Cô gái khiếm thị và ước mơ với Accessibility

Một cô gái bị khiếm thị từ khi sinh ra, đang làm chủ một công ty về Accessibility khi mới chỉ là một sinh viên đại học…

Cô gái ấy là Taylor Arndt, hiện đang là Accessibility Product Manager tại Got It (Mỹ). Xuất phát từ những khó khăn của bản thân, Taylor hiện đang theo đuổi một sứ mệnh cao cả để giúp đỡ những người có cùng hoàn cảnh. Đó là ước mơ phát triển Accessibility – ngành công nghệ thông tin tiếp cận dành cho cộng đồng những người khuyết tật.

Dưới đây là một cuộc trò chuyện đặc biệt mà ở đó, mình được lắng nghe về con đường dẫn Taylor đến với sứ mệnh này, cũng như hành trình phát triển của cô gái ấy bên cạnh những thử thách trong cuộc sống.

Mở đầu cuộc trò chuyện, mình có hỏi thăm về cuộc sống hiện tại của Taylor. Dù đang là một sinh viên đại học, nhưng Taylor đã sống riêng được 3 năm chứ không ở gần bố mẹ. Sống tự lập đã quen, Taylor hào hứng kể về việc mình đã tự học tập thế nào, làm việc ra sao. Giọng của người bạn này dường như hào hứng hơn khi nhắc đến một từ – “Accessibility”…

Accessibility - Ước mơ giúp cuộc sống người khuyết tật trở nên tốt đẹp hơn

Uyên Trần: Trước khi trở thành Accessibility Product Manager tại Got It, bạn có thể kể cho mọi người nghe một chút về động lực khiến bạn lựa chọn lĩnh vực này không?

Taylor Arndt: Thực ra, mình đã quan tâm tới ngành Accessibility từ rất sớm. Vốn sinh ra trong một thị trấn nhỏ, công nghệ chưa được phát triển, những trải nghiệm liên quan đến Accessibility của mình khá là tệ. Mình không có cơ hội được tiếp cận đầy đủ đến các nguồn thông tin xung quanh, bởi có rất nhiều nền tảng công nghệ chưa cung cấp đủ các tính năng hỗ trợ và thân thiện với người khuyết tật.

Điều này trở thành một thử thách lớn hơn khi mình đến trường. Ở Mỹ, khái niệm tách biệt trường dành cho người bình thường và người khuyết tật là không có, bởi mọi người tin rằng ai cũng cần có quyền được phát triển bình đẳng. Song, các nền tảng, công cụ công nghệ vẫn có không ít hạn chế, gây ảnh hưởng tới trải nghiệm giáo dục của những học sinh khuyết tật. 

Để cộng đồng khuyết tập có thể tiếp cận đến CNTT một cách bình thường, đó chỉ có thể là accessbility.

Vấn đề này đã thôi thúc mình phải hành động, để giúp đỡ chính bản thân và những người bạn như mình. Mình mong muốn cộng đồng khuyết tật có thể tiếp cận đến các công nghệ tiên tiến một cách hoàn toàn dễ dàng, giúp họ học tập, làm việc và giao tiếp như những người bình thường. Để làm được điều này, đó chỉ có thể là Accessibility*.

*Accessibility được gọi là ngành công nghệ thông tin tiếp cận giúp cộng đồng những người khuyết tật có thể tiếp cận đến mạng lưới viễn thông và công nghệ thông tin một cách bình thường. 

Uyên Trần: Vậy từ khi bắt đầu tìm hiểu về Accessibility cho đến hiện tại, quá trình học tập của Taylor đã diễn ra thế nào, có khó khăn gì không?

Taylor Arndt: Đầu tiên, để có thể làm được Accessibility, ai cũng cần phải học cách sử dụng thành thạo các công nghệ hỗ trợ (assistive technology). Tiếp đến, mình cần tìm hiểu về luật pháp ở mỗi đất nước. Mỗi vùng sẽ có những quy định khác nhau về việc tiếp cận thông tin dành cho người khuyết tật. Cuối cùng, mình trau dồi phần lớn các kỹ năng khác qua trải nghiệm thực tế khi có được những công việc đầu tiên.

