Got It & the Silicon Valley #1: Bạn học được gì từ thành công của Silicon Valley?

Nhắc tới tài chính, người ta ngay lập tức nhớ tới phố Wall, Hongkong với những sàn chứng khoán ngày đêm tấp nập.

Nhắc tới thời trang, người ta nhớ ngay một Milan phù hoa và những tuần lễ thời trang sang trọng, xa xỉ.

Còn nhắc đến công nghệ, liệu có nơi nào phù hợp hơn Silicon Valley — cái nôi của những biểu tượng công nghệ như Apple, Google, Facebook hay Netflix, Airbnb?


Câu chuyện thành công của những ông lớn hẳn đã không còn xa lạ. Thế nhưng, liệu có bao giờ bạn tự hỏi:

Điều gì làm nên những cú nhảy vọt để đưa các công ty nhỏ trở thành những đế chế công nghệ tỷ đô?

Silicon Valley, miền đất hứa cho những công ty khởi nghiệp công nghệ, thực sự là gì?

Liệu ta có học hỏi được gì từ một Silicon Valley tưởng như rất xa vời đó?

Series “Got It & the Silicon Valley” được viết nên dựa trên trải nghiệm của chính Got It với tư cách một startup đang thành công tại Silicon Valley với mong muốn đưa ra những bài học thiết thực nhất mà chúng mình tin rằng sẽ làm thay đổi hoàn toàn sự nghiệp, cũng như quá trình hoàn thiện bản thân của bạn.

Nào, cùng bắt đầu thôi!

1. Silicon Valley là gì?

Nhắc đến Silicon Valley, ta thường dễ hình dung về những công xưởng công nghệ nằm giữa một thung lũng dạng lòng chảo. Có lẽ chẳng ít người sẽ suy đoán rằng đây chẳng phải thánh địa gì, chỉ đơn giản là một “khu công nghiệp” IT với những kẻ ăn code, ngủ code, lúc nào cũng tất bật giữa những toà nhà xám xịt như trong phim viễn tưởng mà thôi.

Nhưng không, hãy để tôi kể bạn nghe sự thực về vùng đất đó.

Trải dọc bờ nam vùng vịnh San Francisco, Thung lũng Silicon là một trong những khu vực trù phú nhất nước Mỹ với mức GDP bình quân đầu người cao hơn cả Qatar — nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới (theo World Bank).

Nếu điều đó chưa đủ hấp dẫn, hãy tưởng tượng về một nơi quanh năm thời tiết ôn hoà, nắng thường vàng ruộm trên những con đường ven biển trải dài tít tắp. Kể cả giữa mùa đông lạnh giá, vòm trời vẫn luôn cao và xanh vời vợi. Những chiếc xe tự lái của Tesla chạy đầy đường, và người bạn vừa gặp trong tiệm cà phê Blue Bottle hoàn toàn có thể là một Product Manager của Google hay Facebook.

Đó chính là Silicon Valley — nơi được xem là “tech hub” lớn nhất thế giới — trong mắt của các Got It-ians. Không chỉ có trời xanh, nắng ấm, đây còn là đại bản doanh của hơn 30 công ty thuộc top Fortune 1000 như Google, Apple, Facebook, Netflix, và hàng nghìn startup công nghệ khác. Silicon Valley cũng là nơi sở hữu hệ sinh thái lý tưởng bậc nhất cho những đổi mới công nghệ cao và phát triển khoa học, bao gồm sự hậu thuẫn đến từ chính quyền bang California, nguồn nhân lực và hỗ trợ của các trường đại học hàng đầu như Stanford University, UC Berkeley, và sự góp vốn đầy khôn ngoan từ các nhà đầu tư chịu chi nhất thế giới.

Nhưng trên tất cả, điều khiến Silicon Valley trở thành huyền thoại không gì khác chính là giá trị mà nó tạo ra, cũng như những con người làm nên giá trị đó. Sau đây, Got It xin bật mí những nhân tố quan trọng nhất cho những thành công ấy của thung lũng Silicon.

2. Thành công của Sillicon Valley – Nhân tố #1: Ý tưởng

Mọi thành công đều bắt đầu tư những ý tưởng. Nhưng Silicon Valley khác biệt ở chỗ: đây là sân chơi của những ý tưởng thực sự có ý nghĩa.

Thay vì nhắm vào những thương vụ chạy theo lợi nhuận, hầu hết những thành công ở Silicon Valley đến từ tư duy problem-solving, thinking outside of the box — nghĩa là tạo nên các giải pháp “vô tiền khoáng hậu” trong công nghệ nhằm giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu.

