Các mô hình phát triển phần mềm có sự ảnh hưởng mật thiết đến quá trình phát triển phần mềm. Nhiều chuyên gia cho rằng nếu chọn sai mô hình phát triển, người lập trình sẽ không thể kiến tạo ra những dự án thành công. Để tìm hiểu rõ hơn về mô hình phát triển phần mềm hãy theo dõi bài viết này.
Mục lục
1. Tìm hiểu về mô hình phát triển phần mềm
Nếu bạn là kỹ sư phần mềm hoặc từng tiếp cận với khái niệm vòng đời phát triển phần mềm thì hẳn đã từng nghe đến mô hình phát triển phần mềm. Mô hình phát triển phần mềm được hiểu là phương pháp để sản xuất ra sản phẩm phần mềm. Vai trò của mô hình phát triển phần mềm là quyết định chất lượng phần mềm.
Mục đích cuối cùng của mô hình phát triển là tạo ra những sản phẩm chất lượng với mức chi phí thấp nhất. Những công ty chuyên sản xuất và gia công phần mềm thường đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng mô hình. Mô hình phát triển phần mềm phù hợp sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho cả người lập trình và khách hàng yêu cầu phần mềm.
Hiện nay có vô số các mô hình phát triển phần mềm khác nhau. Mỗi mô hình lại có một cách triển khai công việc riêng biệt. Theo đó là những ưu nhược điểm riêng của từng mô hình. Người kỹ sư và lập trình viên cần hiểu đặc điểm của từng loại mô hình mới có thể ứng dụng và tạo ra những sản phẩm phần mềm tốt. Lý do vì không phải mô hình nào cũng có cách phát triển và có đặc điểm giống nhau.
2. Tìm hiểu các mô hình phát triển phần mềm phổ biến nhất
Tính đến thời điểm này, thị trường có vô số loại mô hình phát triển phần mềm khác nhau. Trong đó, phải kể đến một số loại mô hình như:
Mô hình thác nước (Waterfall)
Đây là loại mô hình được rất nhiều doanh nghiệp sản xuất phần mềm lựa chọn. Loại mô hình này có thể tạo ra những phần mềm chạy mượt, chất lượng, dễ quản lý. Các giai đoạn phát triển cũng tương đối rõ ràng, dễ phát hiện ra lỗi. Tuy nhiên, nhược điểm là nếu sai ở bước bất kỳ bạn phải làm lại từ đầu.
Mô hình vòng lặp (Agile)
Khác với Waterfall, mô hình này có thể sửa lỗi một cách đơn giản. Mô hình này có sự lặp đi lặp lại, nhờ vậy mà giảm rủi ro khi phát triển sản phẩm. Quá trình quản lý dự án khá thuận tiện, dễ dàng bám sát dự án. Tuy nhiên, Agile đòi hỏi người lập trình phải có kiến thức chuyên môn vững. Những lập trình viên mới vào nghề có thể sẽ gặp khó khăn khi triển khai mô hình Agile
Mô hình chữ V (V model)
Mô hình này phù hợp với các dự án quy mô nhỏ. Cách sử dụng của V model khá đơn giản, phù hợp với cả những lập trình viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Các bước thực hiện thường hoàn thành đồng bộ một lúc. Nhược điểm là không phù hợp với các dự án lớn, đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp.
Nhìn chung là mỗi mô hình phát triển phần mềm sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào dự án bạn đang triển khai là gì mà bạn có thể tiến hành lựa chọn loại mô hình phù hợp.
Những loại mô hình mà Got It giới thiệu đều là những mô hình được đông đảo của Developer trên toàn thế giới sử dụng. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn loại mô hình tương ứng. Các mô hình phát triển phần mềm nếu được khai thác và triển khai đúng hướng sẽ tạo ra những sản phẩm phần mềm có chất lượng tốt với chi phí thấp.