Để xây dựng quy trình làm việc giữa các bộ phận, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, cần có một nhân sự chịu trách nhiệm chính thức. Đó chính là QA. Vậy thực chất QA là viết tắt của từ gì? Cần có kiến thức và kỹ năng gì để làm tốt nghề QA? Cùng tham khảo ngay ở bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. QA là viết tắt của từ gì?
QA chính là Quality Assurance, nghĩa là đảm bảo chất lượng. Đây là thuật ngữ chỉ những người đảm nhận công việc giám sát, quản lý và đảm bảo chất lượng của việc xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất của các doanh nghiệp, tổ chức theo một tiêu chuẩn chất lượng tương ứng.
Vị trí QA cũng là người đưa ra các quy trình phát triển sản phẩm phù hợp, xây dựng các biểu mẫu, tài liệu hướng dẫn nhằm đảm bảo chất lượng dự án. QA sẽ kiểm tra việc thực thi của các bộ phận trong doanh nghiệp từ đó đưa ra những thay đổi phù hợp nhất.
2. QA cần trang bị những kiến thức gì?
Để trở thành một QA chuyên nghiệp, bạn cần phải có nền tảng kiến thức chuyên ngành, cụ thể bao gồm:
- Kiến thức nền tảng về IT, lập trình.
- Kiến thức về quy trình vận hành, quản lý dự án.
- Kiến thức đặc thù về ngành nghề, sản phẩm doanh nghiệp: tài chính, ngân hàng, sản xuất…
- Kiến thức về các tiêu chuẩn chất lượng.
- Kiến thức về các phần mềm QA chuyên dụng.
3. QA cần trau dồi những kỹ năng nào?
Bất kể một ngành nghề nào, muốn làm tốt bạn đều cần phải có các kỹ năng mềm. Đối với nghề QA, bạn cần trau dồi cho mình những kỹ năng dưới đây:
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng này giúp QA tạo động lực làm việc và hợp tác của các bộ phận, nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng chung
- Kỹ năng quản lý thời gian: QA là người kiểm tra mọi công đoạn. Bởi vậy, bạn cần có kỹ năng quản lý thời gian tốt, phân bổ thời gian hợp lý thì mới hoàn thành tốt các công việc được giao
- Kỹ năng phân tích: Tư duy tốt, phân tích tốt là kỹ năng cần thiết để QA đưa ra những giải pháp điều chỉnh quy trình tối ưu.
- Kỹ năng vận hành hệ thống: Đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với QA. Việc vận hành hệ thống trơn tru giúp cho QA giảm thiểu thời gian điều chỉnh lỗi.
Có thể thấy QA không phải là một công đoạn, mà đó là cả một quy trình xuyên suốt quá trình vận hành của một doanh nghiệp. Bởi vậy, người đảm nhận vị trí QA là người phải có kiến thức, kỹ năng, tầm nhìn rộng hơn rất nhiều so với các vị trí công việc khác.
QA Engineer hiện vẫn đang phát triển, trở thành một vị trí hot trong ngành IT nói chung. Hy vọng sau bài viết này bạn hiểu rõ hơn QA là viết tắt của từ gì và cần trang bị những kiến thức, kỹ năng gì để trở thành QA chuyên nghiệp.