Ta có thể kể đến cách Netflix hay Airbnb — những kẻ đến sau nhưng đã thay đổi toàn bộ cục diện cuộc chơi của cả ngành công nghiệpvới những ý tưởng đột phá. Điểm chung của hai công ty này là cho ra đời những giải pháp cho phép áp dụng công nghệ thông tin vào việc tiêu thụ hoặc phân bố tài nguyên ở những thị trường truyền thống. Netflix mở ra kỉ nguyên của truyền hình trực tuyến, còn Airbnb, cùng Uber, Lyft hay Grab, đã tạo nên sự mở đầu và trỗi dậy mạnh mẽ của sharing economy.

Hãy áp dụng bí quyết này trong chính những bài học, những công việc thường ngày. Thay vì chỉ đi trên những lối mòn, trở thành một cá thể hoà lẫn trong hàng triệu người khác, vì sao bạn không thử mơ lớn một lần?

3. Thành công của Sillicon Valley – Nhân tố #2: Platform

Bài học thành công của Thung lũng Silicon là xây dựng những nền tảng (platform) thay vì chỉ xây dựng các sản phẩm (products) và mô hình kinh doanh (business models). Nếu là một người quan tâm đến công nghệ, hẳn bạn cũng nhận ra rằng các công ty phát triển nhanh nhất và đột phá nhất trong lịch sử (Google, Amazon, eBay, Apple, Facebook…) đều đang tập trung phát triển platform của mình thay vì chỉ bán những sản phẩm riêng lẻ.

Platform có thể ví như một trung tâm thương mại, nơi sản phẩm là những cửa hàng ở đó. Các cửa hàng này chia sẻ hệ thống cơ sở hạ tầng và chi phí, trong khi chủ “trung tâm thương mại” xây dựng một hệ sinh thái riêng bao gồm cả những cửa hàng (ứng dụng, sản phẩm) của riêng mình, cũng như những “gian hàng” của bên thứ ba.

Để hiểu hơn về hiệu quả của platform, hãy cùng nhìn vào cục diện thị trường viễn thông di động.

Vào năm 2007, Nokia, Samsung, Motorola, Sony Ericsson và LG đã từng chiếm đến 90% lợi nhuận toàn cầu về điện thoại di động. Tuy nhiên, với sự ra đời của hệ sinh thái iPhone, iTunes và App Store, Apple khiến tất cả những công ty trên lâm vào khốn đốn khi giành lấy tận… 92% tổng lợi nhuận trên toàn thế giới. Đây chính là ví dụ rõ ràng nhất cho ưu thế của việc phát triển platform thay vì chỉ chú trọng vào từng product riêng lẻ ở Silicon Valley.

Nếu đang ấp ủ một dự án start-up nào đó, hãy suy nghĩ về gợi ý này nhé. Mỗi sản phẩm đều có vòng đời nhất định. Và bạn thì không muốn dự án của mình chết yểu phải không nào?

4. Thành công của Sillicon Valley – Nhân tố #3: Tốc độ

Với đặc thù về công nghệ, mọi thứ ở Silicon Valley đều cần được vận hành và cập nhật liên tục. Một sprint của sản phẩm thường chỉ diễn ra trong vòng 2 tuần, và kết thúc sprint đồng nghĩa với việc đưa ra những update hoặc feature mới, đem lại giá trị thực tiễn cho người dùng. Nói cách khác, bí quyết thành công là giữ cho mọi thứ không ngừng được thay thế và phát triển. Guồng quay ở Silicon Valley giống như một chiếc xe đạp — để đứng vững, bạn phải liên tục vận động và tiến lên.

Bạn có biết:

Một trong những giá trị cốt lõi mà Facebook đề ra chính là “Move fast”. Mọi khâu từ xây dựng sản phẩm cho đến học hỏi kiến thức đều phải diễn ra siêu nhanh chóng, nhưng không kém phần hiệu quả ở công ty tỷ đô này.

Thành công của Sillicon Valley- văn pòng Got It
Ở Silicon Valley, mọi thứ đều diễn ra với tốc độ nhanh chóng nhất

Bạn vẫn đang đọc bài viết này và nghĩ rằng, “ôi đọc vậy thôi chứ cũng chẳng để làm gì”? Vậy thì hãy ngồi ngay dậy, thật thẳng lưng và viết ra những điều mình còn chưa làm xong với đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, quy trình, thậm chí cả deadline cho những đầu mục đó. Làm được những điều trên nghĩa bạn đã đi được những bước đầu tiên trong việc làm chủ nhân tố thứ #3 này rồi đó!

5. Thành công của Sillicon Valley – Nhân tố #4: Thất bại

Có lẽ bạn đã nghe câu nói này đến phát chán: Thất bại là mẹ thành công. Thế nhưng có một sự thật rằng: Thái độ trước thất bại chính là một nhân tố vô cùng quan trọng trong thành công ở Silicon Valley.

