Hiểu rõ cách xác định ưu, nhược điểm của bản thân trong CV là kỹ năng vô cùng cần thiết. Các nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó để đánh giá năng lực của bạn. Tuy nhiên, một CV chỉ toàn điểm mạnh không phải là một CV lý tưởng. Bạn cũng cần phải biết liệt kê nhược điểm một cách hợp lý. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Mục lục
Hiểu rõ mình trước khi xác định ưu, nhược điểm của bản thân trong CV
Điều quan trọng nhất để viết nên ưu nhược điểm của bản thân trong CV là bạn phải hiểu rõ chính bạn. Hãy nghiệm lại quá trình học tập và làm việc trong quá khứ và trả lời câu hỏi liệu rằng bạn đã hoàn thành tốt được những công việc nào, nhờ vào kỹ năng nào. Sau đó, hãy xác định các nhược điểm của bản thân qua các khó khăn bạn đã gặp phải.
Bạn cũng có thể thực hiện các bài kiểm tra tính cách và kỹ năng để tìm hiểu về bản thân mình. Đây là bước vô cùng quan trọng để biết được năng lực của bạn đến đâu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải tìm hiểu về vị trí mà mình đang ứng tuyển. Hãy tập trung vào các điểm mạnh mà bạn nghĩ là sẽ phù hợp với vị trí đó. Bạn cũng nên tránh đề cập đến điểm yếu mà ảnh hưởng đến vị trí công việc bạn đang ứng tuyển.
Cách đề cập điểm mạnh của bản thân trong CV
Điểm mạnh là điều đầu tiên bạn nên đề cập khi nói về ưu nhược điểm của bản thân trong CV. Bạn cần phải biết cách thể hiện mức độ tự tin vừa phải khi đề cập điểm mạnh. Hãy sử dụng các tiêu chuẩn về vị trí công việc để làm kim chỉ nam. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy mỗi điểm mạnh của bạn đều gắn liền với một ví dụ cụ thể. Điều này sẽ tạo nên sự khác biệt của bạn so với các ứng viên khác.
Các điểm mạnh mà bạn có thể đề cập như: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, các kỹ năng chuyên môn (ví dụ lập trình), sự kiên trì,… Giả sử như bạn muốn đề cập về kỹ năng lãnh đạo. Hãy giải thích cụ thể rằng: “Tôi có hơn 10 năm làm leader trong một công ty công nghệ lớn”.
Cách đề cập điểm yếu của bản thân trong CV
Với những điểm yếu, bạn hãy lựa chọn thật tinh tế để biến nó thành điểm “không yếu”. Thêm vào đó, bạn nên liệt kê số ít những nhược điểm trong phần ưu nhược điểm trong CV. Bởi nếu bạn là nhà tuyển dụng, bạn có chấp nhận hay có ấn tượng với một người có quá nhiều điểm yếu hay không?
Nếu bạn là một người ứng viên chuyên nghiệp, hãy khéo léo đưa những điểm yếu mà nó không hoặc ít ảnh hưởng đến công việc hoặc vị trí bạn đang ứng tuyển. Và bạn chỉ nên đề cập từ 2-3 điểm yếu mà mình mắc phải trong phần ưu nhược điểm của bản thân trong CV. Kèm theo đó, nên đưa ra những biện pháp cải thiện điểm yếu của bạn trong tương lai để nhà ứng tuyển thấy được sự cố gắng của bạn.
Một số ví dụ về những điểm yếu bạn có thể đề cập trong phần ưu nhược điểm trong CV:
- Kỹ năng tin học chưa tốt
- Kỹ năng ngoại ngữ chưa giỏi
- Chưa có nhiều kinh nghiệm ở vị trí hiện tại
- Là một người cầu toàn
Việc lựa chọn những điểm mạnh và điểm yếu trong CV sẽ giúp bạn được đánh giá cao trong mắt người tuyển dụng. Đây cũng là một phần quan trọng để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp của mình, từ đó tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Hãy chú ý thật kỹ những lưu ý về ưu nhược điểm của bản thân trong CV nêu trên để thành công bước vào vòng tiếp theo nhé.