testing Qualifications Board). ISTQB là chứng chỉ do Hội đồng kiểm thử phần mềm thế giới tổ chức và có nhiều cấp độ từ entry tới advanced. Với các thực tập sinh tester, có chứng chỉ ISTQB foundation level chắc chắn sẽ giúp bạn tăng khả năng trúng tuyển vào vị trí bạn mong muốn.
2. Chuẩn bị CV cho vị trí thực tập sinh tester cần lưu ý những gì?
Khi đi xin việc, CV là sợi dây kết nối đầu tiên giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Do đó, để tăng cơ hội trúng tuyển thì nhất định bạn cần chuẩn bị một CV chỉn chu và cẩn thận. Trong CV ứng tuyển vị trí thực tập sinh tester, bạn nên trình bày những chứng chỉ, khóa học của mình. Đặc biệt, nếu là một sinh viên trái ngành, các thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt. Bởi nó chứng tỏ bạn có định hướng và hành động nghiêm túc theo đuổi con đường sự nghiệp testing.
3. Luyện tập phỏng vấn thực tập sinh tester
Sau khi qua vòng CV, bạn sẽ bước tiếp tới vòng phỏng vấn. Có một số loại câu hỏi chắc chắn sẽ được nhà tuyển dụng hỏi như sau:
Câu hỏi chung: Những câu hỏi về thông tin, giới thiệu cá nhân, lý do chọn ngành Testing (đặc biệt với các bạn trái ngành), định hướng tương lai,…
Câu hỏi về testing:
Đây là phần trọng tâm của buổi phỏng vấn tuyển dụng thực tập sinh tester để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của bạn. Những câu hỏi sẽ xoay quanh chuyên môn, ví dụ:
- Bạn biết gì về quy trình phát triển phần mềm? Một đội nhóm phát triển phần mềm sẽ gồm những vị trí nào? Tester đóng vai trò gì trong nhóm?
- Định nghĩa của test case là gì? Test case gồm những thông tin gì? Phương pháp viết test case của bạn gồm những bước nào?
- Test plan là gì? Trình bày nội dung của test plan?
v.v.
Ngoài yếu tố chuyên môn kể trên, khi đi phỏng vấn, bạn cũng nên chú ý tới ngoại hình và phong thái. Chỉ cần nắm chắc kiến thức cùng với một thái độ tự tin, đúng mực, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng trúng tuyển và bắt đầu sự nghiệp thực tập sinh tester của mình!
Thực tập sinh là dấu mốc đầu tiên vô cùng quan trọng đối với bất cứ bạn trẻ nào. Chuẩn bị một nền tảng kiến thức tốt, các chứng chỉ chuyên môn phù hợp cùng một phong thái tự tin, chắc chắn bạn sẽ trúng tuyển và có thể bắt đầu sự nghiệp thực tập sinh tester của mình.