Got It & the Silicon Valley #3: Câu chuyện startup của Got It tại Silicon Valley

Silicon Valley từ góc nhìn của một nhà khởi nghiệp

Ở bài viết trước, chúng mình đã chỉ ra những con đường dẫn tới Silicon Valley cho các bạn học IT hoặc có đam mê theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Nói có sách, mách có chứng — hôm nay Got It xin chia sẻ câu chuyện của chính mình trên con đường tìm đến thánh địa Silicon Valley.

  • Các kỳ trước:

Phần 1: Bạn học được gì từ thành công của Silicon Valley?

Phần 2: Đường đến Silicon Valley

Vậy làm thế nào để sống sót ở Silicon Valley qua các hoạt động phát triển sản phẩm độc đáo, xây dựng team xịn, và gọi vốn khủng?

Chúng ta còn thiếu gì và cần gì để có thể đưa trí tuệ Việt ra biển lớn?

Hãy để Got It cùng bạn tìm ra câu trả lời trong bài viết sau nhé!


Những yếu tố cần và đủ

Trước hết phải kể đến rằng: dù Silicon Valley là một thiên đường khởi nghiệp với hệ sinh thái vô cùng ưu ái cho ngành IT, đây cũng là nơi vô cùng khắc nghiệt bởi sự đào thải và cạnh tranh nó mang lại. Mỗi startup đúng nghĩa để tồn tại được đều phải trải qua rất nhiều khó khăn. Và ba yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại trong thử thách đầu tiên — vòng gọi vốn — chính là sản phẩm, thị trường nhân sự.

Bản thân startup đã luôn là một bài toán khó với các nhà khởi nghiệp (Nguồn: Dân trí)

Ở Silicon Valley, ý tưởng nhiều như sao trên trời, nhưng điều quan trọng là bạn có thể biến những thứ trừu tượng đó thành những sản phẩm thực sự chất lượng hay không. Ở vòng gọi vốn đầu tiên, Got It đã cho thấy tiềm năng trong việc hiện thực hoá ý tưởng sử dụng công nghệ để giúp thế giới trở nên thông minh và hiệu quả hơn bằng cách tạo ra một nền tảng (platform) cho phép chia sẻ kiến thức giữa một chuyên gia và một người đang cần hỗ trợ về kiến thức trên phạm vi toàn cầu.

Lúc ấy, cái Got It có không chỉ là ý tưởng, mà còn là một TuTor Universe với hơn 20.000 người dùng, một prototype đầy triển vọng. Chính các sản phẩm bước đầu cùng tiềm năng của chúng đã thu hút được nguồn vốn đầu tiên để cả team tiếp tục phát triển xa hơn.

Sản phẩm chính thức đầu tiên đứng tên Got It là PhotoStudy đã gây được tiếng vang lớn (được featured nhiều lần trên App Store và đứng #2 ở mảng Education chỉ sau iTunes U) cho thấy sự khả thi của Got It Platform. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm hay ho này, bạn có thể đọc bài viết sau nhé!

Về thị trường, Got It đánh vào các thị trường nói tiếng Anh mà chủ yếu là Mỹ. Điều này là hợp lý ở giai đoạn đầu khi công ty mới chỉ là một startup với nguồn lực còn nhiều hạn chế. Việc mở rộng thị trường sẽ được xem xét khi công ty đã đủ điều kiện để scale up lên quy mô lớn hơn.

Executive team nhà Got It (Nguồn: Got It website)

Về mặt nhân sự, Got It luôn tự hào về một đội ngũ bao gồm những người giỏi nhất. Trụ sở chính của chúng mình tại thung lũng Silicon có khoảng 25 người với những background sừng sỏ: “bố già” Peter Relan, người đã tạo nên những Discord, CrowdStar hay OpenFeint, executive team đến từ các ông lớn như Google, eBay, Oracle, GREE, Lyft, Rakuten…

Ở Việt Nam, đội ngũ kỹ sư cũng Got It tuyển chọn kỹ lưỡng. Chúng mình sẵn sàng training cho một bạn sinh viên mới toanh để trở thành một kỹ sư thực thụ, chỉ cần bạn có nền tảng tốt và thái độ luôn cầu thị để phát triển bản thân.

Giữa sự cạnh tranh gay gắt ở thung lũng công nghệ, ba yếu tố trên chính là chìa khoá giúp Got It thuyết phục các nhà đầu tư và huy động được hơn 20 triệu USD từ những quỹ đầu tư nổi tiếng thế giới, vốn chỉ “rót tiền” vào những ý tưởng “điên rồ”, có thể thay đổi thế giới như: SpaceX, Tesla hay Planet Labs.

