Việc viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV đóng vai trò rất quan trọng với mỗi ứng viên khi đi xin việc. Nó thể hiện bạn là người có thể tự đánh giá những ưu, khuyết điểm của bản thân. Vậy, trình bày chúng trong CV như thế nào là khéo léo và hiệu quả? Cùng Got It tìm hiểu ngay sau đây.
Mục lục
Cách viết điểm mạnh trong CV chinh phục nhà tuyển dụng
Mỗi người đều sẽ có những thế mạnh riêng làm sự khác biệt của chính họ. Khi trình bày điểm mạnh, bạn cần sắp xếp chúng một cách hợp lý. Điều này sẽ giúp cho các điểm mạnh quan trọng trở nên nổi bật hơn. Các lưu ý bạn cần nhớ khi thể hiện điểm mạnh của mình là:
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng. Điều này giúp vừa thể hiện sự thành thật vừa không làm cho người đọc khó hiểu hay mất thiện cảm.
- Hãy nghiên cứu đầy đủ và cẩn thận về những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra để biết được đâu là kỹ năng họ muốn ứng viên phải có. Sau đó, hãy viết những ưu điểm của bản thân liên quan đến những yêu cầu này để nhằm gây ấn tượng.
- Tài lẻ và sở trường trong CV cũng được gọi là một thế mạnh mà bạn có thể lấy lòng nhà tuyển dụng. Thậm chí, nó còn được chú ý đến nhiều hơn vì dựa vào đó, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn đa dạng hơn về ứng viên của mình. Vì vậy, đừng ngại giấu các tài lẻ hay những năng khiếu sở trường trong CV nhé.
- Ngoài kỹ năng chuyên môn, bạn cũng có thể thêm vào CV một số điểm mạnh như kỹ năng viết lách, đạo đức nghề nghiệp tốt, chịu được áp lực cao trong công việc, thuyết trình giỏi, giao tiếp tốt,…
- Trình bày các ưu điểm cần gắn với công việc, không nên viết lan man vì điều này có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không đáng tin.
Cách trình bày điểm yếu trong CV khéo léo và hiệu quả
Điểm yếu chính là những nhược điểm, điểm khuyết của bản thân mỗi cá nhân. Việc lựa chọn điểm yếu cần phải thật tinh tế để liệt kê chúng trong CV, bạn vẫn có thể tỏa sáng. Những kinh nghiệm sau đây có thể giúp bạn:
- Dù có thành thật đi chăng nữa thì bạn cần tiết chế một cách hợp lý khi nêu ra các yếu điểm trong CV.
- Chỉ nên lựa chọn tối đa 3 nhược điểm để ghi vào phần điểm yếu trong CV.
- Hãy lựa chọn những điểm yếu không hoặc ít ảnh hưởng đến chất lượng công việc tại vị trí bạn ứng tuyển. Nếu một trong các nhược điểm của bạn có thể ảnh hưởng đến công việc, hãy khéo léo thêm vào đó cách bạn đang cố gắng khắc phục nhược điểm đó như thế nào.
- Một số điểm yếu bạn có thể tham khảo để ghi vào CV của mình chính là: kỹ năng, trình độ chuyên môn chưa tốt, có những thói quen tiêu cực, có mối quan hệ với bạn bè hạn chế,…
Bên trên là những thông tin giúp bạn có thể hoàn thiện phần tự đánh giá bản thân trong CV một cách khéo léo và hiệu quả. Vì vậy, hãy áp dụng chúng để viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV của mình. Tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của Got It để có thêm những thông tin hữu ích khác bạn nhé!