Chương trình đào tạo Tester ở Got It

Bên cạnh chương trình training dành cho Software Engineer bài bản, đạt chuẩn Silicon Valley, Got It còn chuẩn bị một chương trình training cực kỳ chất lượng cho các bạn ở team Quality Assurance (QA). Đóng vai trò then chốt, đảm bảo chất lượng đầu ra cho những sản phẩm world-class của Got It, thành viên team QA được training như thế nào? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu lộ trình đào tạo Tester ở Got It từ khi các member còn là tờ giấy trắng, đến khi trở thành Tester chuyên nghiệp trong bài viết hôm nay nhé!

đào tạo tester ở got it overview

1. Đối tượng mà Got It hướng đến

Trước khi đến với chương trình đào tạo Tester ở Got It, hãy cùng tìm hiểu xem đối tượng của chương trình đào tạo này là ai. Dưới đây là 4 nét tiêu biểu ở các ứng viên đã xuất sắc vượt qua 5 vòng phỏng vấn Test Engineer, những người sẽ chính thức bước vào training program của Got It.

đối tượng đào tạo tester ở got it
4 nét tiêu biểu ở các ứng viên xuất sắc vượt qua 5 vòng phỏng vấn ở Got It
  • Tiếng Anh: Là một startup có trụ sở chính tại Silicon Valley (Mỹ), Got It cần bạn phải thành thạo ít nhất ba kỹ năng nghe, đọc và viết bằng tiếng Anh để có thể đảm đương công việc của mình. Nhưng không vì thế mà chúng mình bỏ qua nói đâu nhé! Bạn sẽ được cộng điểm “siêu to bự” nếu thành thạo cả bốn kỹ năng tiếng Anh đó.
  • Kinh nghiệm: Got It chào đón tất cả các bạn có dưới 3 năm kinh nghiệm trong mảng Kiểm thử, kể cả các bạn sinh viên năm 3 trở lên. Got It sẵn sàng đầu tư để bạn tiến bộ về chuyên môn, thi các chứng chỉ quốc tế và nâng cao các kỹ năng trong công việc. Các bạn không nhất thiết phải học hay tốt nghiệp các ngành về Công nghệ Thông tin. Tuy nhiên, nếu bạn có background liên quan đến Computer Science, đây sẽ là một điểm cộng lớn. 
  • Cẩn thận, trách nhiệm, chăm chỉ: Tất nhiên rồi, QA mà! Got It sẽ không thể tạo nên những sản phẩm world-class nếu thiếu đi sự cẩn thận, trách nhiệm, chăm chỉ của team QA.
  • Ham học hỏi, luôn có ý thức trau dồi bản thân: Là một startup, mọi thứ ở Got It luôn thay đổi và phát triển vô cùng nhanh chóng. Bởi vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã mang theo một trái tim đầy nhiệt huyết và luôn sẵn sàng học thêm nhiều điều mới mẻ nhé!

Qua bốn tiêu chí trên, hẳn bạn cũng đã hình dung ra đối tượng ứng viên mà Got It tập trung nhất phải không nào? Đó sẽ là các bạn fresher dưới 3 năm kinh nghiệm, tiếng Anh (đọc, viết, nghe) tốt, và quan trọng nhất là thái độ cẩn thận, trách nhiệm, chịu khó học hỏi, tìm tòi.

Image for post
Rất nhiều thành viên của team QA đã đến với Got It từ lúc mới ra trường, thậm chí khi còn là sinh viên.

Để phù hợp nhất với các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, Got It sẽ tập trung vào củng cố căn bản, đào tạo kỹ lưỡng về quy trình và sản phẩm, cũng như xây dựng cho các bạn mindset làm product. Vậy nên cụ thể đào tạo Tester ở Got It có gì khác biệt? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

2. Chương trình đào tạo Tester ở Got It

Cũng như với Software Engineer, mỗi Test Engineer sẽ có một mentor đồng hành trong suốt quá trình thử việc. Mentor sẽ theo sát bạn từ khi bắt đầu onboard cho đến khi hoàn thành chương trình training. Mỗi ngày, bạn sẽ có daily stand-up (một buổi họp nhanh 5–10 phút) với mentor để giải quyết 3 câu hỏi:

  • Ngày hôm qua bạn đã làm gì?
  • Ngày hôm qua có điều gì bạn chưa hoàn thành và đâu là nguyên nhân khiến bạn chưa hoàn thành điều đó?
  • Ngày hôm nay bạn sẽ làm gì?

