Mong muốn có một định hướng phát triển sự nghiệp phù hợp nhất để tối ưu hóa tiềm năng của bản thân luôn là mối quan tâm hàng đầu của những bạn trẻ có tham vọng. Từ các bạn học sinh chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học, đến các bạn sinh viên đang tìm kiếm nơi thực tập đầu tiên, hay cả những kỹ sư công nghệ đã có cho mình một vài năm kinh nghiệm, mỗi người đều mang trong mình những mối lo, những mông lung nhất định.
Có bao giờ, bạn tự hỏi, bản thân mình đang ở đâu trong hành trình sự nghiệp? Liệu 3-5 năm tới mình có tiếp tục làm những công việc này hay không? Mình sẽ bền bỉ theo đuổi con đường kỹ sư phần mềm hay một ngày nào đó sẽ rẽ hướng và kiêm nhiệm thêm vai trò quản lý? Đâu là các cột mốc đánh dấu sự trưởng thành trong sự nghiệp? Đâu là những mảnh ghép mình cần phải đầu tư để đạt được cột mốc tiếp theo? Đâu là hình mẫu lý tưởng về nghề nghiệp để mình có thể đi theo?
Có nhiều ý kiến cho rằng, những “thăng tiến” trong sự nghiệp của một người sẽ được đo bằng “chức tước” và số lượng người mà họ quản lý, hơn nữa, chỉ những ai làm “sếp” thì mới có cơ hội hưởng những đãi ngộ tốt nhất. Cũng vì tâm lý đó mà nhiều người trong chúng ta, khi vẫn chưa kịp đủ độ chín về chuyên môn, đã phải lo lắng tham gia vào các cuộc “chiến” và “chạy đua vũ trang” để được trở thành quản lý.
Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn đi theo con đường này, đặc biệt là với các kỹ sư lập trình. Có những kỹ sư chỉ muốn chuyên tâm phát triển các kỹ năng cứng, nâng cao kiến thức chuyên môn, sau đó dành thời gian cập nhật những công nghệ mới nhất. Làm những việc liên quan tới quản lý không phải những điều khiến họ hứng thú. Vậy, có con đường nào sinh ra để nhân viên chăm chỉ và nhiệt huyết với nghề này có thể phát triển lâu dài? Bạn có nhất thiết phải trở thành manager, team lead để hưởng mức đãi ngộ tốt, phù hợp với số năm kinh nghiệm?
Tại Got It, cũng giống như các công ty FAANG, chúng mình tin rằng Software Engineer hoàn toàn có thể lựa chọn con đường là một Individual Contributor và phát triển hết mức theo ngạch kỹ thuật thành các chuyên gia và nhận mức lương, đãi ngộ tương xứng, thậm chí cao hơn cả những “sếp”, trưởng nhóm khác (Managerial track). Thay vì mất một kỹ sư giỏi chỉ để đổi lại một vị quản lý tồi, Got It dành thời gian, tâm sức để xây dựng một lộ trình sự nghiệp cụ thể cho các Kỹ sư phần mềm. Từ đó, mỗi thành viên sẽ có được lộ trình phát triển phù hợp nhất, phù hợp với mong muốn, định hướng của từng người, để “lên đai” trong môi trường Startup năng động, biến hoá không ngừng.
Lộ trình thăng tiến tại Got It được chia ra làm hai track chính: Individual Contributor track và Managerial track. Tuỳ thuộc vào mong muốn cũng như khả năng của bản thân, bạn sẽ được định hướng, hỗ trợ và dẫn dắt để phát triển theo con đường phù hợp.
Và đặc biệt, dù bạn lựa chọn con đường sự nghiệp nào, Got It cũng sẽ có một thang đo giúp bạn xác định chính xác mình đang ở đâu và mình cần làm gì để có thể “lên đai”! Hãy cùng chúng mình tìm hiểu kỹ hơn về lộ trình thăng tiến này nhé!
Starting track là hành trình khởi đầu của bạn trong ngành Software Engineering. Dù có mong muốn hay định hướng trở thành Manager hoặc Individual Contributor trong tương lai, bạn sẽ đều phải trải qua ba cấp độ đầu tiên này. Đây là ba cấp độ cơ bản giúp bạn củng cố, nâng cao kỹ năng cứng, đồng thời có những trải nghiệm phù hợp để xác định thế mạnh và con đường tương lai cho riêng mình.
