Các design pattern thông dụng trong JavaScript

Các design pattern thông dụng không còn là công cụ xa lạ với giới lập trình viên. Nhờ có chúng, developer tạo được các mã code có thể bảo trì, khả dụng và dễ tái sử dụng, đặc biệt đối với các ứng dụng lớn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về 4 loại design pattern phổ biến trong JavaScript. 

Tìm hiểu các design pattern thông dụng

1. Định nghĩa và chức năng của design pattern

1.1. Thế nào là design pattern? 

Design pattern (mẫu thiết kế) là thuật ngữ dùng để chỉ giải pháp xử lý các vấn đề thường gặp khi thiết kế phần mềm trong lập trình hướng đối tượng. Các design pattern là sản phẩm của quá trình nghiên cứu và đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn của những lập trình viên đã thực hành trước đó. Chúng được coi như một bộ tài liệu tổng hợp để các developer đi sau có thể sử dụng trong quá trình xây dựng và phát triển phần mềm của mình. 

1.2. Vai trò của design pattern

Thay đổi là yếu tố chắc chắn sẽ xảy ra trong quá trình phát triển phần mềm. Và nhiệm vụ của design pattern chính là cung cấp các mẫu thiết kế có sẵn để lập trình viên có thể áp dụng vào việc xây dựng và giải quyết các thay đổi gây ảnh hưởng đến phần mềm. 

Nhờ có design pattern, bạn dễ dàng loại bỏ những vấn đề có tính chất giống nhau và lặp lại khi lập trình. Tính chính xác và tối ưu của design pattern đã được kiểm chứng trong những tình huống cụ thể, giúp việc tìm hướng giải quyết vấn đề trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bạn sẽ không cần phải lo lắng về các rủi ro có thể gặp phải nếu thử giải pháp mới. 

Bên cạnh đó, lập trình viên có thể liên tục tái sử dụng các design pattern để mở rộng, nâng cấp và bảo trì cho phần mềm của mình cho phù hợp với yêu cầu của dự án. Design pattern cũng giúp việc đọc và hiểu code dễ dàng hơn. 

2. Các design pattern thông dụng trong JavaScript 

Design pattern phù hợp với nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, trong đó có JavaScript. Dưới đây là 4 mẫu design pattern được viết bằng JavaScript được sử dụng phổ biến nhất hiện nay: 

2.1. Module Design Pattern

Đây là những mẫu thiết kế được ứng dụng để giữ cho các đoạn code tách biệt với những thành phần khác. Nhờ kết nối rời rạc mà đoạn code sẽ có cấu trúc tốt hơn. Module được coi là lớp JavaScript. Mỗi lớp có vai trò bảo vệ các hành động và trạng thái tránh khỏi sự truy cập từ các lớp khác. Module pattern cho phép truy cập theo 2 cấp độ là công khai và riêng tư.

2.2. Observer Pattern

Sẽ có thời điểm một thành phần bất kỳ của ứng dụng bị thay đổi và các thành phần khác cần phải cập nhật mới. Trong AngularJS, khi đối tượng $scope được cập nhật, ngay lập tức một sự kiện có thể kích hoạt để phát thông báo về sự thay đổi đó đến một đối tượng phụ thuộc khác. 

Một minh chứng rõ ràng cho chức năng của Observer Pattern chính là kiến trúc MVC (Model – View – Controller). Khi Model thay đổi thì View cũng tự động được cập nhật.   

Nguyên lý hoạt động của Observer Design Pattern

2.3. Prototype Design Pattern

Loại design pattern này được ứng dụng để khởi tạo các đối tượng trong các trường hợp đòi hỏi hiệu suất cao. Một đối tượng gốc sẽ được sử dụng làm khuôn mẫu để tạo ra những bản sao đối tượng mới. Việc sử dụng Prototype sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho lập trình viên. Bạn không cần phải tự mình thực hiện thao tác cơ sở dữ liệu mà có thể tận dụng đối tượng đã sao chép trước đó. 

Nguyên lý hoạt động của Prototype Design Pattern
Nguyên lý hoạt động của Prototype Design Pattern

2.4. Singleton Design Pattern

Một Singleton chỉ được phép khởi tạo duy nhất một lần, nhưng có thể cho ra nhiều bản sao ảo cho cùng một đối tượng. Mẫu thiết kế này kiểm soát việc tạo đối tượng trên các máy tính. Các bản sao sẽ tự động được trả về sau khi đối tượng đầu tiên được tạo ra. 