Ngoài ra, bất cứ lúc nào gặp khó khăn trong công việc, đừng ngại tâm sự với mentor của mình để được mentor lắng nghe và hỗ trợ bạn tìm ra giải pháp. Còn bây giờ, hãy tới với phần chính: Training Program dành cho Test Engineer tại Got It.

Chương trình đào tạo tiêu chuẩn cho Test Engineer ở Got It sẽ kéo dài 4 sections (tương đương với khoảng 4-5 tuần) với 3 phase chính: 

  • Phase 1 (Section 1): Học các kiến thức nền tảng về Manual Testing.
  • Phase 2 (Section 2 và 3): Tìm hiểu sâu về sản phẩm mà bạn sẽ tham gia test.
  • Phase 3 (Section 3): Final Project – thực hành trực tiếp trên sản phẩm.

Lộ trình chi tiết như sau:

chương trình đào tạo tester ở got it

Phần 1 (section 1). Đào tạo về nền tảng kiến thức của kiểm thử thủ công (manual testing)

Trong tuần đầu tiên, bạn sẽ dành thời gian để học một khoá căn bản về manual QA, làm quen với cách vẽ sơ đồ user flow, và thuyết trình trước Technical Product Manager (TPM), QA Lead cùng mentor về những nội dung bạn đã học được.

Checklist:

  • Hoàn thành một khóa học về Software Testing (1–2 ngày).
  • Học Flowchart.
  • Làm slide và thuyết trình trước TPM, QA Lead và mentor (2 ngày).
mentor-trong-chuong-trinh-dao-tao-tester-o-got-it

Tuần đầu tiên, bạn sẽ được lên dây cót với một khoá học tổng quát về kiểm thử phần mềm được Got It chọn lọc từ những nền tảng uy tín như Masterclass, Coursera hoặc Udacity. Khóa học sẽ mang đến cho bạn những kiến thức quan trọng về Software Testing như: các loại hình test, test case, test plan,… 

Khi đã hoàn thành khóa học, bạn sẽ được học thêm về Flowchart. Đây là phần kiến thức quan trọng, hướng dẫn cách vẽ sơ đồ user flow (user flow diagram). Buổi thuyết trình trước TPM, QA Lead và mentor trong khoảng 1-2 ngày sau đó sẽ giúp bạn tổng hợp và ôn tập các kiến thức đã học. Đây cũng là cơ hội để bạn lắng nghe thêm chia sẻ, feedback từ các anh chị trong team QA về nội dung của section này. 

Got It tin rằng, để làm nhà đẹp thì đầu tiên móng phải chắc. Team QA hoàn toàn có thể giúp bạn bồi đắp thêm thật nhiều kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức, miễn là căn bản của bạn đủ vững. Bởi vậy, hãy trân trọng phần học đầu tiên và nắm chắc các kiến thức nền tảng, bạn nhé!

Các kiến thức nền tảng trong chương trình đào tạo tester ở Got It
Các kiến thức nền tảng đóng vai trò rất quan trọng giúp bạn thành công trong lĩnh vực Software Testing sau này

Phase 2 (section 2 – 3). Học về sản phẩm ở cấp độ người dùng và cấp độ QA

Một trong những điểm khác biệt trong chương trình training ở Got It là cơ hội được thực hành test trực tiếp trên các sản phẩm của chúng mình. Là một công ty làm sản phẩm, Got It luôn đặt chất lượng sản phẩm và trải nghiệm người dùng lên trên hết. Do vậy, với team QA, việc bạn làm quen và hiểu sản phẩm từ sớm đóng vai trò rất quan trọng. 

Từ khoảng tuần thứ 2 đến hết tuần thứ 4, bạn sẽ được học và tìm hiểu sản phẩm ở level người dùng và level QA.

Section 2. Hiểu về sản phẩm ở level người dùng 

Checklist:

  • Tìm hiểu về sản phẩm ở level người dùng (2 ngày).
  • Làm slide thuyết trình về sản phẩm (1 ngày).
  • Presentation trước TPM, QA Lead và mentor (1 ngày).

