Cùng với sự phát triển của lĩnh vực lập trình phần mềm, Microservice là gì đang dần trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu bạn là một người đam mê công nghệ, thì đừng bỏ qua những thông tin liên quan đến kiểu mô hình kiến trúc này trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Khái niệm Microservice là gì?
Microservice được biết đến là một mô hình kiến trúc, phân chia dự án phần mềm thành nhiều service (dịch vụ) nhỏ tồn tại độc lập. Điều này đồng nghĩa với việc mọi hoạt động xử lý, lưu trữ và yêu cầu dữ liệu đều riêng biệt.
2. Vì sao nên lựa chọn mô hình kiến trúc Microservice?
- Hoạt động độc lập, linh hoạt, có tính chuyên biệt cao: Do không bị ràng buộc bởi những yêu cầu chung, nên mỗi service nhỏ có thể tự do lựa chọn công nghệ, nền tảng phù hợp.
- Nâng cao khả năng xử lý lỗi: Với mô hình này, một service bất kỳ nào gặp lỗi sẽ không gây ra ảnh hưởng đối với những bộ phận còn lại. Việc khắc phục lỗi trên quy mô hẹp cũng sẽ được tiến hành một cách dễ dàng.
- Thuận tiện trong nâng cấp, mở rộng: Tương tự như trường hợp xử lý lỗi, việc nâng cấp, bảo trì service hoàn toàn độc lập sẽ không làm gián đoạn quá trình vận hành của cả phần mềm. Nhờ vậy, những phiên bản mới có thể được cập nhật thường xuyên.
- Đơn giản hóa trong quản lý và kiểm thử: Với từng service nhỏ, các bước quản lý, tính toán và kiểm soát, xử lý lỗi sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn so với cả phần mềm.
3. Các nhược điểm của kiến trúc Microservice là gì?
- Rời rạc, khó kiểm soát thống nhất: Trong trường hợp dự án quá lớn, số lượng service nhiều, chia nhỏ rời rạc, thiếu tính liên kết. Cùng với cách thức liên kết thông tin giữa qua môi trường mạng, việc trao đổi giữa các service càng trở nên khó khăn. Đôi khi, các lỗi kết nối cũng có thể xảy ra khiến việc trao đổi này bị gián đoạn.
- Tính chính xác và bảo mật của dữ liệu: Việc liên tục di chuyển qua các database khác nhau sẽ khiến dữ liệu bị đảo lộn, không còn nguyên vẹn, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ an ninh, bị đánh cắp.
- Gây khó khăn trong quá trình mở rộng, phát triển: Khi phần mềm được phát triển với quy mô lớn hơn, số lượng service cũng trở nên nhiều hơn. Các lập trình viên không chỉ mất thời gian tính toán chính xác kích thước của từng service, mà còn gặp khó khăn khi sử dụng những công cụ hỗ trợ tự động mã nguồn mở bên ngoài khác.
4. Những yêu cầu bắt buộc khi phát triển phần mềm theo kiến trúc Microservice?
Để phát triển một phần mềm theo mô hình kiến trúc Microservice, lập trình viên cần đảm bảo một số yếu tố chính như sau:
- Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu (database) độc lập.
- Xác định kích thước service phù hợp.
- Đề ra vai trò, chức năng cụ thể, riêng biệt cho từng service.
Việc phát triển một phần mềm theo mô hình kiến trúc Microservice chưa bao giờ là điều đơn giản. Do đó, bạn hãy bắt đầu bằng việc nắm chắc những vấn đề cơ bản như Microservice là gì và hiểu rõ ưu nhược điểm cụ thể, để có thể vận dụng vào viết chương trình thực tế trong tương lai.