Yếu tố then chốt giữ chân những nhân viên xuất sắc ở lại với công ty là chế độ đãi ngộ và văn hóa doanh nghiệp. Có thể nói, văn hóa công ty là thứ tài sản vô hình mà bất cứ công ty, tổ chức nào cũng cần gây dựng và phát triển. Bài viết này sẽ giải thích cho bạn hiểu lý do tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Mục lục
1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là những giá trị, niềm tin, hành vi được các nhân viên trong cùng công ty công nhận và thực hiện như một thói quen. Thực ra, văn hóa công ty/tổ chức thể hiện ở rất nhiều khía cạnh và cấp độ khác nhau. Ví dụ về văn hóa công ty có thể là: đeo thẻ nhân viên khi đi làm, liên hoan mỗi cuối tháng, đồ ăn trà chiều mỗi ngày, giải lao ngắn,…
Khi xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp, người lãnh đạo phải truyền đạt được những vai trò của văn hóa công ty với nhân viên. Mỗi nhân viên cần hiểu được lý do tại sao phải duy trì văn hóa của công ty. Chỉ có vậy mới có thể xây dựng được một tập thể vững mạnh. Rất nhiều người quyết định gắn bó với môi trường làm việc hiện tại lâu dài vì văn hóa công ty rất tốt, môi trường làm việc thoải mái.
2. Lợi ích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
Hiện nay, rất nhiều công ty chú trọng vào việc phát triển và xây dựng văn hóa công ty. Có thể nói, xây dựng văn hóa công ty sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả nhân viên và công ty. Một số lợi ích có thể kể đến là:
Giữ chân người tài
Hiện nay, trước sự cạnh tranh gay gắt về nhân lực. Để có thể giữ chân được nhân lực giỏi, bên cạnh yếu tố về lương thưởng thì nhà quản lý cần xây dựng văn hóa công ty. Những nhân viên giỏi có thể bị thu hút bởi môi trường làm việc có văn hóa đặc sắc, chú trọng đến đời sống của nhân viên. Rất nhiều người bỏ qua những do dự về lương để lựa chọn những môi trường làm việc có văn hóa công ty tốt.
Tiền đề cho sự phát triển bền vững
Văn hóa doanh nghiệp có vai trò phát huy bản sắc văn hóa của công ty. Đồng thời văn hóa công ty cũng tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững về sau. Văn hóa của công ty sẽ truyền tải những thông điệp, giá trị cốt lõi đến với nhân viên, nâng cao ý thích và sự đoàn kết trong một tập thể.
Tạo động lực làm việc
Văn hóa của doanh nghiệp thể hiện nét đặc trưng riêng biệt. Đây cũng là yếu tố then chốt tạo động lực làm việc cho nhân viên. Môi trường làm việc với những văn hóa lành mạnh giúp nhân viên có cảm giác quen thuộc và thoải mái. Khi có động lực làm việc, nhân viên sẽ nỗ lực tạo ra những giá trị cho doanh nghiệp.
Tăng sự đoàn kết
Không quá khi khẳng định văn hóa công ty đóng vai trò là chất keo dính kết nối các thành viên lại gần nhau hơn. Khi nhân viên đã hiểu được giá trị cốt lõi của văn hóa công ty, mọi người sẽ làm việc vì mục đích chung, hòa đồng, giảm xung đột từ đó thúc đẩy hiệu quả làm việc. Ngoài ra, văn hóa còn là yếu tố tạo nên sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Có thể thấy, văn hóa có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển chung của toàn công ty. Vậy nên việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là chiến lược phát triển lâu dài mà mỗi công ty đều cần chú trọng.