Để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, QA nhà Got It sẽ bắt đầu tiếp cận sản phẩm như một người dùng thực thụ. Khách hàng sẽ đi qua những bước nào để sử dụng sản phẩm? Các tính năng được thiết kế có điểm gì phù hợp (hay chưa phù hợp) với hành vi của người dùng? Tất cả sẽ được giải đáp ở section này. Bạn sẽ cùng mentor tìm hiểu về product user flow, cách phân loại các tính năng trong ứng dụng và cách user “tận hưởng” sản phẩm của Got It.

đào tạo tester ở Got It có rất nhiều buổi presentation

Tương tự như section đầu tiên, bạn cũng sẽ có khoảng thời gian 2 ngày để chuẩn bị và thuyết trình về hiểu biết của mình về sản phẩm trước bộ 3 thần thánh: TPM, QA Lead và mentor.

Section 3. Hiểu sản phẩm ở level của một QA

Checklist:

  • Tìm hiểu về sản phẩm ở level QA (7 – 12 ngày).
  • Làm slide thuyết trình về sản phẩm (1 ngày).
  • Presentation trước TPM, QA Lead, Tech Lead và mentor (1 ngày).

Sau khi hiểu sản phẩm từ góc độ người dùng, bạn sẽ tiếp tục đào sâu và tìm hiểu sản phẩm trong vai trò của một QA. Ở section này, bạn sẽ mất khoảng 7 đến 12 ngày để “khám phá mọi ngóc ngách” của sản phẩm. Mentor của bạn sẽ trực tiếp hướng dẫn bạn làm quen với Admin panel, Configuration, Routing, System Engine và Database của sản phẩm. 

Kay mentor trong chương trình training

Từ đây, bạn sẽ nắm rõ hơn bộ máy vận hành sản phẩm ví dụ như: Flow đặt câu hỏi, storefronts, cách các chuyên gia được xếp hạng, đấu giá session,… Buổi presentation ở section này, ngoài bộ ba thần thánh TPM, QA Lead, mentor, sẽ có sự xuất hiện của Tech Lead – người nắm vai trò dẫn dắt đội ngũ Engineer xây dựng sản phẩm. Khi bạn muốn chia sẻ những hiểu biết, nhận định của mình về sản phẩm, thì không thể thiếu sự có mặt của Tech Lead, phải không?

Phase 3 (section 4). Làm quen với quy trình làm việc và các công cụ QA sử dụng ở Got It. Hoàn thiện Final Project.

Không chỉ Engineer, các bạn QA ở Got It cũng phải hoàn thành Final Project để “tốt nghiệp” chương trình training. Trong Final Project này, bạn sẽ phải thực hiện kiểm thử một feature của sản phẩm trước sự theo dõi của TPM, QA Lead và mentor. Nghe thì có vẻ như rất đáng sợ phải không? Nhưng đừng lo lắng nhé! Trước khi “nhảy” vào Final Project, bạn sẽ được mentor hướng dẫn, theo sát để nắm chắc quy trình làm việc và luyện tập bằng cách kiểm thử các feature mẫu. 

Checklist:

  • Tìm hiểu quy trình làm việc và các công cụ hỗ trợ QA làm việc (2 ngày).
  • Thực hiện test feature mẫu (2 ngày).
  • Thực hiện test feature thực (2 ngày).
  • Final Project: Chuẩn bị demo cách thực hiện test feature (1 ngày).
  • Final Project: Demo test feature và nhận feedback từ TPM, QA Lead và mentor (1 ngày).

Có lẽ không có phần nào trong chương trình training đáng ngóng đợi như section này. Sau khoảng thời gian dài khổ luyện, bạn sẽ mang toàn bộ kiến thức mình học được và bắt đầu thực chiến cùng các sản phẩm ở Got It. 

Ở Got It, có một quy trình để tìm ra và giải quyết mọi vấn đề mang tên G Process. Đây cũng chính là quy trình phát triển sản phẩm của công ty, gắn bó chặt chẽ với QA trong suốt quá trình làm việc. Vậy nên hãy nhớ học thật kĩ G Process, cũng như checklist những việc cần làm của team QA từ G3B đến G9 nhé.

