Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là một nghệ thuật, là điều kiện để thành công trong công việc. Vậy bạn đã biết làm thế nào để thành thạo kỹ nằng này chưa?
Mục lục
1. Kỹ năng lắng nghe là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, nghe là việc chúng ta im lặng, tiếp nhận âm thanh. Nhìn chung, đó là một quá trình thụ động. Ngược lại, lắng nghe trong giao tiếp là một việc chủ động. Lắng nghe trong giao tiếp là hành động chú ý đến những thông tin người nói đưa ra, hiểu được những gì họ nói và đưa ra những phản hồi thích hợp.
Lắng nghe phải đi với một tâm trí chủ động cùng đủ các giác quan. Một người lắng nghe giỏi không chỉ quan tâm đến âm thanh, mà còn phải quan tâm đến ngôn ngữ cơ thể của người nói.
Chính vì vậy, lắng nghe không chỉ đơn giản là một khả năng mà chúng ta được ban cho, mà là một kĩ năng thông qua luyện tập kĩ càng mới có được.
2. Tầm quan trọng của lắng nghe trong giao tiếp
Kỹ năng lắng nghe giữ vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa người với người. Và chúng ta đều biết, bất kể khía cạnh nào của đời sống cũng cần đến giao tiếp. Có những ngành nghề, việc giao tiếp là điều kiện tiên quyết để thành công. Với những ngành nghề khác, như công nghệ thông tin, tuy giao tiếp không phải là yêu cầu bắt buộc nhưng sẽ giúp công việc suôn sẻ hơn.
Bạn không thể bao biện rằng bạn chỉ làm việc với máy tính, chỉ cần “lắng nghe” sự thay đổi dựa trên mã code của mình. Đây là một quan niệm cực kỳ sai lầm. Bạn phải nắm bắt được những yêu cầu của khách hàng thì mới có thể lập trình, kiểm thử… hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng cần phải biết lắng nghe vấn đề, rồi đưa ra phản hồi thích hợp, giúp quá trình hợp tác với đồng nghiệp dễ dàng hơn.
Trên thực tế, đã có rất nhiều xung đột xảy ra giữa những kỹ sư công nghệ. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc những phía đối lập không thực sự hiểu ý nhau. Và chính vì không lắng nghe nhau kỹ càng mới dẫn đến cơ sự như vậy.
3. Nền tảng của lắng nghe
Có thể nhiều người không biết nhưng thực ra lắng nghe được chia thành 4 loại chính:
- Chủ động
- Chọn lọc
- Thấu cảm
- Làm ngơ
Hình thức được đánh giá cao nhất trong quá trình làm việc là lắng nghe chủ động. Lắng nghe chủ động có nghĩa là người lắng nghe có thể hiểu được mọi thông tin và đưa ra được những phản hồi thích hợp.
Nguyên tắc luyện tập kỹ năng lắng nghe
- Hạn chế việc chen ngang: Không ai thích bị ngắt lời khi đang trình bày ý tưởng cả. Việc chen ngang giống như thể hiện bản thân mình, lấy đi “ánh hào quang” của người khác.
- Giao tiếp bằng mắt: Thay vì chỉ dùng đôi tai để lắng nghe, đôi mắt cũng đóng một vai trò quan trọng. Đôi mắt cho phép bạn tiếp thu cả ánh mắt, cử chỉ của người nói, thông qua đó nắm bắt được cảm xúc của họ.
- Hạn chế sự phân tâm: Tập trung là thể hiện sự tôn trọng với người nói, gây được thiện cảm với họ.
- Tỏ ra tò mò: Khi tò mò, bạn sẽ nhận ra được những thông điệp ẩn chứa của người nói và cũng khơi dậy được sự hứng thú của họ.
- Xử lý thông tin ngay lập tức: Bất cứ cuộc nói chuyện hay bài diễn thuyết luôn diễn ra liên tục. Việc xử lý thông tin nhanh nhẹn sẽ khiến bạn bắt kịp tiến độ nói, không bỏ lỡ những thông tin quan trọng.
Những rào cản gặp phải khi lắng nghe
- Định kiến về đối phương: Định kiến xuất hiện ở mọi ngóc ngách của đời sống.
- Lắng nghe chọn lọc: Bản thân người nghe thường “ngại” lắng nghe những thông tin phức tạp. Thay vào đó, họ tập trung vào những gì khơi dậy hứng thú của họ hơn. Nhưng không phải thông tin thú vị nào cũng là thông tin quan trọng.
- Bị phân tâm những yếu tố ngoại cảnh: Yếu tố ngoại cảnh bao gồm phong thái, giọng nói, ngoại hình của người nói. Những yếu tố này cũng thể hiện những đặc tính quan trọng của người nói nhưng không quan trọng bằng nội dung lời nói.
Với bài viết trên, Got It hy vọng bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp và tìm ra cách luyện tập thích hợp cho bản thân.
- Đọc thêm: Kỹ năng lập kế hoạch là gì?