Product Manager (PM) là một trong những thuật ngữ khá quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong cộng đồng IT trong thời gian gần đây. Nhưng liệu bạn đã thật sự hiểu Product Manager là gì? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến vị trí này.
Mục lục
1. Product Manager là gì?
Product Manager còn gọi là người quản lý sản phẩm. Hiểu một cách đơn giản, vị trí này sẽ chịu trách nhiệm chính cho sự phát triển của một sản phẩm, bắt đầu từ công đoạn thiết kế, sản xuất cho tới theo dõi và giám sát để đưa thực hiện, phân tích các vấn đề liên quan.
Thực tế, Product Manager sẽ là người quyết định những tính năng cần thiết cho sản phẩm và liên kết, dẫn dắt các bộ phận cùng thực hiện. Product Manager sẽ làm việc với Developer, UX UI Designer, Tester,… để xây dựng những tính năng cho sản phẩm và đảm bảo chỉ số thành công cao nhất cho sản phẩm mình tạo ra.
2. Công việc của Product Manager là gì?
Product Manager là một vị trí quan trọng và không thể thiếu trong các công ty sản xuất. Dưới đây là nhiệm vụ và công việc mà Product Manager cần làm.
2.1. Quản lý giám sát chặt chẽ quá trình tạo ra và cải tiến sản phẩm
Product Manager có nhiệm vụ chính là phải quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình tạo ra và cải tiến sản phẩm. Trong quá trình này PM cần phải chắc chắn mọi quy trình sản xuất và tạo ra sản phẩm đều phải thực hiện theo đúng kế hoạch ban đầu. Nếu phát hiện sản phẩm có bất cứ sai sót nào thì cần phải đưa ra những phương án cải tiến kịp thời, nhanh chóng nhất. Như vậy mới có thể đảm bảo chất lượng cuối cùng của sản phẩm khi được cung cấp đến khách hàng.
2.2. Tìm hiểu sản phẩm
Công việc quan trọng nhất của một Product Manager là cần phải hiểu rõ về sản phẩm mà mình đã chịu trách nhiệm. Chỉ khi nắm rõ những đặc điểm của sản phẩm thì bạn mới có thể tìm hiểu thị trường, nhu cầu của khách hàng và hướng phát triển của đối thủ. Như vậy, PM mới có thể giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh và phù hợp nhất.
2.3. Thấu hiểu khách hàng
Product Manager cũng phải hiểu được những nhu cầu và mong muốn của đối tượng khách hàng mà mình đang nhắm đến. Tùy vào mô hình kinh doanh và sản phẩm của công ty mà bạn cần phải biết rõ khách hàng của mình là ai, thích gì, ghét gì, mức chi tiêu của họ là bao nhiêu tiền/tháng… Chỉ khi đặt mình ở vị trí khách hàng, tìm hiểu khách hàng và phân tích các dữ liệu để hiểu được mong muốn của họ, bạn mới biết sản phẩm của mình đã tốt hay chưa và cần phải khắc phục gì. Cũng như xác định được nhu cầu thị trường và đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp.
2.4. Hỗ trợ đồng đội
Bên cạnh sản phẩm và khách hàng, Product Manager còn phải chú trọng cả đến đồng đội và những người trong công ty. Bạn phải chủ động hợp tác và hỗ trợ tất cả các bộ phận Marketing, IT, Sale.
Bên cạnh đó bạn cũng cần phải linh hoạt và cân bằng giữa các bên: Project Managers, Business Analysts và Developers. Điều này là vô cùng quan trọng vì họ chính là những người trực tiếp xây dựng và tạo ra sản phẩm. Chắc chắn một đội nhóm mạnh và hiểu rõ sản phẩm sẽ có thể tạo ra giá trị tốt nhất cho sản phẩm mà tất cả cùng đang hướng đến.
2.5. Phát triển công ty
Phát triển công ty chính là mục tiêu và nhiệm vụ cuối cùng mà bất cứ một Product Manager cần hướng đến và phải hoàn thành. Vì rốt cuộc, việc tạo ra sản phẩm chất lượng và đưa tới tay người tiêu dùng cũng chỉ vì một mục đích tạo ra lợi nhuận và danh tiếng cho công ty và tổ chức của bạn.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất liên quan đến Product Manager. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về lĩnh vực này.