đào tạo test ở got it g process
G Process của nhà Got It là gì?
đào tạo tester ở got it vai trò của QA
Vai trò của QA trong G Process

Sau khi đã “thấm nhuần” G Process, làm quen với checklist đầu việc và các công cụ của QA, bạn sẽ bắt tay ngay vào công đoạn chạy thử test cho một feature mẫu. Tại đây, mentor sẽ theo sát và hướng dẫn bạn đi từng bước test sản phẩm từ đầu đến cuối như: 

  • Tìm hiểu requirement và Q&A.
  • Ước tính thời gian hoàn thành công việc.
  • Tạo test cases.
  • Thực hiện kiểm thử thủ công (manual testing).
  • Báo cáo kết quả kiểm thử (test result) cho mentor.

Hoàn thành test feature mẫu, bạn sẽ bắt tay vào Final Project. Trong 2 ngày làm Final Project, bạn vẫn sẽ có mentor đồng hành sát cánh và hướng dẫn từng bước trong quy trình test feature trên môi trường Development. Một số action items khi test feature thật bao gồm: 

  • Tạo test plan.
  • Đọc và tìm hiểu yêu cầu của feature mới trên Jira.
  • Ước tính thời gian hoàn thành công việc.
  • Tạo test cases trên Testrail. 
  • Thực hiện kiểm thử thủ công (manual testing).
  • Báo cáo kết quả kiểm thử (test result) cho mentor.
Image for post

Để khép lại chương trình training và tổng kết các kiến thức, kỹ năng bạn học được bằng thành quả, bạn sẽ demo trực tiếp trước TPM, QA Lead và mentor – những người đã gắn bó cùng bạn suốt quá trình training cách thực hiện một phần test feature thật hoàn chỉnh. Những đánh giá và feedback của các anh chị ở buổi demo này sẽ là các lưu ý quan trọng, đi cùng bạn trong suốt hành trình trưởng thành như một Test Engineer của mình.

3. Làm gì để đạt kết quả tốt nhất trong quá trình đào tạo Tester ở Got It

Như đã nói ở phần đầu, Test Engineer ở Got It cần nhất sự tỉ mỉ, cẩn thận và ham học hỏi. Nhưng hãy để Got It mách 5 bí quyết để “sống sót” sau khóa training và trở thành Test Engineer, đó chính là: 

  1. Chủ động đặt câu hỏi. 
  2. Luôn luôn ghi chú lại các nội dung đã học. 
  3. Trao đổi rõ ràng về các mong muốn, kỳ vọng học hỏi của mình với mentor trước khi quá trình training bắt đầu. 
  4. Nhờ mentor đánh giá và cho nhận xét cách tiếp cận kiểm thử của bạn. 
  5. Sẵn sàng nhận feedback từ mọi người và không ngừng thay đổi, hoàn thiện bản thân.

Đến với một môi trường mới, nơi mọi thứ đều phát triển với nhịp độ mau chóng như Got It, rất có thể bạn sẽ dễ bị “ngợp” trong thời gian đầu tiên. Và liều thuốc khi đó chính là hãy đặt câu hỏi, không chỉ với mentor, với các teammates của mình mà với bất cứ ai trong Got It. Chúng mình luôn đề cao việc đặt câu hỏi, chấp nhận nếu có gì chưa hiểu hay mắc lỗi. Chỉ khi đó, mọi người trong team mới có thể cùng nhau thảo luận và tìm ra giải pháp để không lặp lại lỗi đó nữa.

Ngoài ra, bạn nên tạo cho mình thói quen “take note” – ghi chú lại những kiến thức mình học được, những input, comment hay từ các anh chị đi trước.

Image for post

Bên cạnh đó, bạn hãy tin tưởng và cởi mở với mentor. Mentor là người đồng hành và lắng nghe bạn trong suốt hành trình của bạn ở Got It, từ lúc thử việc đến khi đã là nhân viên chính thức. Bởi vậy, việc bạn chủ động chia sẻ với mentor những mong muốn, nguyện vọng là rất quan trọng. Chỉ khi biết bạn cần gì, mentor nói riêng và cả team nói chung mới có thể hỗ trợ bạn phát triển bản thân một cách tốt nhất. Trong trường hợp bạn gặp các nhiệm vụ khó, không biết phải “xử” ra sao, đừng ngần ngại hỏi han và nhờ mentor đưa ra lời khuyên, gợi ý để giúp bạn gỡ rối. 

