Kinh nghiệm làm việc trong CV của bạn là mục được các nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm. Khi viết CV bạn cần chú ý tới mục kinh nghiệm làm việc, đây là yếu tố quyết định bạn sẽ pass vòng hồ sơ hoặc không. Vậy nên viết kinh nghiệm làm việc như thế nào mới đúng? Got It sẽ chia sẻ ngay bây giờ.
Kinh nghiệm làm việc là gì?
Từ xa xưa, thuật ngữ kinh nghiệm đã được sử dụng để chỉ những sự việc đã xuất hiện và để lại những thói quen và suy nghĩ trong cuộc sống của con người. Cũng có rất nhiều người cho rằng kinh nghiệm là tập hợp những kiến thức mà còn người thu nhận được thông qua những hoạt động thực tế.
Kinh nghiệm làm việc được hiểu đơn giản là những hoạt động bạn đã từng làm liên quan tới vị trí bạn đang ứng tuyển ở hiện tại. Những người đã có kinh nghiệm làm việc thường có lợi thế hơn cả. Một vài lợi ích từ việc có kinh nghiệm làm việc phải kể đến là:
– Thu hút được sự chú ý từ phía nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng nào cũng muốn tuyển được những người đã biết việc, đã có kinh nghiệm để không mất thời gian đào tạo.
– Dễ dàng thương lượng về lương thưởng. Dựa vào kinh nghiệm làm việc ở những vị trí tương đương trước đó, bạn có thể nói mong muốn của mình về mức lương và đãi ngộ. Những người chưa từng có kinh nghiệm làm việc khi đưa ra yêu cầu về lương cao một chút thường khó được nhà tuyển dụng đáp ứng. Tuy nhiên những người có kinh nghiệm thường dễ thỏa thuận về lương
– Có thể làm quen nhanh, dễ dàng hoàn thành công việc. Nhờ có những trải nghiệm thực tế trước đó ở vị trí cũ bạn có thể hoàn thành công việc mới một cách nhanh chóng và hiệu quả.
2. Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV
Có thể nói kinh nghiệm làm việc là yếu tố vô cùng quan trọng là thước đo đánh giá trình độ của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV như sau:
– Chỉ viết những kinh nghiệm làm việc liên quan tới vị trí ứng tuyển. Ví dụ như bạn đang ứng tuyển vị trí lập trình viên, hãy viết các kinh nghiệm như: tester, thiết kế, code. Bạn không nên viết kinh nghiệm không liên quan như: bán hàng, viết content.
– Viết ngắn gọn, súc tích. Không nên trình bày lan man và dài dòng. Bạn nên cố gắng tóm lược kinh nghiệm làm việc với những từ ngữ súc tích và cô đọng nhất.
– Liệt kê kinh nghiệm làm việc thứ tự theo thời gian
– Nên đưa ra những số liệu, thành tích đã đạt được để tăng tính thuyết phục. Ví dụ bạn đã từng được khen thưởng vì là nhân viên bán hàng xuất sắc nhất quý.
– Chỉ liệt kê những công việc có thời gian làm việc trên 6 tháng. Không nên đưa những công việc ngắn hạn 2 tháng, 3 tháng vào CV vì điều này có thể sẽ khiến nhà tuyển dụng hiểu lầm bạn là người hay nhảy việc, không chịu được áp lực.
Bạn có thể dễ dàng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng đồng thời tăng cơ hội trúng tuyển khi viết kinh nghiệm làm việc trong CV thu hút. Got It hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin có ích nhất.