Trong quá trình đến với ngành Accessibility, mình cũng gặp không ít thử thách. Trong xã hội, những người mù thường không được đặt nhiều kỳ vọng. Vì thế, việc đầu tiên mình cần làm phải là tự nhủ bản thân: “Mình có thể làm hơn thế”, và chứng minh cho mọi người thấy mình thực sự làm được. Bên cạnh đó, khi mình làm việc với người khác, chính những kênh công nghệ được sử dụng cũng có thể chưa thực sự thân thiện. Điều mình cần làm là cố gắng học giao tiếp bằng một cách khác, làm sao để mọi người vẫn có thể hiểu và làm việc cùng mình một cách dễ dàng.

Taloy đến với vị trí Accessibility ở Got It như một cái duyên giữa đại dịch.

Uyên Trần: Mình có nghe Taylor kể rằng bạn đã từng có một số công việc trước đây. Vậy tại sao bạn lại nghỉ việc và bạn đã quyết định đến với Got It như thế nào?

Taylor Arndt: Trước khi đến với Got It, mình có một công việc tại trường đại học. Nhiệm vụ của mình là giúp đỡđào tạo các bạn sinh viên về Accessibility, đặc biệt trong thời điểm mọi thứ đều diễn ra online do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dịch bệnh vừa là thách thức, vừa là cơ hội. Nó giúp mình nhìn ra và cải thiện những vấn đề mà các nền tảng, ứng dụng học trực tuyến đang gặp phải. 

Tuy vậy, khi dịch bệnh diễn ra quá lâu, mình đành phải chuyển sang học tập tại một trường cao đẳng cộng đồng khác. Dù chất lượng giáo dục không có nhiều khác biệt, song học phí ở đây lại thấp hơn rất nhiều. Đây cũng là lúc mình mất việc ở trường đại học cũ và cần tìm kiếm một công việc mới.

Tình cờ trong quá trình tìm việc trên Indeed, mình tìm thấy Got It. Văn phòng của Got It ở bờ Tây, nhưng mình lại sống cách xa vạn dặm ở bờ Đông. Nếu không phải công ty đang làm việc tại nhà do Covid-19, thật khó để mình có thể làm việc tại đây. Nhưng khi biết rằng các thành viên có thể làm việc từ xa, mình đã thấy đây là một cơ hội hoàn toàn phù hợp. Sau đó, mình bắt đầu tìm hiểu về Got It trên mạng và nói chuyện với team HR. Mình thấy rằng: “Ồ, sản phẩm cùng môi trường ở công ty này cũng có vẻ thú vị đấy chứ, sao mình lại không thử nhỉ?”. Và thế là, cái thử ấy đã trở thành bước đi đầu tiên của mình cùng Got It.

Got It đang cố gắng áp dụng accessibility trong mọi sản phẩm của mình.

Uyên Trần: Hiện tại Taylor đang là Accessibility Product Manager tại Got It. Bạn có thể mô tả rõ hơn cho mọi người biết công việc thường ngày của mình không?

Taylor Arndt: Công việc chính của mình là kiểm tra tính tiếp cận của các sản phẩm bằng việc sử dụng các công nghệ hỗ trợ (assistive technology). Đây là công nghệ giúp người khuyết tật có thể sử dụng các công nghệ khác như người bình thường. Có nhiều loại công nghệ khác nhau để hỗ trợ cụ thể từng cộng đồng khuyết tật. Song, công nghệ mình sử dụng chính là “screen readers”. “Screen readers” là công cụ đọc lên những nội dung có trên màn hình máy tính giúp người khiếm thị nắm bắt thông tin một cách bình thường. 

Bên cạnh việc kiểm tra xem sản phẩm đã đạt những tiêu chuẩn về Accessibility chưa, mình cũng đề xuất các gợi ý giúp team thực hiện đúng các quy định của pháp luật thông qua các báo cáo. Ngoài ra, mình cũng hỗ trợ đào tạo các thành viên rất nhiều. Training chính là một phương pháp vô cùng hiệu quả giúp bất kỳ đội ngũ làm sản phẩm nào áp dụng tốt Accessibility. 

Đào tạo các thành viên về Accessibility là cách làm rất hiệu quả.

Uyên Trần: Vậy trong quá trình làm việc tại Got It, có những khó khăn hay cảm nhận, kỷ niệm gì đặc biệt mà Taylor muốn chia sẻ không?