Cuối cùng, hãy mở lòng để đón nhận các feedback của mọi người, dù là từ mentor, team lead, hay các bạn, anh chị ở các team khác. Với những bạn kinh nghiệm chưa đủ đầy, sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Nhưng sau những lần sai đó, nếu bạn sẵn sàng lắng nghe, nhận thức được điểm chưa đúng của mình để thay đổi và hoàn thiện, chắc chắn chất lượng công việc và kỹ năng của bạn sẽ được nâng lên đáng kể đó!


Trên đây là những điều cốt lõi nhất về chương trình training dành cho Test Engineer ở Got It. Bạn thấy sao? Liệu chúng mình có bỏ sót khía cạnh nào mà bạn muốn biết thêm? Hay chương trình training này còn thiếu điều gì để trở nên tốt hơn? Hãy cho chúng mình biết suy nghĩ của bạn nhé!

Nếu bạn muốn gia nhập Got It và tự mình trải nghiệm chương trình đào tạo Tester tại Got It, hãy đọc JD và ứng tuyển theo link này nhé: bit.ly/gotit-test-newgrads!

Đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
July 15, 2021
Share this post to:
Tags:
2 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
trackback
Lợi thế khi làm Tester ở Got It - Got It Vietnam Blog
3 years ago

[…] Test Engineer ở Got It được đào tạo thế nào? […]

trackback
Tester mới tốt nghiệp: Làm sản phẩm sau 01 tháng training? - Got It Vietnam
3 years ago

[…] > Tìm hiểu thêm về chương trình training dành cho Tester tại Got It […]

Các bài viết liên quan
Mở rộng cơ hội nghề nghiệp cùng các chứng chỉ Google

Mở rộng cơ hội nghề nghiệp cùng các chứng chỉ Google

Giờ đây, không cần phải đặt chân đến New York, dù ở bất kỳ đâu, bạn đều có thể tham gia các khóa học đào tạo kỹ năng chuyên môn được dẫn dắt và giảng dạy bởi các Googler. Đặc biệt hơn cả, những khoá học này hứa hẹn sẽ giúp bạn mở rộng con […]
Got It Tester – Katie: Quả ngọt đến từ trái tim kiên định

Got It Tester – Katie: Quả ngọt đến từ trái tim kiên định

Tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân với tấm bằng Quản trị Hệ thống Thông tin (Management Information System), Katie đối mặt với rất nhiều ngã rẽ. Cô bạn có thể theo ngành Business Analyst (BA), có thể lựa chọn làm Software Tester, cũng có thể tiếp tục phát huy thế mạnh ngôn […]
Chương trình đào tạo Tester ở Got It

Chương trình đào tạo Tester ở Got It

Bên cạnh chương trình training dành cho Software Engineer bài bản, đạt chuẩn Silicon Valley, Got It còn chuẩn bị một chương trình training cực kỳ chất lượng cho các bạn ở team Quality Assurance (QA). Đóng vai trò then chốt, đảm bảo chất lượng đầu ra cho những sản phẩm world-class của Got It, […]
CV Tester – 4 lưu ý giúp bạn pass vòng CV

CV Tester – 4 lưu ý giúp bạn pass vòng CV

Với vị trí yêu cầu độ cẩn thận, tỉ mỉ, khả năng quan sát cao như Software Tester, một chiếc CV gây thiện cảm với nhà tuyển dụng trở nên cực kỳ quan trọng. Bởi, CV, tuy đơn giản, sẽ phần nào nói lên cá tính con người bạn. Vậy làm thế nào để CV […]
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Test Engineer

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Test Engineer

Chìa khoá ôn tập giúp bạn “công phá” vòng phỏng vấn QA Engineer tại Got It
Cách tạo test plan cho sản phẩm hoặc tính năng mới

Cách tạo test plan cho sản phẩm hoặc tính năng mới

Nếu bạn đã hiểu test plan là gì, hẳn là bạn sẽ muốn biết cách tạo test plan hoàn chỉnh cho sản phẩm hoặc tính năng mới. Hãy cùng Got It tìm hiểu 5 bước cần thiết cho một test plan hoàn chỉnh. Mục lục1. Phân tích sản phẩm hoặc tính năng bạn đang thử […]