3 bước viết mục tiêu nghề nghiệp CNTT trong CV xin việc

Bạn là một kỹ sư công nghệ thông tin (CNTT) đang tìm kiếm một công việc mới? Chắc hẳn việc viết mục tiêu nghề nghiệp CNTT trong CV xin việc như thế nào là câu hỏi bạn đang băn khoăn. Để có lời giải đáp cho câu hỏi này bạn hãy cùng Got It theo dõi 3 bước viết mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả sau đây.

Tuyệt chiêu viết CV xin việc lập trình viên

Mục tiêu nghề nghiệp CNTT theo thời gian

Bước 1: Phân tích bản mô tả công việc để nắm được những yêu cầu từ nhà tuyển dụng

Việc phân tích bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng mục tiêu nghề nghiệp CNTT của bạn. Nó có thể giúp bạn hiểu được cần viết gì trong mục tiêu nghề nghiệp của mình. 

Ví dụ: Tại một doanh nghiệp phần mềm, họ cần tuyển vị trí lập trình viên với những yêu cầu sau:

  • Có chuyên môn tốt về lập trình Java, Java Web Framework, Data Streaming (Apache Storm).
  • Có kinh nghiệm ít nhất 2 năm ở vị trí tương đương.
  • Nắm vững kiến thức về OS, CSDL Oracle, MySQL và kiến thức về CNTT nói chung.
  • Chịu được áp lực của công việc cao. 

Từ những yêu cầu công việc này, bạn có thể thấy doanh nghiệp tuyển dụng đang chú trọng khả năng làm việc cùng kiến thức chuyên môn. Vì vậy, trong mục tiêu nghề nghiệp của mình, hãy cố gắng nhấn mạnh về năng lực và những kiến thức nghề nghiệp của mình. Điều này sẽ giúp CV của mình được doanh nghiệp chú ý hơn.

Phân tích bản mô tả công việc

Bước 2: Định hướng mục tiêu nghề nghiệp tương đồng với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp

Sau bước nghiên cứu về mục tiêu nghề nghiệp, chúng ta sẽ tiến hành đánh giá bản thân. Bạn sẽ chọn ra những kỹ năng tương đồng với nhu cầu của nhà tuyển dụng, tiếp theo đó là khéo léo dẫn dắt vào mục tiêu nghề nghiệp của mình, mong muốn cùng công ty phát triển ra sao. Với ví dụ từ bước 1, bạn có thể viết mục tiêu nghề nghiệp như sau:

“Hơn 03 năm làm việc với vị trí lập trình viên website và phát triển các sản phẩm phần mềm, tôi thành thạo nhiều ngôn ngữ lập trình Java, Javascript, PHP, C#, nắm chắc kiến thức về hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở MySQL. Vì thế, tôi mong muốn được đồng hành với công ty để cùng phát triển những dự án sắp tới. Tại đây, tôi nghĩ mình có thể tận dụng được những kỹ năng sẵn có để đương đầu với những thử thách tại công ty. Qua đó, đây cũng là cơ hội để tôi hoàn thiện và nâng cao kiến thức chuyên môn để đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình là trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp trong 02 năm tới và đạt được những vị trí cao hơn sau nhiều nhất 05 năm làm việc”.

Định hướng mục tiêu nghề nghiệp tương đồng với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp

Bước 3: Tham khảo một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp CNTT

Cuối cùng, để hoàn thiện bảng mục tiêu nghề nghiệp của mình, hãy tìm và tham khảo mẫu mục tiêu nghề nghiệp được các web tuyển dụng uy tín chia sẻ. Qua đó, bạn có thể xây dựng mục tiêu nghề nghiệp của mình một cách dễ dàng. Dưới đây là một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp mà chúng mình nghĩ bạn nên tham khảo.

Mục tiêu nghề nghiệp cho lập trình viên .Net

Đối với vị trí lập trình viên .Net, bạn có thể viết ngắn gọn như sau:

 “Với kinh nghiệm lập trình C#, ASP.NET hơn 01 năm, tôi đã trang bị cho mình kỹ năng lập trình front-end tốt cùng các tảng kiến thức về khoa học máy tính vững chắc, đạt chứng nhận MCSA, tôi mong muốn được phát triển năng lực và kỹ năng lập trình của mình với vị trí lập trình viên .Net tại doanh nghiệp của quý công ty. Tôi tin rằng, những thử thách trong công việc này sẽ mang lại những kỹ năng xử lý sự cố để hoàn thiện các sản phẩm chuyên nghiệp hơn. Điều này giúp nâng tầm thương hiệu và giúp tôi vươn đến những vị trí cao hơn trong nghề nghiệp của mình trong thời gian sớm nhất”.

Mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên Python

Lập trình viên Python sẽ có một số yêu cầu khác hơn. Vì vậy, bạn có thể tham khảo những kỹ năng cần liệt kê trong mẫu mục tiêu nghề nghiệp CNTT sau đây: 

“Để được phát triển và nâng cao kiến thức với vị trí lập trình viên Python tại công ty, tôi sẽ cố gắng tận dụng hết những kiến thức về cơ sở dữ liệu SQL server, Postgres, hệ điều hành Linux centos, Ubuntu, Odoo Framework và ngôn ngữ lập trình Python của mình trong 2 năm làm việc vừa qua. Cùng với chứng chỉ lập trình Python của MBN Academy mà tôi có, hy vọng có thể phát triển hoàn chỉnh các module theo yêu cầu của công ty. Được khám phá những lĩnh vực mới, được chinh phục những kiến thức chuyên môn mới và đạt được những vị trí cao hơn là mục tiêu tôi luôn hướng đến”.

Mục tiêu nghề nghiệp CNTT cho sinh viên mới ra trường

Với sinh viên, có lẽ bạn sẽ không có quá nhiều kinh nghiệm để thể hiện, tuy nhiên, bạn có thể thay vào đó là sự cầu tiến và ham học hỏi của mình. Bạn có thể tham khảo mẫu bên dưới như sau:

“Em là sinh viên vừa tốt nghiệp chuyên ngành CNTT tại Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TPHCM. Với kiến thức chuyên môn đã học cùng với chứng chỉ CCNA đã đạt được, em mong muốn được làm việc tại vị trí nhân viên quản trị mạng để có thể vận dụng tốt khả năng của mình. Hy vọng môi trường làm việc tại công ty sẽ giúp em trang bị thêm những kinh nghiệm và kỹ năng để đạt được mục tiêu trở thành một chuyên viên quản trị mạng giỏi trong tương lai”.

Tóm lại, để có một CV hoàn hảo thì bạn cần phải chuẩn bị thông tin thật kỹ và đầu tư vào phần mục tiêu nghề nghiệp của mình. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp CNTT của mình trong CV một cách dễ dàng. Để cập nhật nguồn thông tin bổ ích, hãy theo dõi thường xuyên các bài viết của chúng mình nhé!

Đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
February 03, 2021
Share this post to:
Tags:
1 Comment
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
trackback
Tuyệt chiêu viết CV xin việc lập trình viên - Blog | Got It AI
3 years ago

[…] Phần mục tiêu nghề nghiệp: Bạn sẽ chọn ra những kỹ năng tương đồng với nhu cầu của nhà tuyển dụng, tiếp theo đó là khéo léo dẫn dắt vào mục tiêu nghề nghiệp của mình, mong muốn cùng công ty phát triển ra sao. […]

Các bài viết liên quan
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Test Engineer

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Test Engineer

Chìa khoá ôn tập giúp bạn “công phá” vòng phỏng vấn QA Engineer tại Got It
Hướng dẫn cách viết CV, Cover Letter cho sinh viên mới ra trường

Hướng dẫn cách viết CV, Cover Letter cho sinh viên mới ra trường

CV là gì, có gì khác với Cover Letter? Viết như thế nào? Nếu bạn cũng đang mông lung chưa biết cách viết CV cho sinh viên mới ra trường hoặc Cover Letter, thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! Mục lụcCách viết CV cho sinh viên mới ra trường: Phân biệt […]
Kinh nghiệm deal lương thành công không thể bỏ qua

Kinh nghiệm deal lương thành công không thể bỏ qua

Trong các cuộc phỏng vấn, điều mà hầu hết mọi người quan tâm hàng đầu là deal lương. Vậy deal lương là gì? Kinh nghiệm deal lương như thế nào để có thể đạt được mức lương mơ ước? Cùng tìm hiểu nhé! Mục lục1. Deal lương nghĩa là gì?2. Kinh nghiệm deal lương tối […]
Kỹ năng viết email các developer không thể bỏ qua

Kỹ năng viết email các developer không thể bỏ qua

Trong môi trường làm việc hiện nay, kỹ năng viết email để giao tiếp là một điều bắt buộc mà bất cứ nhân viên nào cũng phải nắm rõ. Để giúp các bạn cải thiện vấn đề này, Got It Vietnam sẽ giúp các bạn developer cải thiện kỹ năng viết email thông qua bài […]
Những cách gửi CV qua mail ghi điểm với nhà tuyển dụng

Những cách gửi CV qua mail ghi điểm với nhà tuyển dụng

Không phải ai trong số chúng ta cũng biết cách gửi CV qua mail khi đi ứng tuyển. Đây cũng là kỹ năng khiến nhiều anh chị em kỹ sư lúng túng bởi chưa có nhiều cơ hội luyện tập trong trường học. Do đó, hãy để Got It Vietnam “gỡ rối” và hướng dẫn […]
Cách đặt tên email chuyên nghiệp cho kỹ sư công nghệ

Cách đặt tên email chuyên nghiệp cho kỹ sư công nghệ

Hiện nay, nhiều sinh viên vẫn chưa biết cách đặt tên email chuyên nghiệp, gây cản trở trong quá trình xin việc. Để cải thiện tình hình này, chúng mình xin giới thiệu một vài cách đặt tên email chuyên nghiệp mà các bạn tân kỹ sư công nghệ có thể tham khảo dưới đây. […]