Test Report là gì? Cách thực hiện một Test Report hợp lý

Test Report (Báo cáo Kiểm thử) là một phần cần thiết trong quá trình phát triển sản phẩm để đảm bảo sản phẩm của bạn đang được hoàn thiện một cách tốt nhất. Tuy nhiên, Test Report là gì? Làm thế nào để để thực hiện được một Test Report hoàn chỉnh?

Hãy cùng đọc bài viết để tìm hiểu về Test Report và cách tối ưu Test Report bạn nhé!

Test Report là gì

Test Report có thể hiểu đơn giản là một bản tóm tắt, trong đó chứa mục tiêu kiểm thử, hoạt động kiểm thử và kết quả. Mục đích của test report là giúp những bộ phận liên quan như bộ phận dev, test, phân tích, v.v… đánh giá được chất lượng sản phẩm và liệu sản phẩm hay giải pháp đó đã có thể đưa vào vận hành được chưa.

Tuy nhiên, test report không chỉ dùng để đánh giá chất lượng, mà còn được sử dụng để những nhà phát triển hiểu rõ hơn về quy trình của bài test. Liệu bài test đã đi đúng hướng chưa? Test đã ổn định chưa? Liệu có thể phát hiện vấn đề sớm hơn không?

Do đó, Test Report không chỉ phục vụ cho mục đích kiểm tra chất lượng của sản phẩm, mà còn phục vụ cho việc tăng tốc quá trình ra đời của sản phẩm trong tương lai.

Tại sao Test Report lại cần thiết

Hãy lấy một ví dụ đơn giản như sau:


Công ty bạn chuẩn bị bàn giao website A cho khách hàng. Sếp hỏi bạn liệu đã có thể bàn giao website cho khách chưa. Do team của bạn đã test website này nên bạn vô cùng tự tin đưa ra câu trả lời là có. Sếp của bạn hoàn toàn tin bạn nên đã bàn giao luôn website cho khách.

Sau đó khoảng 1-2 tháng, khách hàng liên tục phàn nàn về những trục trặc và trở ngại xuất hiện trên website. Tại sao hiện tượng này lại có thể xảy ra, team của bạn đã test rồi mà?

Lí do chính là bạn đã bỏ qua quá trình đánh giá và báo cáo việc quản lý kiểm thử. Không có Test Report, sếp của bạn không có đủ thông tin để đánh giá chất lượng sản phẩm và phải phụ thuộc hoàn toàn vào lời nói của bạn.

Test Report có 3 lợi ích chính:

  1. Giúp đánh giá được tiến độ hiện tại cũng như chất lượng sản phẩm của team.
  2. Giúp các bộ phận liên quan cùng đưa ra feedback kịp thời.
  3. Test Report đóng vai trò như báo cáo cuối cùng để đánh giá xem sản phẩm đã sẵn sàng bàn giao hay chưa.

Test Report nên bao gồm những phần nào?

Một Test Report tối thiểu nên có 4 phần sau:

  • Thông tin về dự án: Bao gồm tên sản phẩm, tên dự án, mô tả dự án và một vài kết quả đáng nổi bật của dự án
  • Mục tiêu Kiểm thử (Test Objectives): Bao gồm những thông tin như loại test nào được sử dụng, mục tiêu bài test hướng tới là gì
  • Tóm tắt Kiểm thử (Test Summary): Phần này nên bao gồm những thông tin về sản phẩm vận hành trong bài test như thế nào, test nào pass và test nào failed, hay có test nào không được thực hiện hay không?
  • Kết luận về thiếu sót (Defects): Đây có thể được coi là phần quan trọng nhất trong Test Report của bạn. Nội dung chính của phần này sẽ nói về trạng thái và ưu tiên cần phải làm. Trong đó, có thể nói về số bugs (lỗi) đã được fix, những việc cần làm, v.v… Để cho sinh động hơn, chúng ta có thể cân nhắc sử dụng biểu đồ, bảng được hoạt hoá, v.v.. cho dễ nhìn.

Test Report của bạn nên có đủ 4 đầu mục trên ở mức tối thiểu, tuy nhiên, những dự án phức tạp hơn sẽ đòi hỏi Test Report có nhiều hơn 4 phần cơ bản trên.

