Không phải ai cũng có thể tự học nhập môn lập trình vì đây là một lĩnh vực khó. Nó đòi hỏi người học phải có tư chất, sự cố gắng, rèn luyện và khả năng tìm tòi tốt. Bài viết dưới đây là con đường dành cho những người muốn tự học nhập môn lập trình tại nhà. Bạn hãy tham khảo nhé!
Mục lục
1. Nền tảng cơ bản để bắt đầu học nhập môn lập trình
Có thể nói, công nghệ thông tin là một ngành khó nhằn, bởi không phải ai cũng có thể theo học nó. Bạn cần có đủ 5 yếu tố sau:
- Khả năng tư duy;
- Kiến thức chuyên môn (Toán, Vật lý, Lập trình);
- Ngoại ngữ tốt;
- Biết kỹ năng IT;
- Đam mê.
Song, 5 yếu tố được liệt kê trên đây chỉ là “tư chất”. Nếu có tư chất mà không có sự rèn luyện, cố gắng thì cũng không đạt được thành công. Ngược lại, nếu đã có sẵn tư chất và sự cố gắng, bạn có thể giỏi về bất kỳ một lĩnh vực nào của ngành CNTT chứ không riêng gì lập trình. Đây là điều quan trọng đầu tiên mà bạn cần có nếu muốn nhập môn lập trình.
2. 9 “cảnh giới” bạn nên biết trước khi nhập môn lập trình
Để có thể bắt đầu nhập môn lập trình, bạn nên tìm hiểu về các cấp độ từ thấp đến cao của lĩnh vực này để biết được mình đang ở đâu. Ở cấp độ nhập môn, mình cần làm những gì và phải học những gì. 9 cấp độ từ thấp đến cao của môn lập trình là:
- Cấp độ 1: Beginner – Nhập môn lập trình;
- Cấp độ 2: Biết sử dụng hàm và thư viện có sẵn;
- Cấp độ 3: Tinh thông hàm, nguyên lý lập trình, thư viện;
- Cấp độ 4: Các thuật toán và cấu trúc dữ liệu giúp giải quyết vấn đề một cách triệt để;
- Cấp độ 5: Phương pháp lập trình hướng đối tượng;
- Cấp độ 6: Framework, Engine, đa nền tảng, thư viện;
- Cấp độ 7: Phong cách lập trình;
- Cấp độ 8: Cracking và Hacking;
- Cấp độ 9: Trình độ “master”;
3. Con đường tự học lập trình cho những người mới bắt đầu
3.1. Nhập môn
Để bắt đầu nhập môn lập trình, bạn nên học về những khái niệm cơ bản nhất của lập trình như module, hàm, biến, con trỏ… Đồng thời, lựa chọn một số ngôn ngữ lập trình cơ bản, dễ học để bắt đầu như: Python, C++, C.
Trong giai đoạn này, bạn có thể mất khoảng 1 – 2 tháng. Lời khuyên dành cho bạn trong giai đoạn này là bạn nên học “tới nơi tới chốn”. Đây đều là những nền tảng căn bản nhất của lập trình, vì vậy hãy đảm bảo bạn đã nắm chắc những thứ này trước khi bước vào những giai đoạn khó hơn.
3.2. Nhập môn sâu hơn
Trong giai đoạn nhập môn sâu hơn, bạn sẽ bắt đầu tìm hiểu về các khái niệm OOP, thuật toán, cấu trúc dữ liệu. Ngôn ngữ lập trình tiếp theo bạn nên học trong giai đoạn này là JavaScript.
Ngoài ra, bạn cũng nên học về cách hoạt động và thiết kế database để làm nền tảng cho công việc lập trình.
3.3. Giai đoạn học ngôn ngữ chuyên sâu
Sau khi đã nắm chắc được các khái niệm và ngôn ngữ lập trình cơ bản, bạn nên bắt đầu học ngôn ngữ lập trình chuyên sâu. Nếu bạn học 10 ngôn ngữ lập trình nhưng mỗi ngôn ngữ lại chỉ biết chút chút thì khi lập trình, bạn chỉ viết được chương trình Hello World mà thôi. Ngược lại, nếu bạn nắm chắc thì chỉ cần 1 đến 2 ngôn ngữ, bạn vẫn có thể tạo ra những chương trình hay.
3.4. Giai đoạn học kiến thức nâng cao
Các kiến thức nâng cao là thứ mà bạn phải có để biết làm việc và nhận được cơ hội làm từ các công ty. Mỗi một ngôn ngữ lập trình đều có thư viện và nhiều framework khác nhau. Chẳng hạn như Java Web thì phải đi kèm với Hibernate, Struts; hoặc C++ thì phải kết hợp cùng Entity Framework, ASP.NET MVC…
3.5. Tìm kiếm tài liệu có chọn lọc
Tại Việt Nam, các tài liệu học lập trình bằng tiếng Việt khá hạn chế và lộn xộn. Nếu có thì phần lớn chỉ có sách bài tập. Vậy nên để có thể tự học lập trình tốt nhất, bạn nên tìm những tài liệu tiếng Anh sẽ tốt hơn.
Trên đây là lộ trình học nhập môn lập trình cho những người mới và muốn tự học. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có một quy trình học đúng và đem lại kết quả học thật tốt. Theo dõi Got It Vietnam để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích bạn nhé!