Front-end developer được biết đến là chuyên gia về giao diện người dùng. Họ có vai trò quan trọng đối với sự thành công của mỗi trang web. Vậy, Front-end developer là gì? Front-end developer cần những kỹ năng nào? Hãy cùng Got It tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Mục lục
1. Front-end developer là gì?
Front-end developer là người trực tiếp xây dựng thành phần giao diện, hay các yếu tố liên quan đến tương tác với người dùng của một sản phẩm công nghệ. Để làm được điều này, Front-end developer phải thành thạo 3 ngôn ngữ lập trình là HTML, CSS và JavaScript.
Đôi khi, Front-end developer còn được gọi là “client-side developer” để phân biệt với Back-end developer. Front-end developer thiết kế thành phần giao diện từ máy khách. Trong khi đó, Back-end developer làm việc từ máy chủ, giúp các yếu tố giao diện đó hoạt động trên trình duyệt web.
Những kỹ năng cần có của một Front-end developer chuyên nghiệp
2. Những kỹ năng cần thiết cho Front-end developer là gì?
Để trở thành một Front-end developer, bạn cần tích lũy rất nhiều kỹ năng. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng mà các Front-end developer nhất định phải có.
2.1. HTML và CSS
Thuần thục 2 ngôn ngữ HTML và CSS là kỹ năng bắt buộc phải có đối với các Front-end developer. Bởi vì, công việc hàng ngày của một Front-end developer chính là ngồi coding HTML/CSS. Không có kiến thức về 2 ngôn ngữ này, bạn sẽ không thể tạo ra được giao diện cho trang web.
Chính vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một Front-end developer, bạn cần phải sử dụng thành thạo HTML/CSS. Bạn phải biết cách mã hóa với 2 ngôn ngữ này để đưa các yếu tố front-end hiển thị trên trình duyệt.
2.2. JavaScript và jQuery
JavaScript (JS) là một ngôn ngữ lập trình rất quan trọng đối với các Front-end developer. JS cho phép Front-end developer thêm các tính năng tương tác vào trang web, giúp giao diện trở nên trực quan và hấp dẫn hơn. Chẳng hạn như trò chơi trực tuyến, bản đồ update theo thời gian thực hay các bộ phim tương tác.
jQuery là một thư viện thu nhỏ của ngôn ngữ JavaScript. Nhờ jQuery, lập trình viên có thể tạo ra các tương tác như countdown timers dễ dàng hơn.
2.3. Front-end frameworks
Các Front-end framework có tác dụng tăng tính chính xác và rút ngắn thời gian thiết kế web. Do đó, một Front-end developer chuyên nghiệp phải biết cách sử dụng các Front-end framework. Một số Front-end framework phổ biến hiện nay là: Bootstrap (của Twitter), AngularJS (của Google) hay React (của Facebook).
2.4. CSS Preprocessors
Đây là một yếu tố giúp Front-end developer tăng tốc độ mã hóa với ngôn ngữ CSS. CSS Preprocessors bổ sung chức năng cho CSS, giúp việc mã hóa CSS trở nên dễ dàng hơn. CSS Preprocessors được sử dụng nhiều nhất là SASS và LESS.
2.5. Sử dụng CMS
Content Management Systems (CMS), tạm dịch là hệ thống quản lý nội dung. Phần lớn các trang web hiện nay đều được xây dựng trên một CMS. CMS được dùng phổ biến hiện nay là WordPress (chiếm khoảng 60%). Tiếp đến là các CMS Drupal, Joomla và Magento.
2.6. Thiết kế trên nền tảng Mobile
Hiện nay, hầu hết mọi người đều truy cập internet từ các thiết bị di động (Mobile). Vì thế, các Front-end developer cần có kỹ năng thiết kế trang web tương thích với nền tảng Mobile.
Front-end developer phải tạo ra các thiết kế dành riêng cho thiết bị Mobile như smartphone, IPad… Bởi vì, giao diện người dùng hiển thị trên điện thoại hoàn toàn khác với giao diện trên máy tính để bàn.
Ví dụ, trang web hiển thị trên máy tính cần có đồ họa lớn và các tương tác được thiết kế để người dùng thao tác bằng chuột và bàn phím. Còn, trang web trên điện thoại sẽ tối ưu hóa các tương tác bằng cảm ứng.
3. Các công cụ hỗ trợ Front-end developer là gì?
Các công ty công nghệ đã cho ra mắt rất nhiều công cụ hỗ trợ phát triển Front-end. Dưới đây là một số công cụ giúp Front-end developer tạo ra giao diện người dùng hấp dẫn hơn.
3.1. CodeKit
Công cụ này hỗ trợ biên dịch nhiều ngôn ngữ và tự động đồng bộ hóa các trình duyệt. Nó có thể hoạt động trên mọi thiết bị mà không cần plugin.
Các tính năng của CodeKit bao gồm:
- Có thể truy cập trong một UI sạch mà không có bất kỳ tập lệnh nào
- Hoạt động trên mọi thiết bị, đồng bộ hóa với tất cả các loại trình duyệt và không yêu cầu cài đặt
- Biên dịch được nhiều ngôn ngữ như Stylus, Sass, Less, CSS, TypeScript, JavaScript, Slim, Pug, Haml, ES6, JSON…
3.2. Angular
Angular là một công cụ Front-end framework do Google cung cấp. Nó có khả năng đáp ứng nhu cầu dữ liệu lớn bằng cách tạo mô hình dữ liệu trên RxJS, Immutable.js và push-model.
Angular có một số đặc điểm cơ bản như:
- Miễn phí, mã nguồn mở và được nhiều web developer sử dụng
- Hỗ trợ xây dựng các ứng dụng Internet RICH
- Cung cấp các lựa chọn để viết ứng dụng client-side bằng JavaScript
- Tự động quản lý JavaScript code phù hợp với mọi trình duyệt
3.3. Sublime Text
Đây là một công cụ hỗ trợ soạn thảo mã nguồn đa nền tảng. Nó là một công cụ hỗ trợ phát triển Front-end với nhiều ngôn ngữ lập trình.
Công cụ Sublime Text có các tính năng chính sau:
- Cho phép chuyển các tương tác giống nhau sang nhiều khu vực
- Cung cấp API plugin dựa trên ngôn ngữ Python
- Hỗ trợ Front-end developer đưa ra các tùy chọn chính xác cho dự án
- Tương thích với nhiều ngữ pháp ngôn ngữ từ TextMate
3.4. Foundation
Đây là một Front-end framework có thể tương thích với mọi thiết bị. Nó giúp cho việc thiết kế các trang web, ứng dụng và email trở nên đơn giản trên tất cả các nền tảng.
Foundation có một số tính năng nổi bật như:
- Tùy chỉnh các yếu tố về màu sắc, font chữ và column size trên bản thiết kế
- Phát triển Swift và page load
- Tối ưu hóa trên nền tảng thiết bị di động
- Phù hợp với các web developer ở mọi cấp độ
Trên đây là Got đã giới thiệu Front-end developer là gì cũng như các kỹ năng cần có của một Front-end developer. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn có được cái nhìn toàn diện hơn về khái niệm Front-end developer là gì khi theo đuổi con đường thiết kế web chuyên nghiệp.