Vị trí tester ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm do sự quan trọng của nó đối với chất lượng phần mềm. Vậy, nghề tester làm gì? Làm sao tìm việc làm tester phù hợp khi bạn mới ra trường? Hãy cùng chúng mình tham khảo các kinh nghiệm tìm việc sau để có câu trả lời cụ thể nhất nhé!
Mục lục
Tester thường làm những công việc gì?
Đây là nghề cực kỳ khát nhân lực hiện nay. Bởi lẽ những ai theo học ngành công nghệ thông tin (CNTT) thì đều hướng đến đầu ra là nghề lập trình. Vì vậy, tìm được vị trí tester cho doanh nghiệp của mình là điều khiến nhiều nhà tuyển dụng lao đao.
Thực tế, nghề tester đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hoàn thiện một sản phẩm, phần mềm. Họ có trách nhiệm kiểm thử và phát hiện ra các lỗi còn sót lại trong sản phẩm để hoàn thiện chúng trước khi đến tay khách hàng. Nếu không có hoạt động kiểm thử này, chất lượng sản phẩm có thể bị đánh giá thấp do hoạt động không như mong muốn ban đầu. Chi tiết công việc của một tester như sau:
- Tham gia vào các công đoạn test dự án phần mềm trên web, PC hoặc trên Mobile với vai trò tester hoặc test lead tùy theo quy mô của từng dự án.
- Thực hiện viết test case cho các chức năng của dự án.
- Lập kế hoạch kiểm thử, phân công công việc và giám sát tiến độ công việc của các thành viên trong team dự án nếu bạn là test lead.
- Hỗ trợ kiểm soát chất lượng các phần mềm, chương trình, sản phẩm của công ty.
Kinh nghiệm tìm việc làm tester hiệu quả cho sinh viên mới ra trường
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho vị trí tester trên thị trường khá cao. Tuy nhiên, bạn cần trang bị những kỹ năng cần có để dễ dàng được nhà tuyển dụng việc làm tester chú ý dưới đây:
- Bạn nên trang bị các kiến thức như khái niệm về truy vấn cơ sở dữ liệu/SQL cơ bản, một ngôn ngữ kịch bản dùng để kiểm thử tự động, hiểu được khái niệm quản trị hệ thống và mạng,…
- Hãy nghiên cứu bảng mô tả công việc và yêu cầu công việc trong tin tuyển dụng của doanh nghiệp để biết mình cần viết gì và nhấn mạnh điều gì trong CV. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp muốn tìm một tester kiểm thử thủ công, bạn hãy liệt kê các trường hợp kiểm thử bạn đã thực hiện, các kỹ thuật kiểm thử bạn đã áp dụng,…
- Nếu không có nhiều kinh nghiệm, bạn nên kể đến những khóa học liên quan đến kiểm thử bạn đã tham gia trong CV hoặc trong buổi phỏng vấn của mình.
- Nên mở rộng đa dạng các kênh tìm việc, không chỉ qua các trang web tìm việc, mà hãy tận dụng cả group Facebook/Linkedin, các hội thảo việc làm, các mối quan hệ bạn có,…
Hãy sử dụng những kinh nghiệm sẵn có cùng những kinh nghiệm mà bài viết chia sẻ để tìm được một việc làm tester như ý. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Got It để có thêm những thông tin hữu ích khác nhé!