Nơi đây là thánh địa, nhưng cũng là nấm mồ của hàng hà sa số những startup non trẻ, những dự án thua lỗ, hay những công ty thậm chí chưa từng được mở ra vì không thể gọi vốn. Thế nhưng, chính những thất bại này cũng là nguồn cảm hứng, là bài học đáng giá nhất của tất cả các doanh nghiệp ở thung lũng công nghệ này.

Jeff Bezos, founder và CEO của Amazon, đã quảng bá rất tích cực cho phong cách làm việc này với câu nói: “Amazon is the best place to fail at!” (Amazon là nơi tốt nhất để thất bại). Ở Silicon Valley, số lần bạn thất bại không quan trọng bằng việc bạn nhanh chóng nhận ra, tìm lỗi, và vá lỗi gần như ngay lập tức.

Dù thất bại 1, 2, hay 10 lần đi chăng nữa, thì bạn cần học được rằng: Về bản chất, thất bại không quan trọng. Quan trọng là bạn học được gì từ chúng.

Những người ở Silicon Valley đều đã từng trải qua rất nhiều thăng trầm trong môi trường công nghệ không ngừng biến đổi. Bạn không thể luôn thành công, hay luôn là người đi đầu xu hướng. Lí do khiến cuộc chơi này trở nên thú vị và thách thức chính là việc mỗi người phải không ngừng tìm cách thích nghi, vấp ngã, để rồi quay trở lại cuộc đua.

6. Tạm kết

Trên đây không phải là tất cả, nhưng là những điều thiết thực nhất mà bạn có thể áp dụng từ Silicon Valley, đặc biệt nếu bạn đang theo đuổi ngành IT hoặc đơn giản là muốn trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.

Series này sẽ còn tiếp tục với những bài viết về các con đường cụ thể dẫn tới Silicon Valley, những nhận xét, chia sẻ từ chính những người đã chinh chiến khắp mọi mặt trận ở Thung lũng công nghệ này. Hãy đón đọc, và rút ra những thông tin thực sự có ích từ series này cho hành trình phát triển của bản thân, bạn nhé!

Phần 2: Đường đến Silicon Valley

Đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
October 01, 2019
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Got It Phát Hành MathGPT Miễn Phí Cho Tất Cả Các Tiểu Bang Và Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Ở Mỹ

Got It Phát Hành MathGPT Miễn Phí Cho Tất Cả Các Tiểu Bang Và Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Ở Mỹ

Mục lụcMathGPT – Công Nghệ Vượt Trội Cải Tiến Cách Dạy Và Học Truyền ThốngÝ tưởng đột pháCông nghệ tiên tiếnMathGPT Miễn Phí Cho Tất Cả Các Tiểu Bang và Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Ở MỹKỳ Vọng Vào Tương Lai Của MathGPT MathGPT – Công Nghệ Vượt Trội Cải Tiến Cách Dạy Và Học […]
Thung lũng Silicon: 5 sự thật có thể bạn chưa biết

Thung lũng Silicon: 5 sự thật có thể bạn chưa biết

Chắc hẳn, nếu là người đam mê và theo đuổi lĩnh vực công nghệ, bạn đã ít nhất một lần nghe đến cái tên “thung lũng Silicon”. Tuy nhiên, bên cạnh những sự hào nhoáng đi liền với thành công của những cái tên như Google, Apple, Facebook, vẫn có những sự thật bất ngờ […]
Con đường IT nào dành cho dân kinh tế?

Con đường IT nào dành cho dân kinh tế?

Cơ hội mới dành cho ai không biết lập trình, ghét việc “bàn giấy"!
Silicon Valley là gì? Có gì đặc biệt tại đây?

Silicon Valley là gì? Có gì đặc biệt tại đây?

Đối với các bạn yêu công nghệ, câu hỏi Silicon Valley là gì đã không còn quá xa lạ. Ai cũng biết Silicon Valley nổi tiếng vì có nhiều công ty công nghệ cao hàng đầu thế giới như: Facebook, Google, v.v. Hãy cùng Got It Vietnam khám phá thêm về mảnh đất được coi […]
Thung lũng Silicon – “thánh địa” của dân CNTT

Thung lũng Silicon – “thánh địa” của dân CNTT

Thung lũng Silicon là cái tên không còn xa lạ với dân IT trên toàn thế giới, bởi đây được xem như “cái nôi” của những công nghệ mới hiện đại nhất, đặt nền móng cho sự phát triển của hàng loạt “ông lớn” trong ngành công nghệ thông tin như Google, Facebook, Apple hay […]
Làm đồng thời Manual và Automation Tester là trải nghiệm thế nào?

Làm đồng thời Manual và Automation Tester là trải nghiệm thế nào?

Manual và Automation Testing vốn có nhiều điểm khác biệt, nhưng nếu làm song song cả hai công việc này một lúc, một người Tester sẽ có trải nghiệm thế nào? Câu chuyện dười đây kể về Samsam – một người trẻ gắn bó với cả hai mảng kiểm thử từ những ngày đầu tiên, […]