3 tips để viết Test Report tốt hơn

Test Report có thể được coi là một công cụ liên lạc giữa Quản lý Kiểm thử và các bộ phận liên quan. Do đó, nếu một Test Report không rõ ràng có thể khiến các bộ phận khác hiểu nhầm và không thể giải quyết vấn đề. Do đó, có một vài lưu ý sau trong quá trình viết test report:

  1. Chi tiết: Test Report của bạn nên càng chi tiết càng tốt, chứ không nên chỉ là một tờ giấy và điền những con số vào đó. Một Test Report chi tiết nên miêu tả rõ quá trình test, bao gồm những loại test đã được thử, những test nào sản phẩm failed và tóm tắt lí do. Nếu chỉ có những con số, người đọc sẽ không thể hiểu chi tiết về những gì bạn đã test.
  2. Gọn gàng, Dễ hiểu: Những thông tin bạn viết vào Test Report nên gọn gàng và dễ hiểu.
  3. Theo chuẩn chung: Dù mỗi người có thể có một quy trình làm việc và kiểm thử khác nhau, nhưng team kiểm thử nên thống nhất một mẫu template để tiện theo dõi. Tránh trường hợp mỗi dự án lại có một mẫu Test Report khác nhau, gây mất cân đối trong quá trình kiểm thử giữa các dự án.

Tìm hiểu thêm:

Kết luận

Dù công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lại đây, đồng nghĩa với việc Test Report cũng sẽ phải thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, nguyên lý cơ bản của Test Report: nhận lại phản hồi và kiểm thử chất lượng sản phẩm thì chưa từng thay đổi.

Để tìm ra bugs nhanh nhất, chúng ta cần loại bỏ bất cứ trở ngại và hiểu nhầm giữa các team trong quá trình này, để cho ra đời một Test Report chuẩn chỉ nhất. Mọi người cũng có thể tham khảo một vài template Test Report khá hay tại đây.

Qua bài viết này, mong rằng bạn đã hiểu được Test Report là gì. Hãy theo dõi website của Got It Vietnam để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
January 22, 2021
Share this post to:
Tags:
3 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
trackback
Bug report là gì và những điều bạn cần biết về bug report
3 years ago

[…] > Tìm hiểu thêm về Test Report và cách thực hiện một Test Report hợp lý […]

trackback
Bug là gì? Các loại bug thường gặp
3 years ago

[…] > Tìm hiểu thêm về Test Report và cách thực hiện một Test Report hợp lý […]

trackback
Debug là gì? Các phương pháp debug hiệu quả
3 years ago

[…] > Tìm hiểu thêm về Test Report và cách thực hiện một Test Report hợp lý […]

Các bài viết liên quan
Got It Tester – Katie: Quả ngọt đến từ trái tim kiên định

Got It Tester – Katie: Quả ngọt đến từ trái tim kiên định

Tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân với tấm bằng Quản trị Hệ thống Thông tin (Management Information System), Katie đối mặt với rất nhiều ngã rẽ. Cô bạn có thể theo ngành Business Analyst (BA), có thể lựa chọn làm Software Tester, cũng có thể tiếp tục phát huy thế mạnh ngôn […]
Chương trình đào tạo Tester ở Got It

Chương trình đào tạo Tester ở Got It

Bên cạnh chương trình training dành cho Software Engineer bài bản, đạt chuẩn Silicon Valley, Got It còn chuẩn bị một chương trình training cực kỳ chất lượng cho các bạn ở team Quality Assurance (QA). Đóng vai trò then chốt, đảm bảo chất lượng đầu ra cho những sản phẩm world-class của Got It, […]
CV Tester – 4 lưu ý giúp bạn pass vòng CV

CV Tester – 4 lưu ý giúp bạn pass vòng CV

Với vị trí yêu cầu độ cẩn thận, tỉ mỉ, khả năng quan sát cao như Software Tester, một chiếc CV gây thiện cảm với nhà tuyển dụng trở nên cực kỳ quan trọng. Bởi, CV, tuy đơn giản, sẽ phần nào nói lên cá tính con người bạn. Vậy làm thế nào để CV […]
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Test Engineer

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Test Engineer

Chìa khoá ôn tập giúp bạn “công phá” vòng phỏng vấn QA Engineer tại Got It
Cách tạo test plan cho sản phẩm hoặc tính năng mới

Cách tạo test plan cho sản phẩm hoặc tính năng mới

Nếu bạn đã hiểu test plan là gì, hẳn là bạn sẽ muốn biết cách tạo test plan hoàn chỉnh cho sản phẩm hoặc tính năng mới. Hãy cùng Got It tìm hiểu 5 bước cần thiết cho một test plan hoàn chỉnh. Mục lục1. Phân tích sản phẩm hoặc tính năng bạn đang thử […]
Tìm hiểu những tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm

Tìm hiểu những tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm

Bất cứ một phần mềm nào được đưa ra thị trường đều được đánh giá chất lượng dựa trên những tiêu chí nhất định. Hãy cùng tìm hiểu xem chất lượng phần mềm (CLPM) là gì? Và làm thế nào để đánh giá chính xác được giá trị của một phần mềm hiện nay. Mục […]