Mỗi loại hệ thống khác nhau sẽ có một quy trình phát triển phần mềm khác nhau. Một quy trình tốt sẽ giúp tạo ra những sản phẩm chất lượng, đúng với yêu cầu mà khách hàng đặt ra. Vậy, có những loại quy trình nào? Chúng gồm những bước nào? Cùng Got It tìm lời giải đáp cụ thể qua bài viết sau.
- Tìm hiểu thêm: Thiết kế kiến trúc phần mềm và những vấn đề cơ bản
Mục lục
1. Quy trình phát triển phần mềm là gì?
Quy trình phát triển phần mềm là một cấu trúc tập hợp những thao tác với mục đích chính là xây dựng, phát triển và sản xuất ra một phần mềm. Ngoài ra còn có các thuật ngữ tương tự bạn có thể đã nghe tới như “vòng đời phần mềm” hoặc “quy trình phần mềm”. Nó được coi là một tập con của vòng đời phát triển hệ thống.
2. Các giai đoạn của quy trình phát triển phần mềm
Quy trình phát triển phần mềm có thể chia thành 4 giai đoạn:
- Đặc tả phần mềm: giúp bạn tìm hiểu và xác định chức năng, điều kiện hoạt động của phần mềm.
- Thiết kế và thực thi phần mềm: là quá trình xây dựng các đặc tả ở bước trên bằng các loại ngôn ngữ lập trình, đồng thời tiến hành các thử nghiệm với dữ liệu giả định.
- Kiểm thử phần mềm: là bước giúp đánh giá phần mềm đã được thực hiện theo những yêu cầu đặc tả trước đó hay chưa. Thông qua kiểm thử cũng giúp lập trình viên xác định được lỗi và tiến hành khắc phục kịp thời.
- Cài đặt và bảo trì phần mềm: là bước triển khai để khách hàng có thể sử dụng được. Thông qua bảo trì phần mềm sẽ giúp điều chỉnh và sửa lỗi phát sinh. Đồng thời giúp nâng cấp tính năng nhằm đảm bảo phần mềm được vận hành tốt nhất, hiệu quả nhất.
3. Một số mô hình xây dựng phát triển phần mềm phổ biến
3.1. Mô hình chữ V – V Shaped Model
Mô hình chữ V khá được ưa chuộng sử dụng bởi toàn bộ quá trình được chia thành 2 giai đoạn, nhờ đó Developer có thể dễ dàng quản lý. Mỗi giai đoạn sẽ có các mục tiêu được tiến hành song song việc phát triển và kiểm thử. Do đó, các lỗi phát sinh trong phần mềm sẽ được sớm phát hiện và xử lý.
3.2. Mô hình thác nước – Waterfall Model
Mô hình thác nước thường được sử dụng trong các chương trình phần mềm có quy mô vừa và nhỏ. Ưu điểm của Waterfall Model đó là dễ hiểu, dễ áp dụng và dễ phân công công việc. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của Waterfall Model là những sai sót thường xuất hiện sau khi đã ở giai đoạn cuối cùng của dự án. Do đó việc khắc phục, sửa lỗi cũng gặp khó khăn hơn rất nhiều.
3.3. Mô hình xoắn ốc – Spiral Model
Mô hình xoắn ốc là quy trình phát triển được sử dụng trong các dự án lớn và phức tạp. Trong Spiral Model, tất cả những rủi ro và quá trình phát triển hệ thống đều tuân theo phase. Do đó, việc kiểm soát và khắc phục những lỗi đều mang tính chất kịp thời. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của mô hình Spiral Model đó là chi phí cao. Đồng thời Spiral Model yêu cầu thời gian dài và kỹ năng tốt để có thể đánh giá rủi ro.
Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về các bước và một số mô hình phát triển phần mềm phổ biến hiện nay. Tùy thuộc vào hệ thống và tình trạng dự án lớn hay nhỏ mà bạn có thể lựa chọn quy trình phát triển phần mềm phù hợp. Nếu có bất cứ ý kiến đóng góp nào trong quá trình thực hiện bạn có thể liên hệ với Got It để được giải đáp nhé.
- Tìm hiểu thêm: Kiến trúc phần mềm là gì?