Level 1: Software Engineer Intern/Junior Software Engineer
Mặc dù là Level khởi đầu trong sự nghiệp của bạn, một Software Engineer Intern/Junior Software Engineer hoàn toàn có thể tạo ra những ảnh hướng đến với toàn bộ team thông qua việc chủ động hoàn thành những phần việc có quy mô nhỏ, dưới sự hướng dẫn của Senior Software Engineer.
Đây là level phù hợp đối với các bạn sinh viên năm cuối chuyên ngành CNTT hoặc vừa mới tốt nghiệp đại học và đang mong muốn tìm kiếm một “bến đỗ” đầu tiên cho con đường sự nghiệp của mình.
Ở vị trí này bạn sẽ được đào tạo để làm quen với môi trường phát triển sản phẩm dành cho số lượng người dùng lớn. Bạn sẽ ôn luyện lại và áp dụng những kiến thức quan trọng của Computer Science vào thực tế, làm quen với các quy trình, công cụ, và kỹ năng làm việc nhóm. Bạn sẽ bắt đầu bằng việc phát triển các tính năng với quy mô nhỏ ví dụ như Đăng nhập sử dụng tài khoản Google và Facebook
. Để có thể xây dựng được tính năng này, bạn sẽ được yêu cầu tìm hiểu về cách OAuth hoạt động cũng như các SDK và các hàm API mà Google/Facebook cung cấp. Nghe thì đơn giản, nhưng một tính năng nhỏ mà không được hoàn thành với chất lượng cao nhất sẽ lập tức có ảnh hưởng tiêu cực tới hàng triệu người dùng và có thể sẽ gây ra thiệt hại lớn cho công ty. Đặc biệt, bạn sẽ được nhận sự giúp đỡ từ các Senior Software Engineer trong việc đưa ra API specs cho tính năng này cũng như hiểu sâu hơn về quá trình giao tiếp 3 bên giữa client, server và Oauth provider.
Thông qua quá trình làm việc, bạn cũng nắm được các hoạt động của team cũng như các tính năng, mô tả chi tiết về sản phẩm. Ngoài ra, Software Engineer Intern/Junior Software Engineer tại Got It sẽ được “trao quyền” để tham gia trực tiếp vào việc phát triển sản phẩm, chủ động xác định, đề xuất các phương án cải thiện, và tạo ticket để sửa những bug nhỏ (ví dụ: Tìm và sửa các lỗi typo hay UI bugs). Bạn cũng sẽ có cơ hội để luyện các kỹ năng tiếng Anh của mình để có thể làm việc cùng với các đồng nghiệp ở nhiều nơi trên thế giới.
Chính vì những lợi điểm kể trên mà có rất nhiều bạn đã tìm tới Got It như một điểm khởi đầu cho hành trình học hỏi của bản thân. Bạn có thể tìm hiểu thêm về câu chuyện của cậu bạn Intern ngắn hạn Bill, chàng thực tập sinh năm 3 đại học Eric, hay cậu sinh viên vừa học vừa làm Dustin.
Level 2: Software Engineer
Level 2 – Software Engineer sẽ có thể tạo ra những ảnh hưởng đối với team thông qua việc chủ động, độc lập tìm kiếm các giải pháp tối ưu nhất cho các phần việc có quy mô trung bình, đồng thời cung cấp những hướng dẫn, sự giúp đỡ cần thiết cho Level 1 – Software Engineer Intern/Junior Software Engineer.
Thông thường, chỉ sau khoảng 1 năm làm việc fulltime ở Level 1, bạn sẽ có cơ hội được cân nhắc và xem xét để nâng lên Level 2. Cả Dustin và Eric – hai bạn kỹ sư chúng mình vừa đề cập ở trên đều đã xuất sắc hoàn thành Level 1, và có đầy đủ tố chất cũng như kỹ năng để bước tiếp lên Level 2 của nấc thang sự nghiệp – Software Engineer.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng nếu bạn đang là một ứng viên chưa từng làm việc ở Got It, chúng mình luôn chào đón tất cả các bạn kỹ sư đang quan tâm tìm kiếm cơ hội việc làm mới gia nhập team, chỉ cần bạn sẵn lòng thử sức với Got It thôi!
