Các doanh nghiệp thường chia kinh nghiệm làm việc của nhân viên thông qua các thuật ngữ như Junior, Senior, Fresher. Đây là một từ có nguồn gốc từ tiếng Anh. Dựa vào thuật ngữ này, người ta có thể dễ dàng biết được thời gian và kinh nghiệm làm việc của bạn trong một ngành nghề, lĩnh vực nào đó. Vậy Junior là gì? Để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng, Junior cần có những gì?
Mục lục
Junior là gì?
Junior là một thuật ngữ dùng để phân chia trình độ dựa vào cơ sở thời gian, kinh nghiệm làm việc của một người. Chúng đều là những thuật ngữ được sử dụng trong doanh nghiệp, lĩnh vực hoặc một ngành nghề nào đó.
Junior được dùng để chỉ những người ít ít thời gian kinh nghiệm làm việc hơn Senior. Họ thường là những người mới vào nghề nên được phân công làm những công việc đơn giản, không đòi hỏi nhiều về mặt chuyên môn. Trong trường hợp có những nhiệm vụ phức tạp hơn thì họ cần có sự hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm lâu năm.
Những yếu tố giúp Junior cạnh tranh trong “cuộc chơi tuyển dụng”
Khả năng học hỏi và sự thích ứng
Đối với Junior, kiến thức chuyên môn không phải là điều mà các nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu. Nhà tuyển dụng sẽ thường có xu hướng tìm kiếm những người có khả năng học hỏi, thích nghi với môi trường và văn hóa doanh nghiệp. Đó sẽ là những yếu tố quan trọng giúp Junior phấn đấu, nâng cấp bản thân tốt hơn mỗi ngày.
Khả năng học hỏi và thích nghi với văn hóa doanh nghiệp có thể bao gồm những kỹ năng sau:
- Kỹ năng làm việc nhóm tốt;
- Khả năng thiết lập mối quan hệ với các đồng nghiệp trong công ty;
- Kỹ năng giao tiếp;
- Kỹ năng quản lý bản thân, chuẩn bị những kiến thức chuyên môn để đáp ứng nhu cầu công việc.
Xây dựng hình ảnh cá nhân tốt qua CV
Trước khi các nhà tuyển dụng có cơ hội biết thêm nhiều hơn về con người của bạn, CV có thể được xem là một tấm vé để bạn thể hiện bản thân và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Qua CV, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được một phần ứng viên thông qua những điều sau:
- Kỹ năng trình bày và viết CV: Cách viết CV của bạn có được chăm chút, đầu tư thời gian không hay chỉ viết cho có, đủ ý, đủ trang? Từ những nhận định này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ bộ về tính cách, khả năng và trách nhiệm của bạn dành cho công việc.
- Kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp, cá tính riêng: Tuy rất khó để có thể đánh giá khả năng làm việc thật sự của một ứng viên thông qua CV, nhưng cách bạn trình bày, thể hiện bản thân, sắp xếp bố cục, nội dung sẽ thể hiện phần nào những đặc điểm về con người bạn.
Chính vì thế, hãy dành thời gian và chăm chút cho CV của mình. CV của bạn phải trở nên chỉn chu nhất, đảm bảo cả hình thức lẫn nội dung mới có thể tạo thiện cảm cho nhà tuyển dụng.
Trên đây là những yếu tố cơ bản mà một Junior có thể chứng minh giá trị, sức hút của bản thân, từ đó tạo cơ sở để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nâng cấp bản thân và đạt được vị trí công việc mong muốn.
[…] tester, software tester, tiktok tester, telecom tester,… Vậy tester là gì? Fresher tester, junior tester và senior tester khác nhau ở những điểm nào? Cùng tham khảo bài viết sau […]