Trí tuệ nhân tạo AI là một nhánh nhỏ trong nhóm ngành công nghệ thông tin. Tại Việt Nam, AI trở nên đặc biệt quen thuộc trong những năm gần đây. Học ngành trí tuệ nhân tạo là mục tiêu và định hướng của không ít bạn trẻ. Vậy có hội việc làm của ngành học này như thế nào? Cùng Got It khám phá ngay nhé.
- Tìm hiểu thêm: Điểm danh những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong thực tế
1. Ngành trí tuệ nhân tạo là gì?
Con người có thể tạo ra những loại máy móc siêu thông minh nhờ trí tuệ của mình. Những loại máy móc này sở hữu trí thông minh ưu việt với bộ não không khác gì con người. Thậm chí có những loại máy móc còn thông minh hơn cả người. Những loại máy học có thể nhận dạng con người thông qua nhiều đặc điểm, tăng sự tiện lợi, giúp cuộc sống trở nên hiện đại hơn.
AI là ngành học đặc biệt. Trí tuệ nhân tạo AI được xếp vào TOP những nhóm ngành học khó nhất hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là ngành học đầy cơ hội lẫn thách thức. Ngành trí tuệ nhân tạo AI là ngành học đào tạo ra những lập trình viên đầu ngành. Hiện nay có nhiều trường ĐH lớn trên cả nước đã bắt tay vào đào tạo chuyên sâu về AI.
2. Học ngành trí tuệ nhân tạo có dễ xin việc không?
Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam khiến cho nhiều bạn trẻ lo lắng khi lựa chọn học AI. Đây là tâm lý dễ hiểu, nhất là khi AI vốn là ngành học đòi hỏi sự đầu tư cả về thời gian và chất xám. Về cơ hội việc làm, có thể khẳng định Việt Nam đang thiếu rất nhiều lập trình viên AI.
Cơ hội việc làm của ngành học trí tuệ nhân tạo cực lớn. Mức thu nhập của lập trình viên, kỹ sư theo học ngành này cũng lọt TOP. Tuy nhiên, đây là ngành học khó và không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để theo học. Nhưng nếu chịu khó đầu tư và kiên trì đến cùng, thành quả thu lại chắc chắn sẽ là trái ngọt.
Sau khi học ngành AI, bạn có thể đảm đương một số vị trí then chốt như:
– Kỹ sư AI: Chủ yếu nghiên cứu và phát triển những loại phần mềm, app thông minh phục vụ cuộc sống của con người. Đây là công việc mà khá nhiều người mong muốn theo đuổi.
– Kỹ sư tự động hóa: Nhóm này chủ yếu đảm nhận vai trò thiết kế, lập trình. Một số nhỏ sẽ nghiên cứu về dây chuyền tích hợp robot. Nhóm công việc này thường đòi hỏi sự logic, tư duy nhạy bén với cái mới.
– Lập trình viên trí tuệ nhân tạo: Nghiên cứu sâu về phần học thuật, định hướng sự phát triển của CNTT. Đồng thời, họ tìm cách ứng dụng những đặc điểm của AI một cách thông minh vào cuộc sống.
– Nghiên cứu và giảng dạy về AI: Nhiều người sau khi đã có thời gian dài theo học và tìm hiểu về AI đã quyết định tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy chuyên sâu về ngành học này. Đa số công việc sẽ là giảng viên, giáo viên, cố vấn viên.
Cuộc cách mạng 4.0 đặt ra cơ hội và thách thức cho những người học AI. Những người theo học ngành này có thể đạt mức thu nhập cực cao nhưng cũng dễ bị đào thải nếu không có sự cập nhật và thiếu tính kiên trì.
Nhìn chung, ngành AI là ngành học tiềm năng, có mức thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên, đây là ngành học đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn ở chính bản thân người theo học. Cơ hội việc làm của ngành trí tuệ nhân tạo luôn rộng mở với tất cả những người ham học hỏi, có sự cầu tiến và chăm chỉ.