Khởi đầu và những khó khăn

Nghe lý tưởng là thế, nhưng chúng mình chưa bao giờ phủ nhận sự thật rằng: startup nào cũng có những lúc “sấp mặt”, kể cả Got It.

Phiên bản đầu tiên của PhotoStudy đưa lên App Store gần như không ai dùng. Cả team khi ấy đã phải hì hụi tới tận 6 tháng để tìm hiểu nguyên nhân, tìm hiểu xem người dùng thật sự cần gì để điều chỉnh lại sản phẩm. Nếu không ngừng tìm hiểu và tiến lên từ những vấp ngã, hẳn Got It cũng đã chết mà không ai nhớ mặt, ghi tên.

Tiếp theo là chuyện gọi vốn. Những vòng gọi vốn nhỏ ban đầu thường không quá khắc nghiệt, nhưng càng về sau càng khó khăn hơn. Một trong những lý do rất “trời ơi đất hỡi” mà Got It gặp phải là nhà đầu tư không chịu rót vốn, có khi chỉ bởi ở Silicon Valley chưa có startup nào của người Việt tạo được nhiều tiếng vang, chưa từng có tiền lệ nào để họ tin tưởng, vậy là họ không đầu tư! Mà kể cả có cho tiền, họ cũng cho rất nhỏ giọt: mỗi ba tháng mới xuống tiền một lần, với điều kiện mỗi lần rót vốn, công ty đều phải đạt được những cột mốc nhất định. Điều này tạo nên áp lực rất lớn, buộc công ty phải không ngừng phát triển để chứng minh giá trị với nhà đầu tư.

Khi sản phẩm chưa thực sự ra mắt, vòng gọi vốn còn dang dở, startup đúng nghĩa là “sống hôm nay không biết ngày mai”. Khoảng thời gian ấy chính là thời điểm đã khiến vô số người phải chùn chân. Hùng Trần khi ấy lúc nào cũng dắt lưng 1000 USD phòng trường hợp xấu nhất, còn một người đồng sáng lập khác của Got It thậm chí đã rút khỏi dự án vì stress liên miên…

Cần gì để mơ thành “ông lớn”?

Nhưng bạn thấy đấy, sau tất cả những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua nổi, Got It vẫn tồn tại và đang hướng tới những cột mốc xa hơn trên hành trình chinh phục Silicon Valley. Tuy chặng đường còn rất dài để có thể trở thành một công ty lớn, nhưng chúng mình cũng đã rút ra được những bài học nhất định cho bản thân. Nhìn lại hành trình 8 năm qua, có bốn yếu tố quan trọng nhất để Got It trụ vững ở Thung lũng Silicon:

  • Product

Dù nói gì đi chăng nữa, product vẫn luôn là yếu tố sống còn đối với một startup công nghệ. Ở Silicon Valley, chỉ ý tưởng thôi là chưa đủ, bởi ai tìm đến Thung lũng công nghệ mà chẳng đem theo những ý tưởng hay ho? Tuy nhiên, chuyện tạo ra được một product vừa có tính đột phá, vừa có tiềm năng phát triển lớn lại là điều khiến những nhà khởi nghiệp phải thực sự trăn trở.

  • Self-improvement

Có thể thấy rõ một văn hoá luôn được đề cao ở Got It nói riêng và nhiều công ty ở Silicon Valley nói chung, đó là văn hoá không ngừng học hỏi. Công ty sẵn sàng bỏ thời gian ra đào tạo bạn, sẵn sàng cung cấp những nguồn sách vở, học liệu tốt nhất. Nhưng vấn đề nằm ở chính những nhân viên — liệu họ có luôn giữ được tinh thần cầu tiến, không ngừng phát triển bản thân hay không. Một sản phẩm tốt và chiến lược tốt cũng chẳng để làm gì nếu thiếu đi sự hết mình và tài năng của đội ngũ làm ra chúng.

  • Global thinking

Thành công của một công ty là khi bạn thực sự tạo nên những ảnh hưởng tích cực đến thế giới. Muốn phát triển, chúng ta không thể mãi chỉ là những kẻ làm thuê, hay cóp nhặt những gì người ta đã làm rồi nhái theo một cách chộp giật, chẳng tạo nên nhiều lợi ích cho cộng đồng. Thay vì hài lòng với việc làm một startup nhỏ bé, hãy bắt đầu cuộc chơi của mình với một tầm nhìn rộng lớn hơn. Để làm được điều đó, những nhà sáng lập phải dùng trí tuệ của mình để tạo ra những đột phá về công nghệ hoặc mô hình kinh doanh, để từ đó tạo ra các thị trường mới hoặc khai phá tiềm năng ở những mảnh đất còn hoang sơ.

