Product owner là khái niệm quen thuộc được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực kinh doanh. Vậy, product owner là gì? Họ thường đảm nhiệm những công việc nào trong một dự án? Cùng tham khảo bài viết sau đây của Got It để có câu trả lời cụ thể cho những băn khoăn này bạn nhé!
Mục lục
Product Owner là gì?
Đây là cụm từ dùng để chỉ người “sở hữu” sản phẩm. Họ sẽ đảm nhiệm vai trò giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến sản phẩm và end-user. Mặt khác, họ cũng là người vận hành và cải tiến sản phẩm nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh theo đúng mục tiêu doanh nghiệp đề ra.
Dù làm việc ở một công ty product hay công ty outsourcing thì product owner vẫn là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định các tính năng của sản phẩm. Ở vị trí này, họ cần có tầm nhìn dài hạn và luôn hiểu rất rõ các tính chất của sản phẩm. Hơn thế nữa, họ cần đặt mình vào vị trí của end-user trước khi đưa ra quyết định thay đổi bất kỳ yếu tố nào của sản phẩm.
Product owner thường làm những công việc nào?
Thông thường, một product owner sẽ phải đảm nhiệm khá nhiều công việc. Những công việc này hầu hết liên quan đến các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Điển hình là các công việc dưới đây:
Thực hiện quản lý backlog (quản lý vấn đề tồn đọng)
Đây là một công việc khá quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ hoàn thành sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm tạo ra. Product owner sẽ trực tiếp kiểm tra những số liệu, những phản hồi từ khách hàng và từ đó đưa ra phương án giải quyết các vấn đề một cách ổn thỏa.
Để thực hiện các giải pháp hoàn thiện sản phẩm, họ cần kết hợp với các UX designer để tạo ra những thiết kế mới lạ nhất cho sản phẩm và xây dựng các chiến dịch phát triển sản phẩm. Ngoài ra, các product owner sẽ giải thích về các thiết kế để đội ngũ phát triển sản phẩm nắm được dễ dàng và thực hiện đúng yêu cầu.
Mặt khác, họ còn phải sắp xếp độ ưu tiên cho các nhiệm vụ tồn đọng để giải quyết nhanh chóng theo thứ tự. Sau khi cho phát hành các sản phẩm, product owner phải thường xuyên theo dõi các chỉ số đánh giá và lặp lại quy trình này để có thể phát triển tốt sản phẩm đó.
Phân tích và đưa ra tầm nhìn đối với sản phẩm
Ngoài các công việc bên trên, product owner cần hiểu rõ sự tác động của sản phẩm đến với thị trường cũng như đối tượng mà các sản phẩm hướng đến là những ai. Từ những phân tích cụ thể về sản phẩm, họ sẽ đưa ra tầm nhìn chung cho sản phẩm và truyền thông nó với mọi bộ phận, mọi đối tác liên quan.
Làm việc trực tiếp với các đội sản xuất
Nhằm theo dõi tiến trình tạo ra sản phẩm cũng như có phương án xử lý kịp thời khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra, product owner sẽ phải thực hiện điều hướng công việc cho toàn bộ đội ngũ phát triển sản phẩm. Điều này sẽ tránh làm trì hoãn hay gián đoạn tiến trình sản xuất cũng như hạn chế được các vấn đề phát sinh khi tạo ra sản phẩm.
Từ những thông tin trên đây, chúng ta có thể phần nào hình dung được công việc của một người sở hữu sản phẩm. Nếu thấy hứng thú với vị trí này, bạn có thể tìm hiểu thêm những kỹ năng cần có của một product owner là gì để trau dồi thêm. Đừng quên cập những những thông tin hữu ích khác trong những bài viết tiếp theo của Got It nhé!