Với Level 2, Got It sẽ tuyển dụng tất cả các bạn Software Engineer có từ 1 – 3 năm kinh nghiệm. Ở level này bạn sẽ được giao nhiệm vụ phát triển các tính năng có quy mô trung bình, ví dụ như tính năng gia hạn thuê bao của người sử dụng
. Với sản phẩm Excelchat, Got It đang cung cấp gói sử dụng dịch vụ không giới hạn trong 1 năm với giá $359.99, gói này sẽ được tự động gia hạn mỗi khi hết hạn.
Để phát triển tính năng này, bạn sẽ cần chủ động tìm hiểu và thử nghiệm những công nghệ liên quan. Ví dụ như:
- Làm thế nào để xử lý các tác vụ được lập lịch?
- Nên sử dụng cron hay một task scheduler nào đó có sẵn?
- Cần xử lý những dữ liệu được trả về từ cổng thanh toán như thế nào?
- Cần làm gì khi giao dịch thành công, và cần làm gì khi giao dịch xảy ra lỗi?
Ngoài ra, bạn cũng cần phát hiện và có phương án xử lý những edge case như khi các tác vụ được lập lịch chạy sớm hơn hoặc muộn hơn so với dự kiến. Bạn thấy đấy, tính năng này nhìn cũng rất đơn giản nhưng yêu cầu phải vô cùng chính xác và phải hoạt động tốt ở quy mô lớn, chỉ cần một lỗi nhỏ cũng có thể gây ra thiệt hại về mặt tài chính cho công ty.
Level 3: Senior Software Engineer
Lên đến Level 3, mức độ ảnh hưởng của bạn đối với cả team đã tăng lên đáng kể. Bởi bạn chính là người dẫn dắt, cung cấp kiến thức và nguồn lực cần thiết cho một nhóm các bạn Software Engineer (Level 2) để hoàn thành một dự án với chất lượng cao.
Với kinh nghiệm làm việc từ 3 năm trở lên, cùng với chuyên môn vững, khả năng lãnh đạo tốt (leadership skill) và có thể tạo ra những ảnh hưởng lớn, tích cực đến team, bạn sẽ được “nâng cấp” trở thành kỹ sư Level 3: Senior Software Engineer và nhận mức thu nhập lên đến $5,400/tháng.
Tech Lead Add-on
Như đã nói ở trên, khi đạt đến cấp độ này, bên cạnh việc đảm bảo những công việc lập trình mang tính kỹ thuật cao, bạn sẽ có cơ hội thử sức với việc dẫn dắt một team nhỏ (Tech Lead Add-on), từ đó trải nghiệm, học hỏi thêm về khía cạnh quản lý. Thông qua thử nghiệm này, bạn sẽ biết được mình thực sự mong muốn và phù hợp phát triển theo định hướng nào. Ở Got It, bạn sẽ không khó để bắt gặp các bạn Senior Software Engineer (Tech Lead Add-on) còn khá trẻ, nhưng đã có nhiều thành tựu ấn tượng như Thắng – Lead Frontend Engineer của team CAI hay Henry – Lead Frontend Engineer của team PRO.
Sau khi đã trải qua 3 level đầu tiên ở Starting track, bạn vẫn khao khát được khám phá thêm những ngóc ngách mới trong việc phát triển phần mềm, mong muốn trở thành chuyên gia trong ngành và được đánh giá là có đủ khả năng để tiếp tục theo đuổi hành trình này, vậy thì Individual Contributor track chính là con đường phù hợp dành cho bạn.
Level 4: Staff Engineer
Tại Level 4 này, bạn là thành viên đóng vai trò cực kì quan trọng trong các hoạt động của công ty khi là người quyết định việc thiết kế, kiến trúc phần lõi của hệ thống. Hơn nữa, Staff Engineer cũng được tin tưởng giao trọng trách giải quyết những thách thức về mặt kỹ thuật có độ phức tạp cao.
