Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về các cụm từ game tester, software tester, tiktok tester, telecom tester,… Vậy tester là gì? Fresher tester, junior tester và senior tester khác nhau ở những điểm nào? Cùng tham khảo bài viết sau đây của Got It để hiểu rõ hơn về công việc này bạn nhé!
Mục lục
1. Bạn biết gì về nghề tester?
Hiểu một cách đơn giản, tester là công việc kiểm tra và phát hiện các lỗi hay bất kỳ vấn đề nào đó trong phần mềm có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của chúng. Nhiệm vụ chính của một nhân viên tester là đảm bảo chất lượng phần mềm là tốt nhất, hoàn hảo nhất trước khi đưa ra thị trường.
Trên thực tế, một phần mềm vẫn có thể được phát hành mà không cần kiểm duyệt. Nhưng như vậy thì khả năng mắc phải sai sót là rất lớn. Điều này có thể gây thiệt hại về thời gian, tiền bạc và công sức. Vì vậy, doanh nghiệp cung cấp phần mềm cần phải có đội ngũ kiểm tra chất lượng phần mềm để giảm thiểu mọi rủi ro khi sản phẩm đến tay khách hàng.
Nhìn chung, tester là một công đoạn khá quan trọng giúp doanh nghiệp mang đến những trải nghiệm tối ưu nhất cho khách hàng. Vậy tester học ngành gì? Đa phần các nhân viên tester đều là sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin từ các trường đại học hoặc cao đẳng.
2. Fresher Tester là gì?
Fresher là từ ngữ chỉ cấp độ mới vào nghề và chưa có kinh nghiệm của một vị trí nào đó trong doanh nghiệp. Cụm từ fresher tester được sử dụng cho các bạn mới tốt nghiệp hoặc đang làm công việc khác và bắt đầu chuyển sang làm công việc tester.
Tại nhiều doanh nghiệp nước ngoài, vị trí này còn được gọi với tên gọi là “newbie”. Đây là từ ngữ chỉ người không có kinh nghiệm tại một vị trí làm việc cụ thể nào đó. Hầu hết tại các doanh nghiệp, vị trí fresher tester sẽ không yêu cầu kinh nghiệm. Nhưng tùy vào yêu cầu công việc cụ thể của dự án và quan điểm của mỗi doanh nghiệp mà yêu cầu cho vị trí này cũng sẽ khác nhau.
Có những doanh nghiệp chấp nhận các bạn học trái ngành – không tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin (CNTT) cho công việc tester. Nhưng có một số doanh nghiệp lại không, họ cần một nhân viên tester phải là sinh viên ngành CNTT và biết lập trình cơ bản để có thể đào tạo phát triển theo hướng tester làm kiểm thử tự động.
3. Phân biệt các vị trí fresher tester, junior tester và senior tester
Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn mới bắt đầu tìm hiểu về kiểm thử phần mềm đặt ra. Lời giải đáp của câu hỏi này sẽ do kinh nghiệm và kỹ năng cần biết để làm việc cho từng vị trí tester quyết định.
Khác với vị trí junior và senior tester, fresher tester chỉ cần có khái niệm cơ bản về kiểm thử phần mềm và hiểu về công việc mà mình sẽ đảm nhiệm. Tuy nhiên, họ cần nắm cơ bản về quy trình phát triển phần mềm, các giai đoạn và công việc tương ứng trong quy trình đó cùng các kỹ thuật thiết kế test case và một số kỹ năng khác liên quan.
Junior tester và senior tester là hai vị trí chuyên sâu hơn trong lĩnh vực tester. Vị trí junior tester là người có ít kinh nghiệm nhưng có khả năng test các case phức tạp hơn và cần nhiều kỹ năng hơn so với fresher. Ở vị trí cao nhất trong 3 cấp độ, senior tester có thể đảm nhiệm bất kỳ công việc nào liên quan đến tester. Thậm chí, họ có thể đảm nhận dự án độc lập.
Tóm lại, fresher, junior và senior là các từ dùng để chỉ mức độ kiến thức và kinh nghiệm của một công việc nào đó, nghề tester cũng có các cấp độ này. Bạn có thể dùng những thông tin trên để đánh giá mình đang ở vị trí nào, fresher tester, junior tester hay senior tester. Để có thêm nhiều thông tin bổ ích khác, hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng mình nhé!
[…] thức và trình độ của Junior chỉ dừng ở mức nền tảng cơ bản. Trong khi Senior đã ở mức nâng cấp hơn. […]