  • DNA

Điều cuối cùng là một khái niệm trừu tượng hơn: DNA của từng doanh nghiệp. Đó là những điểm đặc trưng nhất về công nghệ và phong cách làm việc của công ty, ví như nói đến Google người ta sẽ nhắc ngay đến hệ thống tìm kiếm lớn nhất hành tinh, nhắc đến Microsoft là nhớ tới Window, hay nói đến Apple người ta sẽ nhớ ngay đến iPhone vậy. DNA không chỉ là cái giúp khách hàng nhận diện thương hiệu, mà còn là cái thu hút những nhân sự chất lượng cao. Họ không chỉ tìm một công việc, mà còn tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân, tìm kiếm một career path xứng đáng với tiềm năng và sở thích của mình. Bạn sẽ thu hút những điều có năng lượng tương tự, hãy nhớ điều ấy khi xây dựng DNA cho startup của mình


Nhìn vào bản đồ Silicon Valley hiện tại, số lượng startup gốc Việt thực sự vẫn vô cùng ít ỏi. Liệu bạn có cảm thấy tiếc nuối vì chúng ta hoàn toàn có thể làm được nhiều hơn thế? Got It mong rằng những chia sẻ từ chặng đường của chính mình đã đưa ra những kinh nghiệm thực tế về cách mà một startup Việt tồn tại ở Silicon Valley.

Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của series “Got It & the Silicon Valley” để cùng chúng mình đi sâu hơn về chủ đề này nhé!

Phần 4: Nghịch dòng

Bài viết có tham khảo:

Founder Việt vang danh ở Silicon Valley: Nhân tài đất Việt có ý nghĩa rất lớn với các Startup (Dân trí)

The Unusual Funding of a Breakthrough Idea (Peter Relan)

Đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
October 15, 2019
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Got It Phát Hành MathGPT Miễn Phí Cho Tất Cả Các Tiểu Bang Và Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Ở Mỹ

Got It Phát Hành MathGPT Miễn Phí Cho Tất Cả Các Tiểu Bang Và Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Ở Mỹ

Mục lụcMathGPT – Công Nghệ Vượt Trội Cải Tiến Cách Dạy Và Học Truyền ThốngÝ tưởng đột pháCông nghệ tiên tiếnMathGPT Miễn Phí Cho Tất Cả Các Tiểu Bang và Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Ở MỹKỳ Vọng Vào Tương Lai Của MathGPT MathGPT – Công Nghệ Vượt Trội Cải Tiến Cách Dạy Và Học […]
Thung lũng Silicon: 5 sự thật có thể bạn chưa biết

Thung lũng Silicon: 5 sự thật có thể bạn chưa biết

Chắc hẳn, nếu là người đam mê và theo đuổi lĩnh vực công nghệ, bạn đã ít nhất một lần nghe đến cái tên “thung lũng Silicon”. Tuy nhiên, bên cạnh những sự hào nhoáng đi liền với thành công của những cái tên như Google, Apple, Facebook, vẫn có những sự thật bất ngờ […]
Con đường IT nào dành cho dân kinh tế?

Con đường IT nào dành cho dân kinh tế?

Cơ hội mới dành cho ai không biết lập trình, ghét việc “bàn giấy"!
Silicon Valley là gì? Có gì đặc biệt tại đây?

Silicon Valley là gì? Có gì đặc biệt tại đây?

Đối với các bạn yêu công nghệ, câu hỏi Silicon Valley là gì đã không còn quá xa lạ. Ai cũng biết Silicon Valley nổi tiếng vì có nhiều công ty công nghệ cao hàng đầu thế giới như: Facebook, Google, v.v. Hãy cùng Got It Vietnam khám phá thêm về mảnh đất được coi […]
Thung lũng Silicon – “thánh địa” của dân CNTT

Thung lũng Silicon – “thánh địa” của dân CNTT

Thung lũng Silicon là cái tên không còn xa lạ với dân IT trên toàn thế giới, bởi đây được xem như “cái nôi” của những công nghệ mới hiện đại nhất, đặt nền móng cho sự phát triển của hàng loạt “ông lớn” trong ngành công nghệ thông tin như Google, Facebook, Apple hay […]
Làm đồng thời Manual và Automation Tester là trải nghiệm thế nào?

Làm đồng thời Manual và Automation Tester là trải nghiệm thế nào?

Manual và Automation Testing vốn có nhiều điểm khác biệt, nhưng nếu làm song song cả hai công việc này một lúc, một người Tester sẽ có trải nghiệm thế nào? Câu chuyện dười đây kể về Samsam – một người trẻ gắn bó với cả hai mảng kiểm thử từ những ngày đầu tiên, […]