Kỹ năng đàm phán là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng mà bạn cần phải có nếu muốn thành công trong sự nghiệp. Trong các cuộc giao dịch, nếu có kỹ năng tốt, bạn sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu đã đề ra đồng thời giảm nguy cơ xảy ra xung đột không đáng có.
1. Kỹ năng đàm phán là gì?
Kỹ năng đàm phán là tập hợp của những kỹ năng mềm như: thương lượng, lập kế hoạch, hợp tác, giao tiếp. Trong cuộc sống, con người luôn phải giao tiếp với nhau. Việc xảy ra xung đột, mâu thuẫn quyền lợi khi giao tiếp là điều hết sức bình thường.
Trong công việc, những ý kiến bất đồng khi hoạt động kinh doanh có thể dẫn đến những tranh chấp. Lúc này, người có kỹ năng đàm phán có thể giải quyết tình huống và đưa ra những thỏa hiệp khiến cả hai bên đều cảm thấy hài lòng.
Đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng, kể cả trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Bạn có thể nhận được những hợp đồng phát triển, thực thi phần mềm hấp dẫn nếu biết cách đàm phán với khách hàng.
Trong những đợt ký kết hợp đồng hoặc thực hiện các giao dịch kinh doanh, bên nào có kỹ năng thuyết phục thương lượng tốt có thể nhận nhiều dự án kinh doanh hấp dẫn. Từ đó có thể tăng doanh thu và lợi nhuận kinh doanh. Càng giữ những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, bạn càng phải trau dồi khả năng thương lượng, đàm phán của mình.
2. Quy trình đàm phán cơ bản
Để nâng cao kỹ năng đàm phán, bạn cần nắm rõ một quy trình của nó bao gồm những giai đoạn nào.
- Chuẩn bị: Để đảm bảo buổi đàm phán diễn ra thuận lợi, bạn phải chuẩn bị kỹ. Hãy xác định thành phần tham dự buổi đàm phán gồm những ai, mục đích của buổi đàm phán là gì.
- Tranh luận: Những thành viên tham dự buổi đàm phán sẽ nêu ra quan điểm của mình. Lúc này, mỗi bên cần chuẩn bị những bài thuyết trình, luận điểm, luận cứ để lập luận sao cho thuyết phục. Cả hai bên sẽ đưa ra những quan điểm và ý kiến của mình, có thể là đồng ý cũng có thể là bác bỏ.
- Chỉ rõ mục tiêu: Cả hai bên cùng thống nhất mục tiêu chung và đâu là yếu tố có lợi, công bằng nhất. Giai đoạn này sẽ xóa bỏ những hiểu lầm để đi đến thỏa thuận.
- Thỏa thuận: Đôi bên cùng chốt phương án cuối cùng. Sẽ có những buổi đàm phán không thể đưa đến thỏa thuận do hai bên mâu thuẫn hoặc xung đột về lợi ích. Cả hai bên cùng phải ngồi lại để thống nhất phương án phù hợp nhất.
- Thực thi: Sau khi đã đưa ra thỏa thuận cụ thể, chiến dịch sẽ được đưa vào phát triển dựa theo những kế hoạch đã đặt ra
3. Cách phát triển kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phán không có gì quá phức tạp nhưng để trở thành người thương lượng giỏi không hề đơn giản. Bạn có thể thực hành những cách sấuu để cải thiện, phát triển kỹ năng của mình:
- Luôn có sự chuẩn bị trước mỗi cuộc đàm phán
- Tìm hiểu kỹ về đề tài và vấn đề sẽ được đưa ra đàm phán
- Luyện tập thành thạo các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và lập kế hoạch.
- Sẵn sàng mắc sai lầm. Bạn phải thử nghiệm nhiều lần, tham gia rất nhiều cuộc thương lượng mới có thể hình thành kỹ năng đàm phán và thương lượng.
Lĩnh vực IT ngày càng phát triển đòi hỏi người lập trình viên giỏi phải có kỹ năng đàm phán tốt. Khi đó, công việc và quá trình hợp tác với các team khác cũng hiệu quả hơn, giúp bạn nâng cao hiệu suất và đảm bảo quyền lợi cho mình. Theo dõi Got It Vietnam để đọc thêm nhiều bài viết hay nhé!