Lấy ví dụ với máy in văn phòng. Khi 10 nhân viên trong phòng dùng chung 1 cái máy in thì cả 10 máy tính sẽ chia sẻ chung các bản sao với nhau.

Ví dụ với Singleton Design Pattern
Ví dụ với Singleton Design Pattern

Trước khi bắt tay vào thiết lập một ứng dụng bất kỳ, bạn đừng quên nghiên cứu kỹ lưỡng về các yếu tố cần thiết và cách thức chúng tương tác với nhau. Module, Observer, Prototype hay Singleton, mỗi kiểu mẫu thiết kế đều có các tính năng riêng biệt mà bạn có thể tận dụng trong quá trình xây dựng phần mềm của mình.

Để hiểu kỹ hơn về các design pattern thông dụng trong JavaScript, bạn hãy trực tiếp vận dụng chúng trong các tình huống thực tế và so sánh hiệu quả nhé. Theo dõi Got It Vietnam để đón đọc nhiều thông tin bổ ích.

Tìm hiểu thêm: Các cách lập trình hướng đối tượng trong JavaScript

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
February 07, 2021
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Eclipse là gì? Hướng dẫn cài đặt Eclipse chi tiết nhất

Eclipse là gì? Hướng dẫn cài đặt Eclipse chi tiết nhất

Eclipse luôn nằm trong top những IDE tốt nhất dành cho lập trình viên. Có thể các bạn quan tâm đến IT đã ít nhất một lần nghe đến cái tên này. Vì vậy, ở bài viết này, Got It sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về Eclipse là gì? Những ưu […]
Hai năm trưởng thành cùng PhotoStudy của chàng kỹ sư Frontend

Hai năm trưởng thành cùng PhotoStudy của chàng kỹ sư Frontend

Là thành viên của Got It được 545 ngày, Sơn đã có 544 ngày đảm nhiệm vai trò kỹ sư Frontend của team PhotoStudy. Ở một team có nền móng lâu đời, với sản phẩm ổn định, gặt hái được nhiều thành công, một Frontend Engineer trẻ như Sơn hẳn sẽ có nhiều trải nghiệm […]
4 khóa học lập trình hướng đối tượng miễn phí cho người mới

4 khóa học lập trình hướng đối tượng miễn phí cho người mới

Nếu bạn muốn theo nghề IT thì sớm muộn cũng phải học lập trình hướng đối tượng. Đây là một kiến thức cơ bản, bắt buộc phải biết. Bài viết sẽ chia sẻ với bạn 4 khóa học miễn phí, phù hợp với người mới bắt đầu. Tìm hiểu thêm: Bài tập ôn luyện Lập […]
Phương pháp lập trình hướng đối tượng và các ưu, nhược điểm

Phương pháp lập trình hướng đối tượng và các ưu, nhược điểm

Từ lâu phương pháp lập trình hướng đối tượng đã không còn xa lạ với các lập trình viên. Bài viết sẽ chia sẻ với các bạn một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này. Tìm hiểu thêm: Bài tập ôn luyện Lập trình hướng đối tượng từ cơ bản đến nâng […]
4 khái niệm bạn phải biết khi lập trình hướng đối tượng

4 khái niệm bạn phải biết khi lập trình hướng đối tượng

Lập trình hướng đối tượng (Object-oriented programming) là một phương pháp quen thuộc đối với các chuyên gia phát triển phần mềm. Sau đây là 4 khái niệm bạn bắt buộc phải biết để hiểu về lập trình hướng đối tượng. Mục lục1. Class (Lớp)2. Objects (Đối tượng)3. Attributes (Thuộc tính)4. Methods (Phương thức) 1. […]
Những cách lấy giá trị checkbox bằng JavaScript đơn giản nhất

Những cách lấy giá trị checkbox bằng JavaScript đơn giản nhất

Làm sao để lấy giá trị checkbox bằng JavaScript? Nhiều bạn khi bắt đầu học lập trình web rất hay phân vân câu hỏi này. Đây là một trong những tác vụ quan trọng giúp người dùng tương tác với website. Hãy cùng tìm Got It hiểu cách lấy giá trị checkbox khi sử dụng […]