Kỹ năng chuyên môn là gì? Có thể bạn không để ý, nhưng kỹ năng chuyên môn chính là yếu tố quyết định giá trị của bạn đối với doanh nghiệp. Để hoàn thành tốt được yêu cầu công việc, bạn cần phải có yếu tố này. Vậy kỹ năng chuyên môn là những kỹ năng nào? Hãy cùng Got It tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé.
Mục lục
Kỹ năng chuyên môn là gì?
Kỹ năng chuyên môn được hiểu là khả năng áp dụng những kỹ năng, kiến thức đã được đào tạo bài bản vào một ngành nghề hoặc lĩnh vực cụ thể. Với sinh viên năm cuối, kỹ năng chuyên môn sẽ được đào tạo một cách thực tế nhất. Bởi thời gian này, các bạn tham gia thực tập doanh nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn và các kỹ năng mềm.
Có nhiều thời gian áp dụng kiến thức và quá trình thực tế ngay từ khi còn đi học sẽ giúp bạn rèn luyện nghề nghiệp trước khi tốt nghiệp ra trường. Đồng thời, từ đây, bạn sẽ định hình được kỹ năng chuyên môn của bản thân là gì.
Tầm quan trọng của kỹ năng chuyên môn
Bất kỳ một công việc nào đều đòi hỏi bạn phải có kỹ năng chuyên môn. Những chuyên môn đó cần phải được đào tạo bài bản và dần tích luỹ qua kinh nghiệm làm việc thực tế.
Các nghề đặc thù như bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, chuyên gia phân tích tài chính và luật sư là những ngành nghề yêu cầu kỹ năng chuyên môn khắt khe. Để ứng tuyển được vào các vị trí của các ngành nghề này, bạn cần giỏi cả trình độ lẫn kỹ năng mềm.
Năng lực chuyên môn của một số ngành nghề
- Tài chính ngân hàng: Yêu cầu kỹ năng phân tích và hoạch định tài chính. Người ứng tuyển cần thành thạo thanh toán quốc tế và kỹ năng phân tích, định giá công ty.
- Hành chính văn phòng: Cần có kỹ năng tìm việc và viết hồ sơ xin việc, kỹ năng trả lời phỏng vấn và các nghiệp vụ văn phòng.
- Quản trị kinh doanh: Yêu cầu cao về kỹ năng tư duy và sáng tạo. Các kỹ năng viết thành thạo, kỹ năng lập hồ sơ và xin việc dự phỏng vấn.
- Ngoại ngữ: Các kỹ năng văn phòng cơ bản và dịch thuật
- Kế toán – kiểm toán: Yêu cầu các kỹ năng báo cáo tài chính, tổng kết chi tiết, quản lý hoá đơn, chứng từ cần thiết. Khả năng xử lý hồ sơ và chứng từ kế toán, kỹ năng sử dụng thành thạo excel trong kiểm toán.
- Các ngành kinh tế: Kỹ năng soạn thảo văn bản, hợp đồng và kỹ năng tìm việc để buổi phỏng vấn thành công. Biết phân tích rủi ro bằng các phần mềm hỗ trợ thông minh.
Giá trị của kỹ năng chuyên môn trong CV
Hàng năm, số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường đều rất lớn. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường việc làm ngày càng cao. Tuy nhiên, để có được một cơ hội công việc tốt, phù hợp với khả năng của bạn thì kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm khi điền hồ sơ xin việc rất quan trọng.
Đối với những ngành nghề đòi hỏi chuyên môn, bạn cần chú ý làm nổi bật kỹ năng trong CV để ghi điểm trước nhà tuyển dụng. Hãy liệt kê chính xác nhằm minh chứng bạn có thể đảm nhiệm được những vị trí mà công ty tuyển dụng.
Dù cho kỹ năng chuyên môn hay kỹ năng mềm đều rất quan trọng trong quá trình bạn tìm hiểu việc làm và hoạt động nghề nghiệp. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn nắm được các kỹ năng chuyên môn cần thiết để tăng giá trị của bản thân khi ứng tuyển vào vị trí phù hợp.