Functional Testing là gì có lẽ không còn là xa lạ trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Tuy nhiên có rất nhiều bạn còn nhầm lẫn Functional Testing với Unit Testing. Đồng thời họ còn chưa thực sự nắm được các bước thực hiện Functional Testing như thế nào. Đừng bỏ lỡ bài viết sau, Got It sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời chi tiết nhất nhé.
Functional Testing là gì?
Functional Testing (kiểm thử chức năng) là một trong các quy trình đảm bảo chất lượng nằm trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Ngoài ra, Functional Testing còn được biết tới là loại kiểm thử hộp đen bởi mã nguồn của ứng dụng không được xem xét trong quá trình kiểm thử. Các chức năng sẽ được kiểm tra thông qua việc nhập các giá trị đầu vào và đánh giá kết quả đầu ra mà không bị ảnh hưởng bởi cấu trúc hay cài đặt bên trong của ứng dụng.
Mục đích của Functional Testing đó là kiểm thử từng chức năng của ứng dụng. Qua đó có thể kiểm tra các yêu cầu chức năng đã đề xuất trước đó có đạt hay không. Nhờ có Functional Testing mà bạn có thể tránh được những việc kiểm thử dư thừa các chức năng không cần thiết. Đồng thời giúp ngăn chặn nhiều lỗi xuất hiện cùng một thời điểm.
Những kỹ thuật thường dùng trong kiểm thử chức năng bao gồm:
- User Navigation Testing: Kiểm thử điều hướng người dùng.
- Transaction Screen Testing: Kiểm thử thao tác trên màn hình.
- Transaction Flow Testing: Kiểm thử luồng thực hiện.
- Report Screen Testing: Kiểm thử màn hình báo cáo.
- Report Flow Testing: Kiểm thử luồng báo cáo.
Các bước thực hiện Functional Testing
Thông qua Functional Testing, nhóm tester hoặc QA có thể đảm bảo chức năng phần mềm đạt chất lượng tốt nhất theo đúng thông số kỹ thuật của người dùng đề xuất ban đầu. Để tiến hành kiểm thử chức năng bạn có thể thực hiện theo 6 bước sau:
- Bước 1: Xác định các chức năng mà phần mềm chuẩn bị làm.
- Bước 2: Xác định bộ dữ liệu đầu vào dựa trên thông số kỹ thuật chức năng.
- Bước 3: Xác định bộ dữ liệu đầu ra dựa trên thông số kỹ thuật chức năng.
- Bước 4: Tiến hành viết và triển khai các trường hợp kiểm thử.
- Bước 5: So sánh kết quả đầu ra với kết quả thực tế.
- Bước 6: Đánh giá kết quả vừa so sánh xem đã phù hợp với yêu cầu hay không.
Functional Testing có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác nhận chất lượng và chức năng của phần mềm đã đạt yêu cầu hay chưa. Hi vọng với những thông tin mà Got It chia sẻ ở bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Functional Testing là gì và cách thực hiện Functional Testing sao cho đạt kết quả cao nhất.
[…] Functional Testing (Kiểm thử chức năng) […]