Bạn có biết chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Hệ quản trị cơ sở dữ liệu không còn quá xa lạ với những bạn lập trình hay IT. Tuy nhiên bạn đã hiểu về nó chưa? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn câu trả lời cụ thể và xác đáng nhất.
Mục lục
1. Chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có thể hiểu là một hệ thống được thiết kế để quản lý một lượng lớn thông tin. Cũng có thể là quản lý dữ liệu một cách khoa học có trật tự hệ thống và tự động. Các thao tác quản lý bao gồm thêm, lưu trữ thông tin, sửa, xóa và tìm kiếm trong một nhóm dữ liệu nhất định.
Cụ thể, chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu gồm có cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu, cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu, và cung cấp công cụ điều khiển truy cập vào CSDL.
1.1. Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu:
Người dùng sẽ được cấp một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu để mô tả, khai báo kiểu dữ liệu và các cấu trúc dữ liệu.
1.2. Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu:
Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp cho người dùng ngôn ngữ thao tác dữ liệu để diễn tả các yêu cầu. Thao tác dữ liệu gồm: cập nhật (thêm, sửa, xóa dữ liệu) và khai thác (tìm kiếm, truy xuất dữ liệu).
1.3. Cung cấp công cụ điều khiển truy cập vào CSDL:
Nhằm đảm bảo thực hiện một số yêu cầu cơ bản của hệ cơ sở dữ liệu. Bao gồm các công việc: đảm bảo an ninh, phát hiện và ngăn chặn hành động truy cập bất hợp pháp. Đồng thời duy trì tính nhất quán của dữ liệu, điều khiển và tổ chức các hoạt động truy cập. Đôi khi sẽ khôi phục CSDL khi có sự cố liên quan đến phần cứng hay phần mềm và quản lý chi tiết các mô tả dữ liệu.
- Tìm hiểu thêm: Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay
2. Những ai sẽ làm việc với hệ cơ sở dữ liệu
– Những người quản trị cơ sở dữ liệu: Thực hiện các hoạt động quản lý tài nguyên. Đôi khi là cấp phát quyền truy cập, cấp phần mềm, phần cứng, cài đặt CSDL vật lý và duy trì hoạt động của hệ thống.
– Nhân viên lập trình ứng dụng: Sẽ xây dựng các chương trình ứng dụng nhằm đáp ứng các nhu cầu khai thác của người dùng.
– Người dùng cuối: Thường được phân nhóm để truy cập và khai thác các thông tin khác nhau từ CSDL.
3. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu
Có 3 bước để xây dựng cơ sở dữ liệu đó là:
Bước 1: Khảo sát
- Tìm hiểu yêu cầu quản lý CSDL
- Xác nhận và phân tích dữ liệu cần lưu trữ
- Phân tích các chức năng cần có của hệ thống khai thác thông tin nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra
- Xác định khả năng của phần cứng và phần mềm có thể khai thác, sử dụng
Bước 2: Thiết kế
- Thiết kế CSDL
- Lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu để triển khai
- Xây dựng hệ thống chương trình để ứng dụng
Bước 3: Thử nghiệm, kiểm tra
Nhập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu và tiến hành chạy thử. Nếu hệ thống đáp ứng đầy đủ yêu cầu đưa ra thì đưa vào sử dụng. Ngược lại, nếu hệ thống còn lỗi thì cần rà soát và khắc phục lỗi.
Tóm lại, tất cả các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đều có các chức năng cốt lõi là lưu trữ, truy xuất và cập nhật dữ liệu. Hy vọng với những thông tin mà Got It cung cấp ở trên, bạn đã nắm được các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu
- Tìm hiểu thêm: MySQL là gì? Tìm hiểu hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
Xem thêm về cơ hội làm việc ở Got It tại: https://jobs.lever.co/gotit/
[…] Hệ quản trị cơ sở dữ liệu giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát các nguồn thông tin dữ liệu. Dưới đây là một số vai trò chính của hệ quản trị CSDL: […]
[…] Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu […]