QA là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất. Vậy bộ phận QA là gì và có nhiệm vụ như thế nào? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Mục lục
Bộ phận QA là gì?
QA là viết tắt của từ Quality Assurance, chỉ người có nhiệm vụ giám sát, quản lý chất lượng của việc xây dựng một hệ thống, quy trình sản xuất của công ty theo tiêu chuẩn chất lượng nhất định.
QA sẽ chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ trong tất cả các giai đoạn, từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế,… cho đến khâu sản xuất ra sản phẩm cuối cùng và bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, chăm sóc khách hàng. Mục đích công việc của QA nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc và mang lại lợi nhuận cho công ty và hạn chế các chi phí thất thoát.
Công việc chính của bộ phận QA
- Thiết lập và xây dựng các quy trình về hệ thống quản lý chất lượng
- Đề xuất quy trình phát triển sản phẩm phù hợp với từng yêu cầu cụ thể của dự án thông qua việc áp dụng các quy trình, tiêu chuẩn quản lý chất lượng
- Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng hàng năm của công ty để đề xuất những điều chỉnh, thay đổi sao cho phù hợp với từng sản phẩm
- Đánh giá chất lượng các nhà cung cấp, các nhà thầu đang hợp tác với công ty
- Đào tạo các bộ phận có liên quan trong việc áp dụng hệ thống, tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thực tế sản xuất của công ty
Các kỹ năng cần thiết của nhân viên QA
Tỉ mỉ, thận trọng
Kỹ năng quan sát và tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ nhất là kỹ năng quan trọng nhất của một QA bởi chỉ cần một sự cố nhỏ xảy ra có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất. Chính vì vậy, họ vừa phải bao quát tổng thể bên ngoài, vừa phải tập trung vào các chi tiết để không bỏ sót bất kỳ lỗi nào.
Tính kiên nhẫn và chịu trách nhiệm
Muốn trở thành một QA giỏi, bạn phải kiên nhẫn trong mọi tình huống. Nếu bạn vội vã thông qua các test case sẽ dẫn đến những sai sót và kết quả không chính xác. Nếu không may mắc lỗi, hãy thừa nhận và cố gắng không lặp lại nữa.
Giao tiếp tốt và luôn luôn học hỏi
Là một QA, bạn luôn phải trao đổi và giao tiếp với mọi người để đảm bảo hiểu rõ vấn đề, yêu cầu của các dự án và giải thích các bước mô tả vấn đề. Ngoài ra, bạn cần không ngừng học hỏi để bắt kịp các xu hướng công nghệ mới nhất và có cơ hội thăng tiến trong công việc.
Quản lý thời gian
Công việc của một QA sẽ thực hiện kiểm tra tất cả các công đoạn nhưng mỗi công đoạn lại mất một khoảng thời gian khác nhau. Chính vì vậy, hãy đưa ra mức độ ưu tiên đối với công việc mình làm trong ngày và quản lý thời gian một cách hiệu quả.Với những thông tin mình chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn muốn tìm hiểu và lựa chọn làm việc trong bộ phận QA để phát triển sự nghiệp trong tương lai.