Các sản phẩm của Got It như PhotoStudy, Excelchat, Powerpointchat có cách thức hoạt động tương tự nhau, chúng giúp kết nối một người đang có thắc mắc về một lĩnh vực nào đó đến một chuyên gia có thể giải đáp thắc mắc của họ, chỉ trong thời gian vài chục giây. Và các sản phẩm này đều được xây dựng dựa trên một engine cực kỳ quan trọng của Got It – Ranking and Routing Engine. Engine này cho phép hệ thống nhanh chóng lựa chọn ra một Expert phù hợp nhất với một câu hỏi từ phía người dùng với nhiều thiết lập khác nhau. Rất có thể đặc tả ban đầu về engine này chỉ là một vài trang tài liệu, một vài hình vẽ, và bạn, với vai trò của một Staff Engineer, sẽ cần trao đổi với các bên liên quan, cộng thêm hiểu biết của mình về chiến lược phát triển của công ty để đưa ra được các yêu cầu chi tiết hơn. Bạn sẽ cần thiết kế và xây dựng một hệ thống:
Bạn cũng sẽ là người theo dõi các số liệu thống kê để đưa ra các đề xuất cải thiện giải thuật kết nối người dùng và chuyên gia.
Hầu hết các kỹ sư Level 4 (theo lộ trình Individual Contributor) ở Got It đều sở hữu hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành lập trình, đã tham gia phát triển và thử thách bản thân ở nhiều project lớn nhỏ khác nhau. Chúng mình thường gọi họ là các “cụ” bởi những đóng góp lớn lao cùng thâm niên lâu năm trong nghề.
Level 5: Senior Staff Engineer
Sau khi hoàn thành chặng hành trình tại Level 4, bạn sẽ tiến đến Level 5: Senior Staff Engineer. Tại đây, bạn gần như đã đi đến đích của lộ trình Individual Contributor tại Got It rồi đó, chỉ còn cách Level 6: Principal Engineer vài bước nữa mà thôi.
Với vị trí này, bạn sẽ là người đưa ra các quyết định kỹ thuật ảnh hưởng đến toàn công ty. Ví dụ: Là người quyết định chuyển toàn bộ hệ thống từ mô hình monolithic sang micro service, từ in-house lên cloud, từ virtual machines sang containers. Khi làm việc với các đối tác quan trọng, ví dụ: cần tích hợp dịch vụ của Got It vào hệ thống của các công ty FAANG, Senior Staff Engineer sẽ là đầu mối làm việc với đội ngũ Engineer của công ty đối tác để xác định xem việc tích hợp là khả thi hay không.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ là người quyết định các đặc tả kỹ thuật, đánh giá các rủi ro có thể xảy ra, bảo đảm việc tích hợp diễn ra một cách hoàn hảo và phù hợp với các quy chuẩn của ngành công nghiệp.
Những Engineer ở Level 5 theo thang đo của Got It là những người mang nhiều trọng trách lớn lao, và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của công ty. Tuy nhiên, đi kèm với những nhiệm vụ và trách nghiệm đó là mức thu nhập vô cùng cạnh tranh, lên tới $14,000/tháng, cùng hàng loạt các lợi ích đi kèm hấp dẫn khác. Vì vậy, không cần phải trở thành sếp hay quản lý thì mới có thể nhận mức đãi ngộ xứng đáng, chỉ cần bạn có sự đam mê, yêu nghề, và khao khát trở thành những chuyên gia lập trình tài năng, Got It luôn có những hướng đi phù hợp và thỏa mãn được bạn cả về “vật chất lẫn tinh thần”.
Một sự lựa chọn khác cho các bạn Senior Software Engineer sau khi hoàn thành level 3 là đi theo định hướng trở thành Manager. Bạn sẽ cần tích lũy cho mình những kinh nghiệm về quản lý đội nhóm bên cạnh kỹ năng chuyên môn. Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng và phát triển rất nhiều về leadership skills để có thể đảm nhiệm tốt vị trí này trong tương lai.
Một Engineering Manager – Level 4 (theo Managerial track) được Got It định nghĩa là người có khả năng thúc đẩy cả team Engineering đạt năng suất làm việc và hiệu quả cao khi thực hiện các project. Đây cũng là người sẽ định hướng cho việc tuyển dụng và quyết định số lượng người cần tuyển trong team. Engineering Manager cũng là người tổ chức đào tạo, định hướng phát triển các kỹ năng cá nhân, cũng như trợ giúp các bạn chưa làm việc ở khả năng tốt nhất của mình để làm sao cả team lúc nào cũng tiến lên phía trước.
Giống với Level 4 của Individual Contributor track, mức thu nhập bạn sẽ nhận được khi đảm nhiệm vị trí Engineering Manager tại Got It có thể lên đến $10,000.
Tiếp sau đó, hành trình trở thành vị “chỉ huy trưởng” Got It của bạn sẽ dừng chân ở Level 5: Director of Engineering, và cuối cùng, hạ cánh ở Level 6: Vice President of Engineering.
Mỗi level đều được Got It chúng mình đánh giá dựa trên 7 yếu tố: Impact – Mức độ ảnh hưởng; Technical Skills – Kỹ năng chuyên môn; Communication – Khả năng giao tiếp; Planning – Kỹ năng lên kế hoạch; Execution – Khả năng thực thi; Maturity & Leadership – Độ chín và Kỹ năng lãnh đạo; English proficiency – Trình độ tiếng Anh. Việc đánh giá này sẽ được diễn ra dưới hai hình thức chính, áp dụng với 2 đối tượng: các bạn ứng viên mới và các thành viên hiện tại ở Got It.
Đối với các bạn trẻ đang quan tâm và muốn apply vào các vị trí tại Got It, việc bạn được đánh giá thuộc cấp độ nào trong Software Engineer Levels sẽ được quyết định thông qua quy trình tuyển dụng của Got It: CV Review; Phone Screen; Competency Interview; Culture Fit Interview; Management Interview (Optional) và Onboard. Trải qua mỗi vòng, chúng mình sẽ có thể dễ dàng xác định được trình độ chuyên môn của bạn đến đâu, kỹ năng mềm của bạn như thế nào và đặc biệt là, mức độ phù hợp của bạn với Got It ra sao, từ đó, đặt bạn vào đúng vị trí và môi trường phù hợp để bạn phát triển và tỏa sáng.
Còn các Software Engineer tại Got It sẽ được đánh giá và cân nhắc việc “up level” thông qua Performance Review sau mỗi 6 tháng làm việc. Không quan trọng bạn phải đi đúng lộ trình từ Level 1 lên 2 rồi mới được đến Level 3, miễn là bản thân bạn đủ điều kiện, khả năng và trình độ, bạn hoàn toàn có thể được xem xét để “nhảy bậc” từ Level 3 lên thẳng Level 5, mà không cần qua Level 4.
Vậy, bạn đang ở Level nào dựa trên bảng “Software Engineer Levels” của Got It? Những hoạt động nhằm giúp các bạn đánh giá chính xác trình độ, năng lực và level hiện tại của bản thân, cũng như lộ trình phù hợp với bạn sẽ được bật mí trong thời gian sắp tới. Theo dõi website và fanpage Got It Vietnam để cập nhật thông tin mới nhất của chúng mình nhé!
Got It mong rằng, việc công khai những thông tin về “Software Engineer Levels” sẽ phần nào giúp các thành viên nhà Got It và các bạn ứng viên cũng như độc giả Got It E-Magazine nắm rõ được hành trình phát triển của các bạn tại công ty.
Với cam kết tạo điều kiện và hỗ trợ hết mình trong hành trình phát triển của mỗi cá nhân tại doanh nghiệp, Got It đã, đang và sẽ luôn luôn cố gắng, nỗ lực để mang đến những trải nghiệm quý giá, đáng nhớ và ấn tượng nhất cho các thành viên.
Chỉ cần bạn có niềm đam mê với việc phát triển các sản phẩm công nghệ cho nhiều người dùng, Got It sẵn sàng chào đón, đào tạo và dẫn dắt bạn đi con đường phù hợp nhất.
Đừng ngần ngại apply ngay tại: https://jobs.lever.co/gotit.