Để đảm bảo chất lượng từ đầu đến cuối của một dự án thì QA cần phát huy rõ vai trò và trách nhiệm của mình. Công việc của QA đòi hỏi tính ham học, thích tìm tòi và phải thật tỉ mỉ để có thể tìm ra lỗi cũng như khắc phục chúng nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng nhất. Vậy, QA là gì? Những kỹ năng nào là quan trọng đối với QA? Cùng Got It tìm hiểu qua bài viết sau.
Mục lục
1. QA là gì?
QA (viết tắt của Quality Assurance) là thuật ngữ dùng để chỉ những chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của những công việc xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất theo các chuẩn mực đã được đề ra giữa các bên liên quan. Công việc này được thực hiện trong suốt quá trình từ sản xuất đến khâu nghiên cứu, chăm sóc khách hàng.
2. Những công việc của QA
QA là người đảm bảo chất lượng từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của dự án. Những công việc của QA bao gồm:
- Tùy từng dự án mà QA cần phải đề xuất và đưa ra quy trình phát triển sản phẩm phù hợp với yêu cầu đó. Các quy trình này thường được phát triển dựa trên V-model, Agile hoặc trình quản lý sẵn có như ISO và CMMI.
- Đưa ra những tài liệu, hướng dẫn và biểu mẫu cho tất cả các bộ phận trong nhóm phát triển sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng dự án tốt nhất.
- Kiểm tra và sửa lỗi xem quy trình triển khai dự án đã theo đúng quy trình QA đề ra hay không.
- Nhắc nhở đội ngũ phát triển sản phẩm tiến hành triển khai dự án cần phải tuân thủ theo những quy trình làm việc đã được định sẵn từ đầu.
- Điều chỉnh quy trình triển khai dự án phù hợp với sản phẩm.
3. Các kỹ năng cần thiết cho công việc của QA
3.1. Có kiến thức nền tảng về IT
Để có thể làm tốt công việc QA thì bạn cần phải được đào tạo và nắm vững những kiến thức chuyên ngành IT và lập trình bởi QA đòi hỏi kiến thức rộng hơn so với kiến thức sâu. Việc hiểu rõ ngôn ngữ lập trình sẽ giúp bạn có thể nắm bắt được kiến trúc hệ thống của phần mềm được test. Ngoài ra, có kiến thức nền tảng về IT còn giúp bạn có thể sử dụng thành thạo các hệ điều hành và các công cụ hỗ trợ cho QA như Automation Test Tools.
3.2. Có kiến thức rộng về các lĩnh vực phần mềm
Am hiểu những kiến thức về lĩnh vực phần mềm sẽ giúp QA khi test ứng dụng có thể hiểu rõ cấu trúc ứng dụng web, từ đó đề xuất ra những phương án thực thi nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất.
3.3. Có tính cẩn thận và suy nghĩ thấu đáo
Bất cứ lỗi phát sinh nào trong sản phẩm, dự án mà team đang thực hiện đều có thể khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng. Trong khi đó, trách nhiệm của QA đó là kiểm tra và đảm bảo chất lượng của sản phẩm, dự án ngay từ những khâu đầu tiên. Một QA làm việc cẩn thận, tỉ mỉ sẽ luôn chú ý tới những vấn đề nhỏ nhất giúp sản phẩm cuối cùng đạt mức hoàn hảo, phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
3.4. Có kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng mềm mà bất cứ QA nào cũng cần phải có. Không chỉ giao tiếp tốt trong nội bộ team làm việc mà QA còn phải tạo dựng mối quan hệ tốt với các team khác nhằm khai thác thông tin về sản phẩm và ứng dụng nó vào việc xây dựng hệ thống quy trình.
Có thể thấy được QA có vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình triển khai và thực hiện dự án. Nếu bạn hiểu rõ hơn về QA và những công việc của QA sẽ từng bước xây cho mình những định hướng tương lai rõ ràng hơn.