Taylor Arndt: Để nói về một khó khăn lớn nhất, đó có lẽ sẽ là sự khác biệt múi giờ. Đây thực sự là một trải nghiệm đặc biệt khi lần đầu tiên mình làm việc với các đồng nghiệp từ nhiều đất nước khác nhau đến vậy. Có những khi gửi tin nhắn vào 11h sáng, mình mới chợt nhận ra lúc ấy đã là đêm của Việt Nam mất rồi. Tuy vậy, việc giao tiếp của team không bị ảnh hưởng quá nhiều vì mỗi ngày đều có “stand-up meeting” giữa cả team Mỹ, Việt Nam và Ấn Độ. Chúng mình sẽ trả lời 3 câu hỏi này mỗi ngày: 

  • Ngày hôm qua tôi đã làm được gì?
  • Ngày hôm nay tôi dự định sẽ làm được gì?
  • Có điều gì đang gây cản trở cho công việc của tôi không?

Một trải nghiệm đặc biệt nữa là khi làm việc cùng các lập trình viên tại Việt Nam. Nếu chỉ giao tiếp bình thường, đôi khi họ sẽ không hiểu tại sao mình cần sửa đoạn code này cho việc Accessibility. Vì vậy, mình cần sử dụng rất nhiều thuật ngữ công nghệ khi nói chuyện để họ hiểu ra vấn đề và chỉnh sửa cho đúng yêu cầu.

(Đây là cuộc trò chuyện của mình với Taylor trước khi viết bài blog này. Khi chụp ảnh, mình bảo Taylor: “You just need to smile!”. Và đây là gương mặt của Taylor khi nghe câu này 😄)

Dù mới gia nhập Got It một thời gian ngắn, nhưng khi thấy Got It đang cố gắng làm mọi sản phẩm trở nên accessible, mình rất vui. Vui vì biết rằng có rất nhiều công ty công nghệ vẫn đang cố gắng để tạo ra một cơ hội sòng phẳng cho cộng đồng những người khuyết tật. Vui vì chính mình cũng đang giúp được công ty làm điều đó tốt hơn mỗi ngày. 

Hiện tại, sản phẩm chính mình đang phụ trách ở Got It là PhotoStudy. Đây là một ứng dụng giúp các bạn sinh viên học các môn khoa học và xã hội tốt hơn. Thật tuyệt vời khi mình là một phần của đội ngũ tạo ra sản phẩm, và chính mình lại đang sử dụng sản phẩm ấy hàng ngày!

Taylor đang tự mở riêng một công ty về Accessibility mang tên mình.

Uyên Trần: Mình tin rằng sự đóng góp của Taylor đã đem đến rất nhiều ảnh hưởng tới các sản phẩm của Got It, cảm ơn bạn rất nhiều vì điều đó. Vậy bên cạnh công việc ở Got It, Taylor có những dự định gì khác trong việc phát triển sự nghiệp của mình không?

Taylor Arndt: Mình có rất nhiều dự định, và một trong số kế hoạch mình đã ấp ủ từ lâu là xây dựng một công ty làm về Accessibility. Vào 4 tháng trước, khi nhu cầu sử dụng các công cụ trực tuyến tăng cao do dịch, mình đã lấy đây là cơ hội để thành lập công ty của chính mình – Taylors Accessibility Services LLC. Các khách hàng có thể yêu cầu mình tạo websites, hoặc làm Accessibility cho websites của họ.

Thời gian tới, mình sẽ đẩy mạnh vào việc truyền thông, thiết lập mối quan hệ với các đối tác để tên tuổi công ty có thể lan rộng hơn. Hiện tại, mình cũng đang cố gắng học tập thật tốt trên trường để có thể lấn sân sang cả việc làm app (ứng dụng) nữa. Ngoài ra, mình cũng muốn dành thêm thời gian cho khóa học trên Udemy do mình làm giảng viên (Introduction to web accessibility and assistive technology). Một điều thú vị là có nhiều học viên của khóa học đã từng muốn tuyển dụng mình, điều ấy khiến mình rất ngạc nhiên 😅

Sau tất cả, mình mong rằng Accessibility sẽ trở nên quen thuộc và là yếu tố cần thiết ở bất kỳ một ngành công nghệ nào. Có như vậy, mình tin rằng cộng đồng những người khuyết tật sẽ có được cơ hội để tạo ra nhiều giá trị to lớn hơn.

Uyên Trần: Mình cảm thấy những suy nghĩ bạn dành cho cộng đồng người khuyết tật thực sự rất đáng trân trọng. Bạn có muốn chia sẻ gì thêm với những người bạn cùng hoàn cảnh với mình trước khi kết thúc buổi trò chuyện hôm nay không?

Taylor Arndt: Mình chỉ muốn nói với các bạn rằng: Hãy trở nên thực sự quyết đoán. Những cơ hội dành cho cộng đồng khuyết tật là hoàn toàn có, và bạn cần ngay lập tức nắm lấy nó ngay. Đôi lúc, bạn cũng cần chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính phủ, các tổ chức; tận dụng mọi nguồn trợ giúp để mình có thể hòa nhập và phát triển trong cộng đồng. Cuối cùng, tính tự lập cũng rất quan trọng. Hãy trở thành một người giáo viên của chính mình, tự tạo ra kỷ luật và thúc đẩy bản thân đạt được những mục tiêu đề ra. 

Mình luôn cảm thấy rất tự hào vì những gì cộng đồng khuyết tật đã và đang làm được. Hãy tin vào bản thân bạn, cố gắng vượt qua những nỗi sợ, gạt bỏ suy nghĩ mình kém cỏi. Chắc chắn bạn sẽ vượt qua được bản thân mình một ngày không xa, và đó là chính là thành công lớn nhất.

Uyên Trần: Cảm ơn Taylor vì cuộc trò chuyện ngày hôm nay. Chúc Taylor sẽ đạt được mọi dự định và thành công với con đường sự nghiệp của mình!



Đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
November 27, 2020
Share this post to:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
IELTS 7.0 và những nỗ lực bứt phá không ngừng

IELTS 7.0 và những nỗ lực bứt phá không ngừng

“Một năm rưỡi đầu tiên ở Got It, tôi tự ti kinh khủng.” Từ cậu intern part-time rụt rè, đầy tự ti về tiếng Anh và kỹ năng cứng, sau gần năm năm ở Got It, Jon đã trở thành một Backend Engineer nhiệt huyết và chỉn chu của team, một anh mentor tận tâm […]
Zero-to-one: Kyle và hành trình chinh phục giấc mơ lập trình viên chuyên nghiệp tại Got It

Zero-to-one: Kyle và hành trình chinh phục giấc mơ lập trình viên chuyên nghiệp tại Got It

Q: Xin chào Kyle, anh có thể chia sẻ với Got It E-Magazine về cơ duyên đã khiến anh biết đến Got It không? K: Bản thân anh cũng là một người rất thích tìm hiểu về mảng công nghệ và vào thời gian rảnh rỗi anh cũng tự tìm tòi ngồi học code (cười). […]
Về nhà ăn Tết – Tết trong tôi là …

Về nhà ăn Tết – Tết trong tôi là …

Gần Tết, phố xá tấp nập, không khí rộn ràng khiến lòng người thêm nô nức. Vào thời điểm này, không chốn nào có thể náo nhiệt hơn là bến xe, sân bay – nơi có những người con xa quê đang khấp khởi trở về nhà. Got It cũng có nhiều thành viên sống […]
Hành động nhỏ – Ảnh hưởng lớn

Hành động nhỏ – Ảnh hưởng lớn

Bạn biết không, trong cuộc trò chuyện giữa mình và một vài anh chị Senior Engineer, chủ đề được chúng mình đưa ra bàn luận rôm rả nhất chính là: “Điều gì đã khiến Got It thu hút trên thị trường?” Bên cạnh câu chuyện về con người, chương trình đào tạo, hay cơ hội […]
Louis – Nỗ lực tìm lối đi giữa muôn vàn ngã rẽ

Louis – Nỗ lực tìm lối đi giữa muôn vàn ngã rẽ

Vào một buổi sáng cuối thu, tôi có cơ hội gặp gỡ và trải lòng cùng Louis – Remote Engineer đầu tiên của Got It – chàng lập trình viên mang trong mình ‘một túi ba gang’ đựng đầy những trải nghiệm thú vị. Trước khi cập bến Got It tại Hà Nội, Louis từng […]
Sinh viên VinUniversity thực tập dài hạn tại Got It: Thử thách khó nhằn hay Trải nghiệm rực rỡ?

Sinh viên VinUniversity thực tập dài hạn tại Got It: Thử thách khó nhằn hay Trải nghiệm rực rỡ?

Mới thành lập được một thời gian khá ngắn, nhưng VinUniversity (gọi tắt là VinUni) đã và đang chứng tỏ bản thân là một đối thủ đáng gờm với các trường đại học có tiếng khác trong và ngoài nước qua những nỗ lực cải tiến chương trình giáo dục, tạo điều kiện hết sức […]